GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh vềmẫu vẽ có hai vật mẫu,̀ gợi ý để HS nhận thấy sự giống nhau, khác nhau về đặc điểm của một số đồ vật như chai , lọ, phích, bình đựng nước,
+ Giống nhau: có miệng, cổ, vai, thân, đáy
+ Khác nhau :ở tỉ lệ các bộ phận(to, nhỏ, cao, thấp ) và các chi tiết : nắp đậy, quai xách, tay cầm
Sự khác nhau về vị trí, tỉ lệ, độ đậm nhạt giữa các vật mẫu trong một mẫu vẽ
Giáo viên gợi ý HS quan sát và so sánh tỉ lệ của mẫu vẽ:
+ Vị trí ở trước, ở sau .
+ Kích thước to nhỏ, cao thấp.
+ Độ đậm nhạt .
Giáo viên gợi ý học sinh quan sát và so sánh tỉ lệ của mẫu vẽ. Ví dụ : khung hình chung, khung hình riêng , chiều cao, chiều ngang của từng mẫu vật ,
Lưu ý :
Giáo viên bày mẫu có bố cục khác nhau, gợi ý cho học sinh quan sát và suy nghĩ trả lời . Ví dụ : Nêm đặt mẫu vẽ gồm các vật nào? Sắp xếp như thế nào cho hợp lí .
Hướng dẫn học sinh đặt mẫu có bố cục đẹp đẽ để vẽ theo nhóm ( đặt mẫu ở những vị trí thuận tiện cho cả nhóm quan sát mẫu và vẽ ).
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Vẽ theo mẫu vẽ có hai vật mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU
MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
&
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
HS hiểu được đặc điểm của mẫu.
HS biết cách bố cục và vẽ được hình có tỉ lệ gần đúng mẫu.
HS quan tâm, thêm yêu quý mọi vật xung quanh.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
* Giáo viên:
SGK, SGV.
Một vài mẫu vẽ có hai vật mẫu
Hình gợi ý cách vẽ
Sưu tầm một số tranh ảnh của họa sĩ
Một số bài vẽ mẫu có hai vật mẫu của HS lớp trước
* Học sinh:
SGK.
Sưu tầm tranh ảnh về mẫu vẽ có hai vật mẫu
Vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ .
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
* Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1: Quan sát mẫu.
Mục tiêu : HS hiểu được đặc điểm của mẫu
GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh vềmẫu vẽ có hai vật mẫu,̀ gợi ý để HS nhận thấy sự giống nhau, khác nhau về đặc điểm của một số đồ vật như chai , lọ, phích, bình đựng nước,
Giống nhau: có miệng, cổ, vai, thân, đáy
Khác nhau :ở tỉ lệ các bộ phận(to, nhỏ, cao, thấp) và các chi tiết : nắp đậy, quai xách, tay cầm
Sự khác nhau về vị trí, tỉ lệ, độ đậm nhạt giữa các vật mẫu trong một mẫu vẽ
Giáo viên gợi ý HS quan sát và so sánh tỉ lệ của mẫu vẽ:
Vị trí ở trước, ở sau .
Kích thước to nhỏ, cao thấp.
Độ đậm nhạt .
Giáo viên gợi ý học sinh quan sát và so sánh tỉ lệ của mẫu vẽ. Ví dụ : khung hình chung, khung hình riêng , chiều cao, chiều ngang của từng mẫu vật ,
Lưu ý :
Giáo viên bày mẫu có bố cục khác nhau, gợi ý cho học sinh quan sát và suy nghĩ trả lời . Ví dụ : Nêm đặt mẫu vẽ gồm các vật nào? Sắp xếp như thế nào cho hợp lí .
Hướng dẫn học sinh đặt mẫu có bố cục đẹp đẽ để vẽ theo nhóm ( đặt mẫu ở những vị trí thuận tiện cho cả nhóm quan sát mẫu và vẽ ).
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu theo góc nhìn của từng em và tập ước lượng tỉ lệ .
2. Hoạt động 2: Cách vẽ.
Mục tiêu: HS biết cách bố cục
Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng để hướng dẫn cho học sinh về cách bố cục bài vẽ trên một tờ giấy .
Ước lượng và vẽ khung hình chung của mẫu
Vẽ khung hình của từng vật mẫu
Tìm tỉ lệ các bộ phận : miệng, cổ, vai, thân của cái chai, cái lọ, cái phích, cái ấm, cái bát
Vẽ phác hình bằng các nét thẳng, sau đó vẽ hình chi tiết cho giống mẫu
Có thể vẽ màu có đậm, nhạt bằng bút chì đen hay vẽ màu
Cho HS nhận xét về cách sắp xếp hình ảnh , cách vẽ hình, vẽ màu ở một số bức tranh để HS nắm vững kiến thức.
3. Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: HS vẽ được hình có tỉ lệ gần đúng mẫu.
GV giới thiệu bài vẽ của HS cho các em tham khảo .
Giáo viên nhắc học sinh :
Vẽ mẫu theo đúng vị trí quan sát của mỗi người, không vẽ giống nhau
Gợi ý học sinh vẽ khung hình chung, khung hình riêng của từng mẫu vật .
Cách vẽ phác khung hình bằng những nét thẳng .
Cách vẽ hình chi tiết .
GV cho HS làm bài vào vở thực hành.
HS vẽ hình theo cảm nhận riêng.
Cho một vài nhóm vẽ trên khổ giấy lớn
GV quan sát uốn nắn, hướng dẫn thêm cho các nhóm.
Gv gợi ý cụ thể hơn cho những em còn lúng túng.
Động viên, khích lệ những học sinh có khả năng tìm tòi sáng tạo.
4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
Mục tiêu: HS nêu và nhận xét được những bài vẽ đẹp. HS quan tâm, thêm yêu quý mọi vật xung quanh.
GV cùng HS lựa chọn một số bài đẹp và chưa đẹp của các nhóm, của cá nhân và gợi ý HS nhận xét, xếp loại về:
+ Bố cục
+ Hình vẽ.
+ Các độ đậm nhạt
+ Vẽ màu.
HS nhận xét- GV bổ sung chỉ ra những bài vẽ đẹp và chưa đẹp trước khi xếp loại .
5. Củng cố – dặn dò.
GV nhận xét tiết học
Khen ngợi HS tích cực phát biểu ,những nhóm vẽ đẹp.
Dặn dò:Sưu tầm tranh ảnh, bài vẽ của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
File đính kèm:
- 16. Mĩ thu¬̣t Vẽ theo m¬̃u Mᅡ̃U VẼ CÓ HAI Vᅡ̣T Mᅡ̃U.doc