I. MỤC TIÊU:
- Học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh của hoạ sĩ.
- Học tập cách sắp xếp hình vẽ và cách vẽ màu trong tranh.
- Yêu mến chú bộ đội.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Chuẩn bị tranh “Tiếng đàn bầu” của họa sĩ Sỹ Tốt.
- Tranh của một số hoạ sĩ khác.
- Tranh của thiếu nhi.
Học sinh:
- Vở tập vẽ lớp 2.
- Sưu tầm tranh của họa sĩ, của thiếu nhi.
46 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo Án Mĩ Thuật Tuần 8-30 Lớp 2 - Phạm Phước Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õ phác một vài hình vẽ cái cặp đúng, sai trên bảng để học sinh quan sát, nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh xem một số tranh vẽ cái cặp của học sinh các lớp trước để động viên các em vẽ đẹp hơn.
3. Hoạt động 3: 20’
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành:
- Giáo viên cho học sinh vẽ cái cặp mình thích.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát.
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng. Giúp học sinh vẽ hình vừa với khổ giấy.
- Học sinh xung phong trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh xung phong nhận biết.
- Học sinh xung phong.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh xung phong nhận biết.
- Học sinh quan sát, nhận xét.
- Học sinh xem tranh.
- Học sinh chuẩn bị.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh làm bài.
3. Nhận xét, đánh giá:1’
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ đẹp và để các em nhận xét, tự xếp loại.
- Giáo viên nhận xét chung, khen ngợi những học sinh có bài đẹp.
4. Dặn dò:1’
- Chuẩn bị bài sau.
---------------ccc-----------------
Tuần 28 Ngày soạn: 20/03/2010
Ngày dạy: 22/03/2010
Bài 28: vẽ trang trí
Vẽ Thêm Vào Hình Có Sẵn (Vẽ Gà) Và Vẽ Màu
a
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách vẽ thêm hình và vẽ màu vào các hình có sẵn của bài trang trí.
- Vẽ được hình và vẽ màu theo yêu cầu của bài.
II. CHUẨN BỊ:
³ Giáo viên:
- Tranh, ảnh về các loại gà.
- Một vài bài có cách vẽ màu khác nhau.
- Một số bài vẽ gà của học sinh.
- Hình hướng dẫn cách vẽ.
³ Học sinh:
- Màu vẽ.
- Vở tập vẽ 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: 6’
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình vẽ ở vở tập vẽ 2, và yêu cầu học sinh nhận biết:
+ Trong bài đã vẽ hình gì?
(vẽ hình con gà trống)
+ Bài vẽ còn có thể vẽ thêm các hình ảnh khác và vẽ màu để thành một bức tranh.
- Giáo viên gợi ý để học sinh:
+ Tìm các hình ảnh để vẽ thêm cho bức tranh sinh động.
+ Nhớ lại và tưởng tượng ra màu sắc con gà và các hình ảnh khác.
2. Hoạt động 2: 6’
GVHD học sinh cách vẽ thân hình, vẽ màu:
- Cách vẽ hình:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hình định vẽ.
+ Giáo viên gợi ý học sinh đặt hình vẽ thêm vào vị trí thích hợp trong tranh.
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ màu:
+ Giáo viên gợi ý học sinh các màu: gà màu gì? Cây màu gì?
+ Nên vẽ màu có đậm có nhạt.
+ Màu ở nền: nên vẽ nhạt để tranh có không gian.
- Giáo viên cho học sinh xem một số tranh vẽ màu của học sinh lớp trước.
3. Hoạt động 3: 20’
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ thêm hình vào hình có sẵn ở vở tập vẽ 2, bài 28.
- Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm để học sinh hoàn thành bài.
- Học sinh mở vở tập vẽ 2 quan sát.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Học sinh tìm hình ảnh.
- Học sinh tìm hình vẽ.
- Học sinh xung phong.
- Học sinh xem tranh.
- Học sinh mở vở tập vẽ.
- Học sinh làm bài.
3. Nhận xét, đánh giá:2’
- Giáo viên thu một số bài vẽ của học sinh đã hoàn thành và yêu cầu học sinh nhận xét, tự xếp loại theo cảm nhận riêng, sau đó giáo viên nhận xét chung.
4. Dặn dò:1’
- Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật chuẩn bị cho bài sau.
---------------ccc-----------------
Tuần 29 Ngày soạn: 27/03/2010
Ngày dạy: 29/03/2010
Bài 29: TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO
Nặn Hoặc Vẽ, Xé Dán Con Vật
a
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết hình dáng, đặc điểm của con vật.
- Nặn đựoc con vật theo trí tưởng tượng.
- Yêu mến các con vật nuôi trong nhà. Có ý thức giữ gìn môi trường. Tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
³ Giáo viên:
- Hình ảnh các con vật có hình dáng khác nhau.
- Một số bài tập nặn các con vật khác nhau của học sinh.
- Đất nặn hoặc sáp nặn, giấy nặn, hồ dán.
³ Học sinh:
- Đất nặn.
- Bút chì, màu vẽ, giấy, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: 6’GDMT
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:
- Yêu mến các con vật nuôi trong nhà. Có ý thức giữ gìn môi trường. Tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh các con vật khác nhau. Gọi học sinh mô tả, gọi tên các con vật.
