Giáo án Đạo đức 1 tuần 1 - 28

Tuần 1

BÀI 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1

A. MỤC TIÊU : 1 Học sinh biết được :

- Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.

- Vào lớp một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ.

 2. Học sinh có thái độ :

- Vui vẻ, phấn khởi đi học.

- Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.

B. ĐỒ DÙNG

- Vở bài tập đạo đức 1.

- Các điều 7, 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.

- Các bài hát về trẻ em : “Trường em “, “Đi học”. “ em yêu trường em“, “đi đến trường “

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Đạo đức 1 tuần 1 - 28, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa vở cho cô bằng hai tay và nói: Thưa cô, vở bài tập của em đây ạ! Sau đó, nói rõ bài làm của mình cho cô biết. Bạn học sinh đứng thẳng, mắt nhìn cô giáo và chào ra về: Ví dụ: Thưa cô, xin phép cô em về ạ! 3. Hoạt động 3: Học sinh đọc ghi nhớ ở SGK Tuần 19 BÀI 10: EM VÀ CÁC BẠN I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh hiểu: Trẻ em có quyền ht, có quyền vui chơi, có quyền kết giao bạn bè. Cần tập đoàn kết, thân ái với bạn cùng học hình thành cho học sinh Kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và của người khác khi học, khi chơi với bạn. Hành vi cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN – Vở bài tập đạo đức – Phương tiện để vẽ tranh. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC Em đã làm gì để tỏ ra lễ phép, vâng lời thầy cô giáo? 2. Bài mới a) Hoạt động 1: Phân tích tranh bài tập 2 Các bạn đang làm gì? Các bạn đó có gì vui không? Các bạn đang học. Cùng chơi với nhau rất vui Noi theo các bạn đó, em cần cư xử thế nào với bạn bè Cần vui vẻ đoàn kết, cư xử tốt với bạn bè. Học sinh trình bày khách quan theo từng tranh- nhận xét, bổ sung. b. Hoạt động 2 Thảo luận lớp - Để cư xử tốt với bạn bè Các em cần làm gì? Cần học, chơi cùng nhau, nhường nhịn, giúp đỡ nhau - Với bạn bè, cần tránh những việc gì? Tránh trêu chọc, đánh nhau, làm bạn đau, bạn giận – Cư xử tốt với bạn có lợi gì? Được bạn bè quý mến * Giáo viên tổng kết c). Hoạt động 3: Giới thiệu bạn thân - Học sinh kể về người bạn thân của mình. * Bạn tên gì? Bạn đang học, bạn đang sống ở đâu? * Em và bạn đó cùng học, cùng chơi với nhau như thế nào? * Các em yêu quý nhau ra sao? * Giáo viên tổng kết Khen những em biết cư xử tốt với bạn của mình Đề nghị cả lớp tuyên dương, học tập. Tuần 20 TIẾT 2 1. Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ về việc mình đã cư xử tốt với bạn Giaó viên yêu cầu Bạn đó là bạn nào? Tình huống gì xảy ra? Em đã làm gì khi đó với bạn Tại sao em lại làm như vậy? Kết quả như thế nào? Học sinh nhận xét. Giaó viên tổng kết: - Khen ngợi những học sinh đã cư xử tốt với bạn nhắc nhở những học sinh có hành vi sai trái với bạn 2. Hoạt động 2: Thảo luận cặp: BT3 Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Trong tranh các bạn đang làm gì? Việc làm đó có lợi hay có hại? Vì sao? Các em làm theo các bạn ở tranh nào? (1, 3, 5, 6) Không làm theo các bạn ở tranh nào? (2, 4) 3. Hoạt động 3: Tổng kết Học sinh vẽ tranh về cư xử tốt với bạn Giáo viên phổ biến yêu cầu - Từng học sinh vẽ tranh - Một số em lên thuyết minh Giáo viên nhận xét động viên Học sinh về nhà vẽ tiếp Tuần 23: BÀI 11: ĐI BỘ ĐÚNG QUI ĐỊNH I. MỤC TIÊU: 1. Học sinh hiểu: phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đông không có vỉa hè thì phải đi sát lề đường Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch qui định. Đi bộ đúng qui định là bảo đảm an toàn cho bản thân và mọi người. 2. Học sinh thực hiện đi bộ đúng qui định. