Bài 2 : Giữ lời hứa
I. MỤC TIÊU:
1, Về kiến thức:
- Học sinh hiểu: Thế nào là giữ lời hứa ?
Vì sao phải giữ lời hứa ?
2, Về kĩ năng, hành vi:
- Sau khi học xong bài đạo đức, học sinh biết giữ lời hứa với mọi người.
- Biết ứng xử đúng trong các tình huống có liên quan đến bài đạo đức.
- HS tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa, có trách nhiệm về lời hứa của mình với người khác.
3, Về thái độ:
- HS biết quý trọng những người biết giữ lời hứa.
- HS không đồng tình với những người thất hứa.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1, Giáo viên: Tranh minh họa truyện “Chiếc vòng bạc”.
Bảng phụ ghi rõ tình huống ở phần bài tập.
Vở bài tập Đạo Đức 3.
2, Học sinh: SGK & VBT Đạo Đức 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 16233 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn đạo đức lớp 3 bài 2: Giữ lời hứa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a mình. Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài “Giữ lời hứa” để hiểu thế nào là giữ lời hứa và vì sao lại phải giữ lời hứa nhé
¶ GV viết tên bài lên bảng.
- Lắng nghe
2, Hoạt động 1: Thảo luận truyện “Chiếc vòng bạc” (10’)
2.1 Mục tiêu: HS biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
2.2 Cách tiến hành:
¶GV kể chuyện (vừa kể vừa minh họa bằng tranh)
- GV treo tranh minh họa và nói:“ Bây giờ cô sẽ kể cho cả lớp nghe câu chuyện “ Chiếc vòng bạc”. Câu chuyện này nói về tấm gương Bác Hồ giữ lời hứa. Các em hãy chú ý lắng nghe cô kể nhé” GV kể chuyện.
¶ GV cho HS thảo luận để trả lời các câu hỏi:
“ Các con vừa được nghe cô kể chuyện “ Chiếc vòng bạc”, vậy bây giờ,nhớ lại truyện cô vừa kể, kết hợp với câu chuyện trong sách, bạn nào cho cô biết:
- Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa nhỉ?
“À, đúng rồi, sau 2 năm đi xa, Bác vãn nhớ lời em bé, đó là muốn Bác mua cho chiếc vong bạc. Và Bác đã không quên mong muốn của em bé đúng không nào?
- Vậy em bé và mọi người trong truyện cảm thấy như thế nào trước việc làm của Bác Hồ?
“À, vậy việc làm ấy đã thể hiện điều gì mà lại khiến mọi người cảm động và kính phục như vậy nhỉ ?”
- Thế qua câu chuyện này các con rút ra được bài học gì nào?
- Vậy ai có thể cho cô và các bạn biết thế nào là giữ lời hứa không nhỉ?
“ Giữ lời hừa là thực hiện những điều mà mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác.”
- Vậy các con có biết, nếu là 1 người biết giữ lời hứa thì sẽ được mọi người đánh giá như thế nào nhỉ?
Kết luận: Các con thấy đấy, tuy bận rộn nhiều công việc nhưng Bác Hồ đã không quên lời hứa của mình với 1 em bé, dù đã qua 1 thời gian dài. Bác đã khiến mọi người rất cảm động và kính phục.
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy mỗi người cần phải biết giữ lời hứa, phải thực hiện đúng lời mình đã nói, hứa hẹn với người khác. Có như vậy mới được mọi người xung quanh tin cậy, tin tưởng, yêu quý và noi theo.
- HS lắng nghe GV kể chuyện
- Lắng nghe
- Bác lấy ra 1 chiếc vòng bạc trắng tinh từ trong túi trao cho em bé.
- Việc làm của Bác khiến mọi người cảm động rơi nước mắt.
- Việc làm ấy đã thể hiện Bác là nguwoif biết giữ lời hứa.
- Cần phải giữ lời hứa.
- Giữ lời hứa là thực hiện điều mình đã nói với người khác.
- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người yêu quý.
- Lắng nghe
3, Hoạt động 2: Xử lý tình huống (14 ’):
3.1 Mục tiêu: HS biết được vì sao phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
3.2 Cách tiến hành:
¶ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Bây giờ các con hãy làm việc theo nhóm 4, làm bài tập 2 trong sách bài tập, trang 6. Trong bài có 2 tình huống được đưa ra. Nhiệm vụ của các con là hãy cùng nhau thảo luận trong 5’ để tìm ra cách xử lý tình huống hợp lý nhất. Bên tay trái cô, các con sẽ xử lý tình huống 1 và bên tay phải cô là tình huống 2.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn 2 tình huống lên bảng. Trong lúc HS thảo luận,
¶ HS thảo luận
- GV quan sát và hướng dẫn (nếu cần).
