Giáo án Mĩ thuật Tuần 1 khối Tiểu học

I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

- Tiếp xúc và làm quen với tranh thiếu nhi và tranh của hoạ sĩ về đề tài môi trường;

- Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trên tranh.

II/ CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Một số tranh thiếu nhi vui chơi;

 2. Học sinh: - Bút chì, màu, tẩy.

III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1. Ổn định tổ chức:

2. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tuần 1 khối Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP 1 NGÀY SOẠN:…………………….. BÀI 1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh Tiếp xúc và làm quen với tranh thiếu nhi và tranh của hoạ sĩ về đề tài môi trường; Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trên tranh. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Một số tranh thiếu nhi vui chơi; 2. Học sinh: - Bút chì, màu, tẩy. III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Ổn định tổ chức: Các hoạt động dạy - học chủ yếu: NỘI DUNG Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 2.1. Giới thiệu tranh - Trưng bày tranh chuẩn bị sẵn trên bảng cho hs quan sát - Quan sát tranh trên bảng 2.2. Hướng dẫn xem tranh - Treo tranh về chủ đề vui chơi và đặt câu hỏi: + Bức tranh vẽ những gì? + Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao? - Cho hs quan sát tranh khoảng 3phút và đặt thêm các câu hỏi về bức tranh: + Trên tranh có những hình ảnh nào? + Hình ảnh nào là chính, phụ? + Các hình ảnh trên tranh diễn ra ở đâu? + Em thích nhất màu nào trên bức tranh? - Sửa chữa, bổ xung thêm cho các ý kiến của học sinh? - Lắng nghe, quan sát và trả lời các câu hỏi do gv đưa ra. - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Lắng nghe. 2.3. Tóm tắt, kết luận - Hệ thống lại nội dung và vẻ đẹp của những bức tranh và nhấn mạnh: Các em vừa xem bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của tranh, trước hế các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra những nhận xét riêng của mình về bức tranh. - Lắng nghe. 2.4. Nhận xét, đánh giá - Nhận xét tiết học; - Khen ngợi, biểu dương các em có ý thức học tập tốt để các hs khác noi gương. - Lắng nghe, nhận xét và rút kinh nghiệm. 2.5. Dặn dò - Về nhà chuẩn bị cho bài học sau. LỚP 2 NGÀY SOẠN:…………………….. BÀI 1: Vẽ trang trí VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm vừa, nhạt. - Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt. - Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt. - Phấn màu. 2. Học sinh: - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. - Bút chì, màu, tẩy. III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Ổn định tổ chức: Các hoạt động dạy - học chủ yếu: NỘI DUNG Thời gian HOẠT ĐỘN3G CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 2.1. Giới thiệu bài – Ghi bảng - Lựa chọn cách giới thiệu phù hợp với bài học để dẫn dắt các em vào bài học mới. - Ghi bảng tên đầu bài. - Lắng nghe. 2.2. Quan sát, nhận xét - Giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý hs nhận biết: + Độ đậm. + Độ đậm vừa. + Độ nhạt. - Tóm tắt: Trong tranh, ảnh có tất nhiều độ đậm nhạt khác nhau. Có 3 sắc độ chính: ĐẬM - ĐẬM VỪA -NHẠT. Ngoài 3 sắc độ chính còn có các mức độ đậm nhạt khác. - Quan sát. - Lắng nghe. 2.3. Cách vẽ đậm, vẽ nhạt - Yêu cầu hs mở VTV 2 xem hình 5 để các em nhận ra cách làm bài: Ở phần thực hanh vẽ hình 3 bông hoa giống nhau. Yêu cầu của bài tập: Dùng 3 màu tự chọn để vẽ hoa, lá, mỗi bông hoa vẽ độ đậm nhạt khác nhau theo thứ tự đậm, đậm vừa, nhạt của 3 màu. - Quan sát hình trong vở tập vẽ và lắng nghe giáo viên giảng bài. 2.4. Thực hành - Cho hs làm bài. - Quan sát lớp giúp các em hoàn thành tốt hơn bài vẽ của mình. - Tô màu theo các sắc độ:ĐÂM - ĐẬM VỪA - NHẠT. 2.5. Nhận xét, đánh giá - Chọn ra một số bài đạt và chưa đạt yêu cầu để cùng hs nhận xét và bổ xung. - Khen ngợi những hs vẽ đúng và vẽ đẹp - Nhận xét cùng gv các bài đã chọn. 2.6. Dặn dò Dặn dò học sinh: Về nhà chuẩn bị cho bài học sau. LỚP 3 NGÀY SOẠN:…………………….. BÀI 1: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH THIẾU NHI (Đề tài Môi trường) I/ MỤC TIÊU: - HS làm quen với tranh của thiếu nhi và của hoạ sĩ về đề tài môi trường; - Nhận biết được vẻ đẹp qua sự xắp xếp hình ảnh và màu sắc trong tranh; - Có ý thức bảo vệ môi trường. