Mục tiêu
– HS nắm được cách giải của một số phương trình quy về phương trình bậc hai, chú ý khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu phải tìm ĐKXĐ
– Rèn kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử, kiểm tra để chọn giá trị thích hợp của ẩn
– Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong biến đổi và tính toán
Phương tiện dạy học:
– GV: Giáo án, SGK, SGV, SBT.
– HS: Ôn tập cách giải các phương trình bậc hai.
Tiến trình dạy học:
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số 9 - Tiết 58: Phương trình quy về phương trình bậc hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 58 Ngày soạn: 24/03/2013
§7. PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI
Mục tiêu
– HS nắm được cách giải của một số phương trình quy về phương trình bậc hai, chú ý khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu phải tìm ĐKXĐ
– Rèn kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử, kiểm tra để chọn giá trị thích hợp của ẩn
– Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong biến đổi và tính toán
Phương tiện dạy học:
– GV: Giáo án, SGK, SGV, SBT.
– HS: Ôn tập cách giải các phương trình bậc hai.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài ghi
Hoạt động 1: Phương trình trùng phương
GV giới thiệu định nghĩa và cho ví dụ minh họa định nghĩa, cho HS nêu nhận xét. Gợi ý cách giải: Nếu thay x2=t thì phương trình đã cho có dạng như thế nào?
Tính biệt thức rồi giải phương trình với ẩn t
Với t1=4, t2=9 hãy thay vào x2=t rồi tính giá trị của x?
Cho HS làm ?1 theo nhóm
Theo dõi việc hoạt động nhóm của HS dưới lớp
Cho các nhóm trình bày bài làm của mình
Gọi các nhóm khác nhận xét và bổ sung
GV nhận xét hoạt động
HS nghe GV giới thiệu định nghĩa về phương trình trùng phương sau đó nhận xét
HS thay sau đó trả lời.
HS tính và đứng tại chỗ trả lời.
HS thay vào để tìm x.
HS làm ?1 theo nhóm
HS hoạt động nhóm hai hóm làm một câu
Đại diện các nhóm trình bày bài làm của mình
Các nhóm nhận xét và bổ sung
1. Phương trình trùng phương
Học SGK/54, 55
Ví dụ 1: Giải phương trình:
x4–13x2+36=0
Đặt x2=t. Điều kiện: t≥0. Khi đó ta có: t2–13t+36=0
=169–144=25>0, phương trình có hai nghiệm t1=4 và t2=9 (thỏa mãn điều kiện)
Với t1=4, ta có x2=4 suy ra x1=2; x2= –2.
Với t1=9, ta có x2=9 suy ra x3=3; x4= –3.
Vậy phương trình đã cho có bốn nghiệm x1=2; x2= –2; x3=3; x4= –3.
?1/55
a/ 4x4+x2–5=0. Đặt x2=t. Điều kiện: t≥0. Khi đó ta có: 4t2+t–5=0 ta có a+b+c=0, phương trình có hai nghiệm t1=1(thỏa mãn) và t2= –1,25 (loại)
Với t1=1, ta có x2=1 suy ra x1=1; x2= –1.
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm x1=1; x2= –1.
b/ 3x4+4x2+1=0. Đặt x2=t. Điều kiện: t≥0. Khi đó ta có: 3t2+4t+1=0 ta có a– b+c=0, phương trình có hai nghiệm t1= –1(loại) và t2= (loại)
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm
Hoạt động 2: Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức
Cho HS đọc phần nhắc lại của lớp 8 trong SGK.
GV nhấn mạnh cho HS phải tìm điều kiện trước khi giải
Cho HS làm ?2
Gọi một HS lên bảng làm bài
Theo dõi việc làm bài của HS dưới lớp để hướng dẫn HS yếu, kém
Gọi HS nhận xét
GV nhận xét và sửa sai sau đó nhấn mạnh việc kiểm tra nghiệm
HS đọc các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu trong SGK/55
HS cả lớp làm vào vở
Một HS lên bảng trình bày.
HS nhận xét bài làm của bạn
2. Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức
Xem SGK/55
?2/55 Giải phương trình
Điều kiện: x ≠ 3
Khử mẫu và biến đổi, ta được: x2–3x+6=x+3
x2–4x+3=0
Nghiệm của phương trình x2–4x+3=0 là x1=1(thỏa mãn) và x2=3 (loại)
Vậy nghiệm của phương trình đã cho là: x=1
Hoạt động 3: Phương trình tích
Cho HS làm ví dụ về giải phương trình tích
Hướng dẫn HS giải theo từng bước
Yêu cầu HS giải từng phương trình bậc nhất và bậc hai
Hãy kết luận về số nghiệm của phương trình đã cho
Cho HS làm ?3/56
Gọi một HS lên bảng làm bài
Theo dõi việc làm bài của HS dưới lớp
Gọi HS nhận xét
GV nhận xét và sửa sai. Sau đó chú ý khi giải phương trình tích
HS cả lớp làm bài vào vở, một HS đứng tại chỗ trả lời.
Hai HS lên bảng giải hai phương trình trên
HS đứng tại chỗ trả lời.
HS làm ?3/56 vào vở của mình.
Một HS lên bảng trình bày bài làm của mình
HS nhận xét bài làm của bạn
3. Phương trình tích
Ví dụ 2: Giải phương trình (x+1)(x2+2x–3)=0
+/ Với x+1=0 x1= –1
+/ Với x2+2x–3=0 ta có: a+b+c=0 nên x2=1 và x3= –3
Vậy nghiệm của phương trình đã cho là: x1= –1; x2=1 x3= –3
?3/56 Giải phương trình
x3+3x2+2x=0
x(x2+3x+2)=0
+/ Với x=0 x1=0
+/ Với x2+3x+2=0 ta có:
a– b+c=0 nên x2= –1 và
x3= –2
Vậy nghiệm của phương trình đã cho là: x1= 0; x2= –1 x3= –2
Hoạt động 4: Hướng dẫn dặn dò
Học lại cách giải các phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài tập về nhà: 35, 35, 36, 37/56 SGK.
Xem trước các bài tập phần luyện tập
File đính kèm:
- Tiet60.doc