¶ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận bằng lời:
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày.
¶ Thảo luận cả lớp: GV hỏi:
- Con có đòng tình với cách giải quyết của bạn không? Vì sao?
- Theo con, Tiến sẽ nghĩ gì nếu không thấy Tân sang nhà mình học như đã hứa?
- Thế còn Hằng thì sao? Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dán trả lại truyện khi đã làm rách?
- Cần làm gì khi không giữ được lời hứa của mình với người khác nhỉ?
¶Kết luận:
Qua 2 tình huống trên, các con thấy Tiến và Hằng sẽ cảm thấy không vui, không bằng lòng và có thể mất lòng tin khi bạn không giữ đúng lời hứa với mình. Vì vậy:
TH1: Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn: xem phim xong sẽ sang học cùng bạn, để bạn khỏi chờ.
TH2: Thanh cần dán trả lại truyên cho Hằng và xin lỗi bạn.
Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác. Khi vì 1 lý do nào đốcn không thực hiện được lời hứa với người khác, cần phải xin lỗi họ và nói ro lý do.
- Lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết qur thảo luận:
TH1: Xem phim xong sẽ sang học cùng bạn
TH2: Thanh cần dán lại truyện cho Hằng và xin lỗi bạn.
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình
- Tiến sẽ cảm thấy không vui và có thể sẽ mất niềm tin ở Tân khi bạn không giữ lời hứa với mình.
- Hằng sẽ không hài lòng, sẽ chẳng dám cho ai mượn truyên nữa, vì sợ cũng giống Thanh làm rách truyện.
- Cần xin lỗi và giải thích rõ lý do.
- Lắng nghe
4, Hoạt động 3: Tự liên hệ ( 7 ’):
4.1 Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân
4.2 Cách tiến hành:
¶ GV tổ chức làm việc cả lớp, cho HS tự liên hệ:
- GV hỏi: Thời gian vừa qua con có hứa với ai điều gì không? Con cảm thấy Như thế nào khi có ( không) thực hiện được lời hứa dó?
¶ GV nhận xét:
GV nhận xét, khen những HS đã biết giữ lời hứa và nhắc nhở các em chưa thực hiện lần sau cố gắng không như thế nữa. GV nhắc HS “ Các con nhớ thực hiện đúng lời hứa của mình trong cuộc sống hằng ngày nhớ”
¶ Kết luận: Như vậy, tất cả chúng ta đều thấy khi thực hiện theo đúng theo lời mình đã hứa, chúng ta sẽ cảm thấy rất vui, rất tự hào về bản thân mình, đồng thời sẽ được mọi người quý mến, tin tưởng. Và ngược lại, nếu không giữ đúng lời hứa sẽ làm mất lòng tin của mọi người đối với mình. Vì thế, trong cuộc sống hằng ngày, các con nhớ phải luôn cố gắng thực hiện đúng điều mình đã hứa nhé.
- HS trả lời câu hỏi của GV
- Lắng nghe
- Lắng nghe
5, Nhận xét, dặn dò (4’) :
Hôm nay cô khen lớp mình học rất tốt, các con nhớ phải biết giữ lời hứa của mình với người khác. Về nhà, các con hãy tìm những tấm gương giữ lời hứa của bạn bè trong lớp hoặc trong trường nhé !
- Lắng nghe
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ ( ’):
- GV hỏi: Cần làm gì khi không thể thực hiện điều mình đã hứa với người khác ?
- Nêu những tấm gương về việc giữ lời hứa của bạn bè trong trường và ngoài trường mà em tìm được.
- HS & GV nhận xét. GV cho điểm
- Cần xin lỗi và nêu rõ lý do.
- HS nêu tấm gương về việc giữ lời hứa mà mình đã tìm được.
- Nhận xét câu trả lời của bạn, lắng nghe cô giáo nhận xét.
Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài ( ’) :
Dựa vào những kiến thức đã học về việc giữ lời hứa từ tiết trước, các con hãy vận dụng và làm những bài tập dưới đây nhé.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để làm bài tập ( ’) :
2.1 Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa và không đồng tình với những hành vi không giữ lời hứa.
2.2 Cách tiến hành:
¶ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:
- Bây giờ các con làm việc theo nhóm đôi để hoàn thành bài tập 4 trong sách trang 7 trong 3’.
