Đạo đức :
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế nầy.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.
* Kể được một số việc làm của các cơ quan LHQ ở VN.
II. CHUẨN BỊ :
+ Tranh ảnh trong SGK.
7 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức, Lịch sử, Địa lý lớp 5 - Tuần 29, 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia trò chơi
3. GV nhận xét và khen số HS chơi hay.
HĐ. 2: Triển lãm nhỏ
Mục tiêu: Củng cố bài
1. HS trưng bày tranh, ảnh đã sưu tầm được về LHQ.
- HS trưng bày theo nhóm.
2. Cả lớp cùng đi xem và thảo luận.
- HS thảo luận và nêu ý kiến của mình.
3. GV nhận xét và nhắc nhở HS thực hiện theo nội dung bài học.
HĐ nối tiếp:
Chuẩn bị bài sau “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”
Lịch sử :
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU :
- Biết tháng 4 – 1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7- 1976:
+ Tháng 4 – 1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
+ Cuối tháng 6, đầu tháng 7 – 1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh trong SGK;
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:
Giới thiệu bài và ghi tựa
- 4 HS trình bày
- HS chú ý lắng nghe.
HĐ.1 : ( làm việc cả lớp)
- GV nêu thông tin về cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước ta (6/1/1976) từ đó nhấn mạnh ý nghĩa của lần bầu cử Quốc hội khóa VI
- Nêu rõ không khí tưng bừng của cuộc bầu cử.
- HS nghe.
HĐ.2 (làm việc theo nhóm)
- Tìm hiểu những quyết định quan trọng của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI.
- Các nhóm thảo luận về các nội dung.
- HS làm việc theo yêu cầu.
HĐ.3 (làm việc cả lớp)
- HS thảo luận làm rõ ý: Những quyết định của kì họp thể hiện điều gì?
- GV kết luận: Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp đầu tiên có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Từ đây ta có bộ máy Nhà nước chung, tạo điều kiện cho cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
- HS trả lời: Sự thống nhất đất nước
- HS đọc
Củng cố và dặn dò:
+ Tháng 4 – 1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
+ Cuối tháng 6, đầu tháng 7 – 1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Xem bài sau: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- HS nêu.
Địa lí :
CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
I.MỤC TIÊU :
- Xác định được vị trí đại lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực:
+ Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô-trây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.
+ Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.
+ Đặc điểm của Ô-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.
+ Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
Sử dụng quả địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.
Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương:
+ Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục.
+ Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim,
* HS khá, giỏi: Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô-xtrây-li-a với các đảo, quần đảo: lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van; phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
II.CHUẨN BỊ :
- Lược đồ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
HĐ 1 :Giới thiệu bài:
- 4 HS
- HS chú ý lắng nghe.
1. Châu Đại Dương
a) Vị trí địa lí, giới hạn:
HĐ 1 : Làm việc cá nhân
- HS quan sát lược đồ (hình 1) và kênh chữ SGK để trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc? Đọc tên và chỉ vị trí một số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương.
- HS trả lời, nhóm khác bổ sung
b) Đặc điểm tự nhiên:
- HĐ.2: Làm việc theo nhóm
+ HS đọc và quan sát các hình 2, 3 trong SGK để hoàn thành bảng sau:
Khí hậu
Thực, động vật
Lục địa
Ô-xtrây-li-a
Các đảo và quần đảo
- HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng.
+ HS nêu kết quả, số khác bổ sung.
+ GV kết luận.
c) Người dân và hoạt động kinh tế:
HĐ.3: Làm việc cả lớp
- Đọc bảng số liệu ở bài 17 (T.103) để trả lời câu hỏi: Số dân của Châu Đại dương?
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi: Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau? Nêu đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a.
- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV.
2. Châu Nam Cực:
HĐ.4: Làm việc theo nhóm:
- Quan sát hình 4 nêu vị trí địa lý của châu Nam Cực? Và dựa vào SGK để trả lời câu hỏi:
+ Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực?
+ Vì sao châu Nam Cực không có dân cư sinh sống?
- GV kết luận: Đây là châu lục lạnh nhất thế giới. Không có cư dân sinh sống thường xuyên.
- HS thực hiện yêu cầu theo nhóm.
- HS đọc lại phần ghi nhớ.
- HS đọc
3. Củng cố, dặn dò:
- HS trả lời câu hỏi trong SGK cuối bài.
- Chuẩn bị bài sau “Các đại dương trên thế giới”.
