Mĩ thuật (lớp 1)
Bài 1 : XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI
I/. MỤC TIÊU
- Học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ thiếu nhi.
- Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trong tranh.
II/. Đồ dùng
1. Giaó viên:
- Sưu tầm các tranh vẽ thiếu nhi thể loại “Thiếu nhi vui chơi”.
- Tranh phóng to ở vở tập vẽ.
2. Học sinh:
- Vở tập vẽ.
- Màu, chì, tẩy.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật tiểu học tuần thứ 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao đổi sở thích của mình với bạn.
- Học sinh lắng nghe.
- Hình thức:
Thi đua, tiếp sức
Nhóm, lớp, cổ vũ các bạn tham gia trò chơi.
- Học sinh chơi.
- Học sinh lắng nghe.
Mĩ thuật Lớp 2
Bài 1 : VẼ TRANG TRÍ: VẼ ĐẬM – VẼ NHẠT
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.
- Biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh, bài cũ trang trí có các độ đậm nhạt.
- Hình minh hoạ 3 sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt.
2. Học sinh:
- Màu, vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
- Bài cũ.
- Đồ dùng học tập.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Nói đến vẽ là ai cũng sẽ nghĩ ngay đến màu sắc. Trong mỗi màu có rất nhiều sắc độ khác nhau. Hôm nay để các em hiểu rõ về những sắc độ của màu sắc thầy sẽ hướng dẫn các em bài “Vẽ đậm – vẽ nhạt”.
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng và cho học sinh nhắc lại.
Hoạt động 1 :Quan sát – nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh xem tranh và đặt câu hỏi:
+ Các em cho thầy biết 2 màu màu nào đậm, màu nào nhạt?
+ Em thấy màu này như thế nào với 2 màu kia? Gọi là màu gì?
+ Trong họp màu, màu nào đậm nhất, màu nào nhạt nhất?
+ Cho học sinh tìm 3 sắc độ vừa học ở bài vẽ trong vở tập vẽ.
Tóm lại : trong tranh, ảnh có rất nhiều màu sắc khác nhau nhưng có 3 sắc độ chính: Đậm, đậm vừa, nhạt.
Những sắc độ này làm cho bức tranh, bài trang trí đẹp và sinh động hơn.
Hoạt động 2 : cách vẽ đậm – nhạt
* Giáo viên hướng dẫn cách vẽ đậm, đậm vừa, nhạt lên bảng.
- Cho học sinh lên bảng vẽ và nhận xét.
Cho học sinh nêu cách vẽ đậm, nhạt.
Hoạt động 3 : thực hành
Giáo viên cho học sinh nhận xét hình 5 và hướng dẫn cách vẽ: Các em có thể chọn màu, chì đen hoặc bút bi để vẽ các độ đậm nhạt theo cảm riêng của mình.
Giáo viên theo dõi và nhắc nhở sửa sai những học sinh chưa vẽ đúng.
Hoạt động 4 :Nhận xét - đánh giá:
Giáo viên chọn 5 bài vẽ của 5 em lên bảng và gọi học sinh lên nhận xét từng bài xem đúng hay chưa đúng.
Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét về mức độ đậm nhạt của bài vẽ
4. Củng cố - dặn dò :
- Vẽ tranh như thế nào gọi là vẽ tranh đề tài nhà trường?
- Phong cảnh trường, học sinh ôn bài, vui chơi, lao động,...
- Em nào chưa vẽ xong về nhà hoàn thành bức tranh giờ sau cô sẽ kiểm tra. Các em về nhà chuẩn bị cho bài sau.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe.
- Theo dõi cách vẽ.
- Vẽ bảng.
- Nêu cách vẽ.
- Nhận xét hình vẽ.
- Học sinh thực hành
- Nhận xét bài vẽ.
- Lắng nghe.
Mĩ thuật Lớp 3
Bài 1 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: XEM TRANH THIẾU NHI
(Đề tài môi trường)
I. Mục tiêu
- HS tiếp xúc, làm quen, với tranh thiếu nhi, của hoạ sĩ.
- Hiểu nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh về đề tài môi trường.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài môi trường.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh, ảnh đề tài môi trường.
- Vở tập vẽ 3, bút chì, gom, bút màu.
III. Các hoạt động dạy - học :
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
- Bài cũ.