¶ HS thảo luận
- GV quan sát và hướng dẫn (nếu cần).
¶ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận bằng lời:
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày
¶Kết luận: GV nêu kết quả: những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa là a,d; những hành vi không giữ lời hứa là b,c.
- Lắng nghe
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Lắng nghe
2. Hoạt động 2: Đóng vai ( ’) :
2.1 Mục tiêu: HS biết ứng xử đúng trong các tình huống có liên quan đên việc giữ lời hứa
2.2 Cách tiến hành:
¶ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:
Mỗi tổ 1 & 2 là nhóm 1, 2 tổ còn lại là nhóm 2, các con hãy cùng thảo luận và chuẩn bị đóng vai cho tình huống sau: “ Em đã hứa cùng bạn làm 1 việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai ( VD: Hứa với bạn là sẽ đi đá bóng cùng trong khi chưa làm xong bài tập về nhà), lúc đó, em sẽ xử lý tình huống đó như thế nào?
¶ HS thảo luận
- GV quan sát và hướng dẫn (nếu cần).
¶Nhóm lên đóng vai
- GV gọi các nhóm lên đóng vai để đưa ra tình huống & xử lý tình huống.
“Các con hãy cùng quan sát nhóm 1 lên đóng vai trước, hãy suy nghĩ xem các bạn đã giải quyết tình huống hợp lý chưa? Còn có cách giải quyết nào khác nữa không? ”
- HS, GV nhận xét
¶Kết luận: Trong các trường hợp như trên em cần xin lỗi bạn, giải thích lý do vì sao không thực hiện đúng như lời đã hứa và khuyên bạn không nên làm những điều sai trái.
Lắng nghe yêu câu của GV
- HS thảo luận, chuẩn bị đóng vai dưới sự gợi ý, giúp đỡ của GV
- Từng nhóm lần lượt lên đóng vai, HS không đóng vai theo dõi tình huống và cách giải quyết tình huống của nhóm bạn để nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
3 Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến ( ’):
3.1 Mục tiêu: Giúp HS có nhận thức và thái độ đúng về việc giữ lời hứa
3.2 Cách tiến hành:
Bây giờ cô sẽ có 1 bài tập nhỏ. Các con hãy bày tỏ ý kiến của mình bằng cách giơ phiếu màu theo quy ước là: Xanh – đồng tình
Đỏ - không đồng tình
Trắng – lưỡng lự
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT6, SBT trang 7 & 8
- GV cho HS bày tỏ thái độ về từng ý kiến và giải thích lý do
- Đồng tình với ý kiến b, d, đ; không đồng tình với ý kiến a, c, e
¶Kết luận GV đọc cho HS nghe một số câu ca dao, tục ngữ về giữ lời hứa:
Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Lời nói đi đôi với việc làm
Không giữ lời hứa: Lời nói gió bay
Nghe GV hướng dẫn bài
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
4. Nhận xét, dặn dò (4’) :
Qua bài học ngày hôm nay,b các em nhớ phải giữ lời hứa với mọi người xung quanh để được mọi người tin cậy và tôn trọng
Về nhà, các con hãy sưu tầm và trao đổi với các bạn trong nhóm về câu chuyện, ca dao, tục ngữ, những câu nói hay về việc giữ lời hứa nhé.
Lắng nghe
LỚP: K29A9
NHÓM: 2
BIÊN BẢN PHÂN CÔNG VÀ THEO DÕI KẾT QUẢ LÀM VIỆC
CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
I/ Nội dung công việc:
Thực hiện bài thực hành môn PPDH Đạo đức ở Tiểu học ( Soạn giáo án và thục hành giảng dạy bài “Giữ lời hứa” môn Đạo đức lớp 3).
II/ Phân công nhiệm vụ và kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm:
STT
Họ và tên
Công việc được phân công
Nhận xét kết quả làm việc (Hoàn thành nhiệm vụ/ chưa hoàn thành nhiệm vụ/ Không thực hiện nhiệm vụ)
1
Nguyễn Thị Hoàng Lan
2
Trần Thị Sinh
3
Ngô Thị Huyền Trang
4
Nguyễn Thị Thu Phương
5
Đỗ Quỳnh Nga
Thư ký
6
Phạm Thị Ngọc Huyền
7
Nguyễn Thị Hương
8
Nguyễn Thị Huyền
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2011
TRƯỞNG NHÓM THƯ KÝ
Nguyễn Thị Hoàng Lan Đỗ Quỳnh Nga
File đính kèm:
- giao an dao duc lop 2 bai giu loi hua.doc