TUẦN 30
Đạo đức :
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Bài mới :
GV giới thiệu và ghi bài học hôm nay.
HĐ 1: Hoạt động nhóm về tìm hiểu thông tin (trang 44 SGK)
Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nầy.
1. GV cho HS xem ảnh và đọc thông tin
- HS thực hiện theo yêu cầu
2. HS thảo luận theo câu hỏi trong SGK.
3. Đại diện nhóm lên trình bày
4. Nhóm khác nhận xét và bổ sung
5. GV kết luận và cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- HS trưng bày theo nhóm.
HĐ 2: Hoạt động cá nhân (bài tập 1)
Mục tiêu: HS nhận biết một số tài nguyên thiên nhiên.
- HS thảo luận và nêu ý kiến của mình.
1. HS nêu yêu cầu bài tập
2. HS làm việc cá nhân.
3. GV cho một số HS trình bày trước lớp, một số HS khác bổ sung.
4. GV kết luận: Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Cần được sử dụng hợp lý để bảo đảm cuộc sống con người, để trẻ em được sống trong môi trường lành mạnh, an toàn như Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã quy định.
HĐ 3: Hoạt động nhóm đôi (bài tập 3)
Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.
1. HS chia nhóm và giao nhiệm vụ.
2. Từng nhóm thảo luận.
3. Đại diện nhóm trình bày và nêu thái độ của nhóm mình.
4. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
5. GV kết luận:
- Ý (b); (c) là đúng.
- Ý (a) là sai.
Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.
HĐ tiếp nối:
Em hãy tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên có ở địa phương mình.
Lịch sử :
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH
I. MỤC TIÊU :
- Biết nhà máy thủy điện Hòa Bình là kết quả lao động, gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Biết nhà máy Thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ,
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh trong SGK;
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:
Giới thiệu bài và ghi tựa
- 4 HS trình bày
- HS chú ý lắng nghe.
HĐ.1 : ( làm việc theo nhóm)
- HS đọc SGK và thảo luận theo nhóm 4: ngày khởi công nhà máy? Xây dựng ở đâu? Khi nào thì hoàn thành?
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS báo cáo, bổ sung
HĐ.2 (làm việc theo lớp)
- HS dựa vào ý trong SGK để trình bày: trên công trường xây dựng nhà máy, công nhân VN và chuyên gia Liên Xô đã làm việc với tinh thần như thế nào?
- GV kết luận
- HS nêu và HS khác bổ sung:
- Tinh thần thi đua lao động, sự hi sinh quên mình.
HĐ.3 (làm việc cá nhân)
- HS tự nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: Những đóng góp của nhà máy đối với đất nước ta?
- HS nêu thêm một số nhà máy thủy điện khác ở nước ta.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- HS trả lời.
- HS đọc
Củng cố và dặn dò:
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình là kết quả lao động, gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ, ...
- HS nêu.
Địa lí :
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
I.MỤC TIÊU :
- Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả địa cầu.
- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
II.CHUẨN BỊ : - Bản đồ Châu Mĩ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài và nêu yêu cầu bài học.
- 3 HS
- HS chú ý lắng nghe.
1. Vị trí của các đại dương:
HĐ 1 : Làm việc theo nhóm
- HS quan sát hình 1, 2 trong SGK rồi hoàn thành bảng vị trí sau:
Tên đại dương
Giáp với châu lục
Giáp với đại dương
Thái Bình Dương
Ấn Độ Dương
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
- HS thực hiện yêu cầu điền vào bảng.
- Đại diện HS báo cáo, nhóm khác bổ sung để hoàn thiện bảng.
2. Một số đặc điểm của các đại dương:
- HĐ.2: Làm việc cá nhân:
HS đọc bảng số liệu về các đại dương và thực hiện theo yêu cầu:
+ Xếp các đại dương theo diện tích từ bé đến lớn.
+ Đại dương nào có độ sâu lớn nhất?
GV kết luận: Trên bề mặt trái đất có 4 đại dương, trong đó Thái Bình Dương có diện tích lớn nhất, độ sâu trung bình lớn nhất.
- HS đọc và trả lời.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại phần ghi nhớ.
- Nêu tên 4 đại dương và chỉ vị trí từng đại dương trên lược đồ.
- Sử dụng bảng số liệu để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
- Vài HS đọc.
- Một số HS nêu tên và chỉ vào lược đồ trong SGK.
- 4 HS nêu theo bảng vị trí vừa học.
TỔ KÍ DUYỆT
BGH DUYỆT
File đính kèm:
- Tuan 29,30.doc