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN. Vở bài tập đạo đức Ba chiếc đèn hiệu làm bằng bia cứng ba màu đỏ, vàng, xanh, hình tròn đường kính 15 ->20cm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. KTBC - Em cần cư xử như thế nào với bạn bè? 2. Bài mới a) Hoạt động 1: Học sinh làm bài tập 1 Giáo viên treo tranh và hỏi: * Ở thành phố, đi bộ phải đi ở phần đường nào? Đi bộ trên vỉa hè * Ở nông thôn, đi bộ đi ở đường nào tại sao? Đi sát lề đường Cần đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch qui định. b) Hoạt động 2 Học sinh làm bài tập 2 Một số học sinh lên trình bày kết quả Học sinh nhận xét – bổ sung. Giáo viên kết luận Tranh 1: Đi bộ đúng qui định Tranh 2: Bạn nhỏ chạy ngang đường là sai qui định Tranh 3: 2 bạn sang đường đi đúng quy định Học sinh đánh dấu Đ, S c). Hoạt động 3 Trò chơi “Qua đường” Giáo viên vẽ sơ đồ ngã tư có vạch qui định cho người đi bộ và chọn học sinh vào các nhóm: người đi bộ, người đi xe ô tô, đi xe máy, xe đạp. Học sinh có thể đeo biển vẽ hình ôtô trên ngực hoặc trên đầu. Giáo viên phổ biến luật chơi: Mỗi nhóm chia thành 4 nhóm nhỏ đứng ở 4 phần đường, khi người điều khiển giơ đèn đỏ thì xe và người đi bộ phải dừng trước vạch còn người đi bộ và đi xe của tuyến đèn xanh được đi. Những người phạm luật sẽ bị phạt Học sinh tiến hành chơi. Giaó viên nhận xét, khen những bạn đi đúng quy định. Tuần 24 TIẾT 2 1. Họat động 1: Học sinh làm bài tập 4 Giáo viên yêu cầu từng học sinh làm Nối tranh vẽ người đi bộ đúng quy định với khuôn mặt tươi cười và giải thích vì sao Học sinh làm vào vở bài tập Giáo viên tổng kết: Khuôn mặt tươi cười nối với các tranh 1, 2, 3, 4, 6 vì những người trong các tranh này đã đi bộ đúng quy định. Các bạn ở tranh 5, 7, , 8 thực hiện sai quy định về an toàn giao thông, có thể gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến tính mạng. 2. Hoạt động 2: Học sinh thảo luận cặp đôi theo BT 3 Các bạn nào đi đúng quy định 2 bạn đi trên vỉa hè đúng quy định Những bạn nào sai quy định? Vì sao 3 bạn đi dưới lòng đường là sai. Vì như thế vậy là sai quy định, rất nguy hiểm. Nếu thấy bạn mình đi như thế em sẽ nói gì với các bạn? => Giáo viên kết luận Học sinh thảo luận - trả lời Đi trên vỉa hè là đúng qui định, đi dưới lòng đường là sai, cản trở giao thông, dễ gây tai nạn nguy hiểm. 3. Hoạt động 3: Trò chơi (Bt 5) Giáo viên hướng dẫn chơi Học sinh xếp 2 hàng vuông góc – 1 em đứng giữa phần giao cầm hai đèn hiệu xanh, đỏ – Khi bạn giơ tín hiệu thì các em phải thực hiện việc đi cho đúng qui định – Nhóm nào sang đường trước là thắng – Học sinh thực hiện trò chơi Giáo viên nhận xét - công bố kết quả đội thắng 4). Hoạt động 4 : Học sinh đọc câu thơ cuối bài Tuần26 Bài 12: CẢM ƠN VÀ XIN LỖI I. MỤC TIÊU 1. Giúp học sinh hiểu được Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ, cần xin lỗi khi mắc lỗi, làm phiền đến người khác Biết cảm ơn, xin lỗi là tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác 2. Học sinh có thái độ tôn trọng những người xung quanh 3. Học sinh biết nói cảm ơn, xin lỗi khi cần trong cuộc sống hằng ngày II. CHUẨN BỊ : 2 tranh bài tập 1 phóng to Quyển truyện tranh Một số bìa giấy làm nhị hoa, cánh hoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. KTBC: Vì sao phải đi bộ trên vỉa hè ? 