- Đồ dùng học tập.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Giáo viên treo tranh của thiếu nhi lên bảng và cho học sinh quan sát và giới thiệu: Đây là những bức tranh về môi trường mà các bạn thiếu nhi đã vẽ ở nhiều nơi khác nhau. như: Ở sân trường, công viên, ở nhà... Nói đến môi trường thì chúng ta phải nói ngay đến bảo vệ môi trường.
a) Hoạt động 1: Xem tranh.
* Giáo viên treo tranh “Căm sóc cây xanh” và cho học sinh thảo luận nhóm 2.
- Các em hãy nhìn vào bức tranh thứ nhất và cho thầy biết bức tranh này vẽ về hoạt động gì?
- Trong tranh hình ảnh nào chính, hình ảnh nào phụ?
- Hình dáng các bạn nhỏ trong tranh được vẽ như thế nào?
- Em thấy tranh bạn vẽ màu nào nhiều? Vì sao?
- Em thích tranh này không? Vì sao?
* Giáo viên chốt lại: Đây là bức tranh vẽ các bạn đang quét dọn sân trường cho sạch đẹp. Là học sinh các em cũng phải có ý thức quét dọn cho sân trường mình luôn sạch đẹp.
* Giáo viên treo tranh “Chúng em cùng cây xanh” và cho học sinh thảo luận nhóm 2.
- Trong tranh hình ảnh nào chính, hình ảnh nào phụ?
- Hình dáng các bạn nhỏ trong tranh được vẽ như thế nào?
- Em thấy tranh bạn vẽ màu nào nhiều? Vì sao?
- Em thích tranh này không? Vì sao?
* Giáo viên chốt lại: Cả hai bức tranh được các bạn vẽ trong khung cảnh ở trường học, Những hoạt động trong tranh cho ta thấy các bạn vẽ về đề tài bảo vệ môi trường trong trường học của mình. Cây xanh được các bạn tô màu xanh lá cây, lá cây dừa được tô màu xanh lá cây đậm, màu của nắng các bạn tô màu vàng nhạt.
b) Hoạt động 2: Nhận xét - đánh giá
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cây xanh?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
4. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà các em tập quan sát và nhận xét một số tranh mà em biết.
- Chuẩn bị đồ dùng bài sau.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Lắng nghe.
- Xem và thảo luận
- Các bạn tưới cây, xem đất cho cây.
- Các bạn tưới cây.
- Màu sắc đẹp. Có màu xanh của cây, màu vàng của nắng buổi sáng.
- Lắng nghe.
- Xem và thảo luận
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Mĩ thuật lớp 4
BÀI 1: Vẽ trang trí
MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
I - Mục tiêu:- Biết thêm cách pha các màu: da ca, xanh lá cây và tím.- Nhận biết được các cặp màu bổ túc.
- Pha được các màu theo hướng dẫn.
II - Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên :- Hộp màu; Bút vẽ; Bảng pha màu. - Hình giới thiệu 3 màu cơ bản và hình hướng dẫn.
- Bảng màu giới thiệu các màu nóng , màu lạnh và màu bổ túc.
2. Học sinh :- SGK; Vở thực hành.
- Hộp màu; Bút vẽ hoặc sáp màu, bút chì màu, bút da.
III - Hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra đồ dùng.
2. Bài mới:
a) Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
* Cho học sinh quan sát hình 1,2,3,4,5 và trả lời câu hỏi:
- Nêu tên 3 màu cơ bản.
- Nêu kết quả pha màu:
+ Đỏ pha vàng?
+ Vàng pha lam?
+ Lam pha đỏ?
- Giới thiệu các cặp màu bổ túc:
+ Đỏ bổ túc cho lục.
+ Lam bổ túc cho cam.
+ Vàng bổ túc cho tím.
- Giới thiệu màu nóng, màu lạnh:
+ Màu nóng là những màu gây cảm giác nóng, Ví dụ.
+ Màu lạnh là những màu gây ra cảm giác lạnh, ví dụ.
- Cho hs xem các màu để hs tìm đúng màu nóng hay lạnh.
- Chốt lại kiến thức hoạt động 1.
b) Hoạt động 2: Cách pha màu
- Làm mẫu cách pha màu, vừa thao tác vừa giải thích.(trên nhiều chất liệu)
- Giới thiệu các màu có sẵn được pha như thế nào.
c) Hoạt động 3: Thực hành
* Hướng dẫn cách làm và yêu cầu học sinh thực hành.
- Yêu cầu học sinh tập pha màu.
- Hướng dẫn theo dõi và nhắc nhở.
