Giáo án Môn Đạo đức Lớp 2 Tuần thứ 32

I. MỤC TIÊU:

- Học xong bài này, HS có khả năng:

- Biết cc tệ nạn x hội sẽ lm cho cuộc sống km văn minh và lịch sự.

- Có thái độ và hành vi ứng xử đung đắn khi có người dụ dỗ. Nhắc nhớ bạn bè tránh xa các tệ nạn x hội

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Nội dung một số thông tin về công ước quốc tế về quyền trẻ em

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn Đạo đức Lớp 2 Tuần thứ 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Đạo đức (DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG) MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC Ở LỚP 4 I. MỤC TIÊU: - Học xong bài này, HS cĩ khả năng: - Biết các tệ nạn xã hội sẽ làm cho cuộc sống kém văn minh và lịch sự. - Cĩ thái độ và hành vi ứng xử đung đắn khi cĩ người dụ dỗ. Nhắc nhớ bạn bè tránh xa các tệ nạn xã hội II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nội dung một số thông tin về công ước quốc tế về quyền trẻ em III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: + Em hãy kể các việc em đã làm để bảo vệ môi trường ở gia đình, ở trường lớp, ở địa phương? + Nhận xét, đánh giá 3. Bài mới Giới thiệu bài: HĐ Giáo viên Học sinh 1 HĐ nhóm 2 Nhóm cặp Những mốc quan trọng - GV phát cho HS nội dung những mốc quan trọng về Công ước + Bản Công ước về quyền trẻ em do ai chuẩn bị và soạn thảo? Trong thời gian bao lâu? + Công ước được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức thông qua ngày tháng năm nào? + Tính đến năm 1999 có bao nhiêu nước kí và phê chuẩn Công ước? Nước ta là nước thứ bao nhiêu đã phê chuẩn Công ước? Nội dung cơ bản của công ước - GV giải thích: Công ước là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập đến quyền trẻ em theo hướng tiến bộ, bình đẳng và toàn diện, mang tính pháp lý cao. Nội dung Công ước gồm 54 điều khoản. Với nội dung quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, Công ước thực sự là một văn bản hoàn chỉnh cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tất cả các nước, nếu nó được thực thi và áo dụng một cách nghiêm túc và phù hợp. Trên thực tế những năm qua, Công ước đã trở thành cơ sở cho chương trình hành động của nhiều quốc gia trên thế giới trong công tác về trẻ em. Việc Liên Hợp Quốc phê chuẩn Công ước đã khẳng định địa vị của trẻ em trong gia đình và xã hội. Trẻ em không chỉ là đối tượng được quan tâm, chăm sóc, được hưởng thụ một cách thụ động, mà chính trẻ em là chủ thể của các quyền đã nêu ra trong Công ước. - GV phát cho HS nội dung cơ bản của Công ước - HS đọc cho nhau nghe trong nhóm, tìm hiểu những mốc quan trọng cần ghi nhớ: + Bản Công ước về quyền trẻ em do Liên Hợp Quốc cùng với đại diện của 43 nước trên toàn thế giới tiến hành chuẩn bị và soạn thảo trong 10 năm (1979 – 1989) + Công ước được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989, theo Nghị định 44/25. Công ước có hiệu lực và được coi là Luật Quốc tế từ ngày 2 tháng 9 năm 1990, khi đã có 20 nước phê chuẩn + Tính đến năm 1999 đã có 191 nước kí và phê chuẩn Công ước. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn Công ước, ngày 20 tháng 2 năm 1990 - HS lắng nghe, ghi nhớ HS trao đổi nhóm cặp, tìm hiểu Công ước thể hiện tập trung vào 8 nội dung cơ bản: * Bốn nhóm quyền: + Quyền được sống còn + Quyền được bảo vệ + Quyền được phát triển + Quyền được tham gia * Ba nguyên tắc: + Trẻ em được xác định là tất cả những người dưới 18 tuổi + Tất cả các quyền và nghĩa vụ được nêu trong Công ước đều được áp dụng một cách bình đẳng cho tất cả trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử + Tất cả những hoạt động được thực hiện đều cần phải tính đến các lợi ích tốt nhất của trẻ em 4. Củng cố, dặn dò: - Tính đến năm 1999 có bao nhiêu nước kí và phê chuẩn Công ước? Nước ta là nước thứ bao nhiêu đã phê chuẩn Công ước? - GV nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • doctiet 32.doc
Giáo án liên quan