- Giáo viên chỉ cho học sinh thấy bài nặn các con vật khác nhau về hình dáng, màu sắc.
2. Hoạt động 2: 6’
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách nặn con vật:
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét về cấu tạo hình dáng của con vật:
+ Các dáng đi, đứng, nằm.
+ Các bộ phận: đầu, mình.
- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm được các dáng khác nhau, đặc điểm, các bộ phận và màu sắc của con vật.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại cách nặn.
- Giáo viên bổ sung cách nặn nếu học sinh chưa nêu hoàn chỉnh.
- Giáo viên cũng yêu cầu học sinh nhớ lại cách xé dán, vẽ. Giáo viên bổ sung.
3. Hoạt động 3: 20’
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành:
- Trước khi nặn, giáo viên cho học sinh xem hình các con vật qua tranh, ảnh hoặc quan sát các sản phẩm nặn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn con vật để nặn.
- Giáo viên quan sát và hướng dẫn cụ thể hơn đối với những em còn lúng túng.
- Động viên học sinh hoàn thành bài.
- Học sinh nghe.
- Học sinh xem và xung phong mô tả con vật.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh mô tả theo sự quan sát của mình.
- Học sinh xung phong nêu lại cách nặn.
- Học sinh nêu cách vẽ, cách xé dán.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh chọn con vật yêu thích để nặn.
- Học sinh thực hành.
3. Nhận xét, đánh giá:2’
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài tập đã hoàn thành, gợi ý để các em quan sát và nhận xét về:
+ Hình dáng.
+ Đặc điểm.
- Giáo viên nhận xét chung.
4. Dặn dò:1’GDMT
- Yêu mến các con vật nuôi trong nhà. Có ý thức giữ gìn môi trường. Tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường
- Vẽ hoặc xé dán con vật vào vở tập vẽ.
- Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài môi trường, tranh phong cảnh.
---------------ccc--------
Tuần 30 Ngày soạn: 03/04/2010
Ngày dạy: 05/04/2010
Bài 30: vẽ tranh
Đề Tài: Vệ Sinh Môi Trường_GDMT
a
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu về đề tài VSMT.
- Biết cách vẽ tranh đề tài VSMT.
- Vẽ được tranh đề tài đơn giản về VSMT.
- Yêu mến quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
³ Giáo viên:
- Một số tranh ảnh về vệ sinh môi trường.
- Tranh ảnh của học sinh về đề tài vệ sinh môi trường và tranh phong cảnh.
³ Học sinh:
- Tranh, ảnh phong cảnh.
- Bút chì, màu vẽ.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: 6’ GDMT
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm, chọn nội dung đề tài:
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh phong cảnh và gợi ý để học sinh nhận biết:
+ Vẻ đẹp của môi trường xung quanh.
+ Sự cần thiết phải giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp.
- Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh thấy những công việc phải làm để cho môi trường xanh – sạch – đẹp. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi:
+ Lao động vệ sinh ở trường, ở nhà, đường làng …
+ Trồng cây xanh.
+ Nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định.
- Giáo viên cho học sinh xem tranh của học sinh các năm trước để các em thấy được cách sắp xếp hình vẽ và màu sắc ở tranh đề tài vệ sinh môi trường.
2. Hoạt động 2: 6’
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh:
- Giáo viên gợi ý học sinh có thể vẽ theo nội dung sau:
+ Vẽ cảnh làm vệ sinh sân trường và nơi công cộng.
+ Lao động trồng cây …
- Giáo viên treo hình gợi ý cách vẽ và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi tìm ra cách vẽ tranh.
- Giáo viên bổ sung, tóm tắt:
+ Vẽ hình ảnh chính trước (có thể vẽ giữa tranh, to)
+ Vẽ các hình ảnh phụ sao cho rõ nội dung tranh.
+ Vẽ màu tươi, trong sáng.
3. Hoạt động 3: 6’
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành:
- Giáo viên cho học sinh xem thêm một số tranh của họa sĩ, của học sinh vẽ về đề tài môi trường.
- Giáo viên gợi ý học sinh:
+ Cách tìm, chọn nội dung.
+ Vẽ hình chính, hình phụ sao cho rõ nội dung tranh.
+ Cách tìm và vẽ màu.
- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm cho học sinh có những bức tranh đẹp.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nhận biết.
- Học sinh thảo luận.
- Học sinh xung phong trả lời.
- Học sinh xem tranh.
- Học sinh tìm nội dung vẽ.
- Học sinh xem hình, học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Học sinh xem tranh.
- Học sinh thực hành.
3. Nhận xét, đánh giá:2’
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp và yêu cầu học sinh nhận xét và tự nêu lý do thích hay không thích bức tranh này.
- Giáo viên nhận xét chung, khen ngợi những học sinh có tranh đẹp.
4. Dặn dò:1’GDMT
- Yêu mến quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường.
- Xem lại bài vẽ trang trí.
- Chuẩn bị bài sau.
---------------ccc-----------------
File đính kèm:
- Giao An Mi Thuat Lop 2(3).doc