- Chú ý tỉ lệ màu nhiều ít sẽ ra các sắc độ khác nhau.
d) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Nêu một số gợi ý để học sinh nhận xét.
- Khen ngợi tuyên dương những học sinh pha đẹp.
4) Cũng cố dặn dò:
- Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
- Hoàn thành bài tập ở nhà.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Nhắc lại và xem hình SGK.
Cam
Xanh lá cây
Tím
Đỏ-Xanh lá cây
Lam-cam
Tím-vàng
- Tập pha màu trên giấy nháp, vở tập vẽ.
- Lắng nghe.
- Thực hành.
- Nhận xét lẫn nhau.
- Học sinh lắng nghe.
Mĩ thuật Lớp 5
Bài 1: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
I. Mục tiêu
- Hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- Có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”.
II. Đồ dùng
1.Giáo viên:
- Tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”
- Sưu tầm thêm tranh của họa sỹ Tô Ngọc Vân.
2. Học sinh:
- SGK, vở tập vẽ.
- Màu.
III. Các hoạt động dạy - học :
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
- Đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Để các em biết và hiểu được tác phẩm của họa sỹ Tô Ngọc Vân và sự nghiệp của ông. Hôm nay thầy sẽ giới thiệu với các em tác phẩm “ Thiếu nữ bên hoa Huệ ”.
Hoạt động 1: Vài nét về tác giả
* Cho học sinh đọc mục 1 và trả lời câu hỏi:
- Em hãy tóm lại một vài nét chính về tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân?
- Nêu tên một số bức tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân mà em biết?
* Giáo viên bổ sung và tóm lại một vài nét chính.
- Họa sỹ Tô Ngọc Vân có nhiều đóng góp cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông đã tốt nghiệp trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa II (1926-1931). Sau đó trở thành giảng viên của Trường. Trong thời kỳ này ông đã vẽ rất nhiều tranh về đề tài thiếu nữ và phong cảnh. Cách Mạng tháng 8 thành công, ông được giao mở lại Trường Mỹ Thuật, kháng chiến bùng nổ, ông cùng đồng nghiệp lên chiến khu Việt Bắc thành lập trường Mỹ thuật và là Hiệu trưởng đầu tiên của trường mỹ thuật nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Thời kỳ này ông vẽ tranh về Bác Hồ, về đề tài kháng chiến, đề tài sinh hoạt của các dân tộc.
b) Hoạt động 2: Xem tranh
* Cho học sinh xem tranh ở sách và thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi:
- Tranh được vẽ bằng chất liệu gì ?
- Tranh vẽ hình ảnh nào chính? Hình ảnh chính được vẽ như thế nào?
- Tranh còn vẽ hình ảnh nào nữa?
- Tranh vẽ màu nào nhiều?
- Em thấy bức tranh đẹp ở chỗ nào?
* Giáo viên giới thiệu thêm:
Tác giả vẽ một cô gái ở thành thị, trong dáng ngồi nghiêng đầu cúi, tay trái đặt nhẹ nhàng lên mái tóc, tay phải nương nhẹ cánh hoa. Hình ảnh cô gáichiếm hầu hết diện tích tranh, bố cục như vậy làm nổi bậc được chủ đề tranh với vẻ trầm tư suy nghĩ đượm buồn và toát lên một nét đẹp dịu dàng của cô gái Hà Nội.
c) Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá
- Nhận xét tiết học.
- Lưu ý khi xem tranh.
4) Cũng cố dặn dò:
- Tìm hiểu thêm ở nhà.
- Về nhà sưu tầm một số bài trang trí hình vuông và xem trước bài : Màu sắc trong trang trí.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Lắng nghe.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Ông là nhà quản lí, nghiên cứu lí luận mĩ thuật, góp phần tạo cho đất nước có nhiều họa sĩ có tên tuổi, có công lớn trong việc xây dựng nền mĩ thuật Việt Nam hiện đại. Năm 1954, trên đường đi công tác ở Điện Biên Phủ ông đã hy sinh ở tuổi 48.
- Xem tranh và thảo luận nhóm.
- Tranh vẽ một thiếu nữ mặc áo dài trắng ngồi nghiêng đầu bên lọ hoa huệ rất duyên dáng và mang nét đẹp dịu dàng của người con gái.
- Màu trắng, màu hồng, màu xanh.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
File đính kèm:
- Giao an My thuat Tieu hoc.doc