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bộ ĐDDH, một vài bức tranh khác về chủ đề môi trường của thiếu nhi và hoạ sĩ; 2. Học sinh: - Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy. III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Ổn định tổ chức: Các hoạt động dạy - học chủ yếu: NỘI DUNG Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 2.1. Giới thiệu bài - Giới thiệu tranh chuẩn bị sẵn trên bảng cho hs quan sát. - Giới thiệu những hoạt động bảo vệ môi trường. - Quan sát tranh trên bảng 2.2. Hướng dẫn xem tranh - Yêu cầu hs quan sát các bức tranh trên bảng và trong vở bài tập và đặt câu hỏi: + Tranh vẽ hoạt động gì? + Những hình ảnh chính, phụ trong tranh? + Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh? - Khen ngợi các em có ý thức phát biểu xây dựng bài. - Lắng nghe, quan sát và trả lời các câu hỏi do gv đưa ra. 2.3. Tóm tắt, kết luận * Tóm tắt: Nói về các hoạt động bảo vệ môi trường và ích lợi của các hoạt động đó. Tóm tắt thêm về xem tranh và cảm nhận về vẻ đẹp của chúng. * Quan sát bức tranh và lắng nghe lời tóm tắt của gv. 2.4. Nhận xét, đánh giá - Nhận xét tiết học; - Khen ngợi, biểu dương các em có ý thức học tập tốt để các hs khác noi gương. - Lắng nghe, nhận xét và rút kinh nghiệm. 2.5. Dặn dò - Về nhà chuẩn bị cho bài học sau. LỚP 4 NGÀY SOẠN:…………………….. BÀI 1: Vẽ trang trí MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU I/ MỤC TIÊU: Giúp hs: - Biết cách pha các màu da cam, xanh lục và màu tím; - Nhận biết được các cặp màu bổ túc, các màu nóng, lạnh và pha được màu theo chỉ dẫn; - Yêu thích màu sắc và ham thích vẽ. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hộp màu, bút vẽ và bảng pha màu; - Hình giới thiệu 3 màu gốc và hình hướng dẫn cách pha màu; 2. Học sinh: - Sáp màu, hộp màu, vở thực hành. III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định tổ chức: 2. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: NỘI DUNG Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 2.1. Giới thiệu bài - Giới thiệu màu sắc trong thiên nhiên và 3 màu sắc cơ bản để dẫn dắt vào bài học mới - Lắng nghe. 2.2. Quan sát, nhận xét - Giới thiệu cách pha màu cho hs quan sát. - Cho hs nêu lại 3 màu cơ bản. - Giới thiệu các cặp màu bổ túc. - Quan sát, lắng nghe. 2.3. Cách pha màu - Làm mẫu cách pha màu lên giấy khổ lớn treo lên bảng cho hs quan sát. - Quan sát. 2.4. Thực hành - Yêu cầu hs tập pha các màu: Da cam, xanh lục, tím lên giấy vào vở thực hành của mình. - Quan sát và hướng dẫn trực tiếp để hs sử dụng chất liệu và cách pha màu. - Làm bài. 2.5. Nhận xét, đánh giá - Chọn ra một số bài đạt và chưa đạt yêu cầu để cùng hs nhận xét và bổ xung. - Khen ngợi những hs vẽ đúng và vẽ đẹp - Nhận xét cùng gv các bài đã chọn. 2.6. Dặn dò - Về nhà quan sát hoa lá và chuẩn bị một số bông hoa cho tiết học sau. LỚP 5 NGÀY SOẠN:…………………….. BÀI 1: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ I/ MỤC TIÊU: Giúp hs: - Tiếp xúc và làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và tìm hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. - Nhận xét sơ bộ về hình ảnh và màu sắc trong tranh. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, SGV và tranh Thiếu nữ bên hoa huệ. 2. Học sinh: - SGK. III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định tổ chức: 2. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: a. Giới thiệu bài: - Cho hs quan sát tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. - Giới thiệu bài qua tranh: Ghi đầu bài lên bảng. b. Giới thiệu về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (Về tiểu sử cũng như sự nghiệp sáng tác) c. Xem tranh “Thiễu nữ bên hoa huệ”: - Yêu cầu hs quan sát tranh và thảo luận theo nhóm theo các nội dung sau: + Hình ảnh chính của bức tranh? + Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? + Màu sắc trong tranh được bố trí như thế nào? + Bức tranh còn có những mảng màu nào nữa? + Chất liệu của bức tranh? + Cảm nhận của mình về bức tranh? - Yêu cầu một số thành viên của từng nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi. - Bổ xung các ý kiến của hs. d. Nhận xét, đánh giá: - Nhận xét chung tiết học; d. Dặn dò: Về nhà quan sát các màu sắc có trong thiên nhiên. A;èanh yêu em yêu thật tình cờ, yêu từ ngày đầu khi ta biết nhau, em sinh tươi nhhư một chành môngkj

File đính kèm:

  • docgiao an mi thuat tuan 1.doc
Giáo án liên quan