2. Bài mới. a) Hoạt động 1: Phân tích tranh bài tập 1 Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Trong từng tranh có những ai ? Họ đang làm gì? Họ đang nói gì? Vì sao? Tranh 1: Có ba bạn, 1bạn cho bạn khác. Quả cam, bạn này đưa tay ra nhận và nói “cảm ơn bạn” Tranh 2: Trong tranh có cô giáo đang dạy học và một bạn đến học muộn. Bạn đã vòng tay xin lỗi cô. Giáo viên kết luận : Vậy khi được người khác quan tâm, giúp đỡ thì chúng ta phải nói lời cảm ơn, khi có lỗi, làm phiền người khác thì phải xin lỗi. b) Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi theo bài tập 2 Học sinh quan sát tranhở bài tập 2 và thảo luận. + Trong từng tranh có những ai ? + Họ đang làm gì ? Từng cặp học sinh độc lập thảo luận + Các bạn ấy cần nói gì ? vì sao ? - Trình bày ý kiến Giáo viên kết luận theo từng tranh : + Tranh 1 : Nhân dịp sinh nhật Lan, các bạn đến chúc mừng. Khi đó, bạn Lan cần phải nói “ Xin cảm ơn các bạn “ + Tranh 2 : Trong giờ học, các bạn đang ngồi học thì bạn Hưng làm rơi hộp bút của một bạn. Hưng phải xin lỗi bạn vì gây phiền có lỗi với bạn + Tranh 3 : Trong giờ học, một bạn ngồi cạnh đưa cho Vân chiếc bút để dùng. Vân cầm lấy và cảm ơn bạn. c). Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế Học sinh tự liên hệ bản thân Em đã cảm ơn hay xin lỗi ai ? Chuyện gì xảy ra khi đó ? Em đã nói gì để cảm ơn (hay xin lỗi) Vì sao lại nói như vậy ? Kết quả là gì ? Giáo viên tổng kết – nhận xét Tuần 27 TIẾT 2 1. Hoạt động 1: Làm bài tập 3: -Học sinh quan sát : Nêu cách ứng xử theo các tình huống -Từng học sinh tự làm bài tập -Học sinh trình bày kết quả. GIÁO VIÊN KẾT LUẬN : a) Tình huống 1 Cần nhặt hộp bút lên trả cho bạn và nói lời xin lỗi. 1 số học sinh nhắc lại b)Tình huống 2 Cần nói lời cảm ơn bạn vì bạn đã giúp đỡ mình. 1 số học sinh thực hành lại 2. Hoạt động 2 : Giáo viên đưa ra các tình huống : Thắng mượn quyển truyện tranh của Nga về nhà đọc nhưng sơ ý để em bé làm rách 1 trang. Hôm nay Thắng mang trả sách. Trò chơi sắm vai Học sinh đóng vai Thắng và Nga từng cặp. Học sinh diễn vai. Học sinh nhận xét cách ứng xử như vậy có đúng không? Còn cách nào khác không? Giáo viên tổng kết : Bạn Thắng cần cảm ơn bạn về quyển sách và thành thật xin lỗi bạn vì đã làm hỏng sách. Nga cần tha lỗi cho bạn “không có gì, bạn đừng lo” 3. Hoạt động 3 : Chơi ghép cánh hoa vào nhị hoa. (Bài tập 5) Giáo viên phát cho các nhóm (4 em/ 1 nhóm) 1 nhị hoa “cảm ơn” và một nhị hoa “xin lỗi” cùng các cánh hoa ghi rõ tình huống. Yêu cầu : Ghép cánh hoa vào nhị hoa sao cho phù hợp. * Các nhóm làm việc. * Các nhóm trình bày sản phẩm. * Lớp nhận xét. Giáo viên nhận xét và kết luận bông hoa “cám ơn” và “xin lỗi” đúng. Nhận xét tiết học. Tuần 28 BÀI 13 : CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT MỤC TIÊU: Giúp học sinh hiểu được : Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. Khi chào hỏi, tạm biệt, cần nói rõ ràng, nhẹ nhàng vừa đủ nghe với lời xưng hô phù hợp với người mình chào, tạm biệt nhưng không được gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Học sinh có thái độ tôn trọng mọi người. Học sinh thực hiện được hành vi chào hỏi, tạm biệt trong cuộc sống hàng ngày. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi” Giáo viên nêu các tình huống: Hai bạn gặp nhau Học sinh gặp cô giáo ngoài đường Em đến nhà bạn gặp bố mẹ bạn. Giáo viên nhận xét. Học sinh đứng thành hai vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau làm thành từng đôi một. Học sinh chào hỏi Học sinh nhận xét Hoạt động 2: Giáo viên nêu câu hỏi Cách chào hỏi trong mỗi tình huống là giống hay khác nhau? Em thấy thế nào khi : Được người khác chào hỏi. Em chào và được đáp lại Gặp 1 người bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp Giáo viên kết luận: Học sinh nêu ý kiến Cần chào khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Học sinh đọc câu tục ngữ : “ Lời chào cao hơn mâm cỗ.”

File đính kèm:

  • docGiao an Dao duc 1(1).doc
Giáo án liên quan