Đề tài Đọc, viết đúng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc ít người

Để góp phần dạy và học có chất lượng cao đối với môn tiếng việt, tôi nghĩ việc đầu tiên phải giúp học sinh tiểu học đọc, nói, viết đúng tiếng việt từ bậc tiểu học.

Vì sao vậy !

Nếu đọc tốt các em hiểu và cảm thụ được nội dung mục đích của văn bản.

Viết đúng tiếng việt giúp người đọc hiểu và cảm nhận được mục đích nói thông báo

 

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đọc, viết đúng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc ít người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viết đúng Tiếng Việt cho học sinh đã là rất quan trọng nhưng với những học sinh dân tộc ít người lại là quan trọng hơn vì chỉ có ở bậc tiểu học mới hình thành cho các em từng nét chữ, câu từ, có được tốt hay không là do quá trình rèn luyện của người giáo viên tiểu học. IV. nội dung nghiên cứu Đề tài rèn “ Đọc, viết cho học sinh dân tộc ít người “ tôi đã áp dụng có hiệu quả từ năm học 1997 – 1998 đến nay tôi đã rút ra được những ưu điểm và đưa ra sử dụng rộng rãi với các giáo viên trong trường. v. đối tượng nghiên cứu Là giáo viên tiểu học dạy đối tượng học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 nên tôi nghĩ rèn “ Đọc, viết đúng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc ít người “ phải áp dụng từ học sinh lớp 1 đến học sinh lớp 5. Vì bậc học tiểu học là viên gạch đầu tiên, là nền tảng cho kiến thức sau này. Phần II: Nội dung và phương pháp tiến hành i. thực trạng về đối tượng nghiên cứu (3 năm trước) Qua nhiều năm nghiên cứu và thực hiện đặc biệt là 3 năm gần đây tôi đã rút ra được các điểm mạnh, điểm yếu cơ bản của công tác này. * Điểm mạnh: Đối với các em học sinh dân tộc các em rất ngoan nghe lời thầy cô giáo. Nếu giáo viên chủ nhiệm gần gũi, nhẹ nhàng khuyên bảo, chỉ bảo các em từng câu, từng chữ trong từng tiết học, tìm hiểu mặt mạnh, mặt yếu của các em sẽ đưa ra được những biện pháp giáo dục thích hợp đối với từng đối tượng học sinh. * Điểm yếu: Đối với các em ở nông thôn, bản xa trình độ dân trí thấp hơn nữa điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn, chưa hiểu sâu rộng về công tác xã hội hoá giáo dục nên chưa trú trọng đầu tư cho các em đi học, mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh còn hạn chế, sự tiếp thu bài còn chậm là những mặt khó khăn trong công tác rèn “ Đọc, viết đúng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc ít người “. * Chất lượng dạy và học: Từ việc thực hiện tốt công tác rèn “ Đọc, viết đúng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc ít người “ nên chất lượng dạy và học luôn đạt kết quả tốt. Cụ thể là ba năm gần đây đã có nhiều em thi học sinh viết chữ đẹp cấp trường và một em thi học sinh viết chữ đẹp cấp huyện và đạt giải ba. Chất lượng chuyển lớp đều đạt 100%. Các em đều tự giác hứng thú học tập nghe thầy đua bạn không có học sinh bỏ học, chất lượng được nâng lên rõ rệt. II. nội dung và phương pháp tiến hành Đúng vậy rèn đọc, viết đúng Tiếng Việt là điều rất khó đối với học sinh bậc tiểu học, xong đối với học sinh dân tộc ít người xa trung tâm càng khó hơn. Vì sao vậy ! Vì ngôn ngữ bất đồng, phát âm chưa chuẩn, khả năng nhận thức chậm, sự hỗ trợ ở gia đình hầu như không có (trình độ dân trí thấp). Dẫn đến giáo viên đứng lớp phải hết khả năng, vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp xong không ngừng cải tiến phương pháp phù hợp với đối tượng, phù hợp với từng bài dạy giúp học sinh đọc, viết đúng Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Vào đầu năm học mới của mỗi năm, tôi tiến hành ổn định công tác tổ chức đầu năm như điều tra năm cũ, tiến hành phân loại các mặt, tìm hiểu hoàn cảnh thân thể, khả năng học tập của từng em, từng môn, khả năng phát triển bồi dưỡng. Lập kế hoạch giảng dạy các môn học cũng như kế hoạch chủ nhiệm kịp thời, phù hợp đối tượng học sinh trong lớp. Việc tiếp theo tôi bắt tay vào công tác dạy các môn văn hoá theo trình quy định, xong trú trọng luôn cải tiến phương pháp dạy học 2 phân môn “Đọc, viết đúng Tiếng Việt”. 1. Dạy đọc, viết qua môn Tiếng Việt. Trong mỗi giờ tập đọc, chính tả chính khoá tôi soạn giảng chi tiết, đầy đủ nội dung giáo án. Có phương pháp cụ thể từng bài, luôn phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp. Sau mỗi bài giáo án tôi có kế hoạch phụ lục bồi dưỡng học sinh cá biệt về đọc, viết còn yếu. Để học sinh tiếp thu bài chủ động, cũng như không dồn ép bị động khi tiếp kiến thức trên lớp (Đọc, viết). Tôi thường hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài mới, bắt đầu cách đọc và xác định trọng tâm câu hỏi. Đọc nội dung bài tập đọc, tập xác định ý chính bài tập đọc hay một văn bản đơn giản. Hướng dẫn học sinh cách trả lời ngắn gọn, đúng nội dung câu hỏi. - Tại sao cần tiến hành bước này ! Vì học sinh hiểu đúng nội dung, ý nghĩa, đương nhiên đọc, viết đúng (Từ ngữ, câu, đoạn văn) đó. Cách khác khi đã hiểu ý nghĩa văn bản thì việc tiến hành rèn đọc, viết thành tiếng, thành chữ sẽ nhẹ nhàng hơn. - Việc thứ hai sau tìm hiểu và cảm thụ nội dung bài tập đọc, bài học các môn hay một văn bản đơn giản, là rèn đọc, viết đúng chức năng trọng tâm, thông qua bước luyện đọc trong tiết tập đọc ở tiểu học. - Muốn vậy trước đó học sinh phải được nghe đọc đúng, đọc hay. Từ đó học sinh có cảm xúc đối với văn bản trước mặt, nên mỗi giáo viên cần chú ý bước đọc mẫu, nhấn mạnh từ, tiếng khó, diễn cảm những câu văn dài gợi tả, câu văn có hình ảnh. - Tiếp theo hướng dẫn học sinh phát âm theo, bước này theo sự chuẩn bị của bài giảng tôi thường chuẩn bị đồ dùng dạy học để giúp học sinh hiểu ý nghĩa thực tế cuộc sống của từ khó đó. VD: Thuyền: Cái thuyền ( Tranh cái thuyền ) học sinh thường lẫn: Chuyền: tung từ người này sang cho người khác. Đặc biệt gợi ý cho học sinh hiểu: “ Thuyền “: phát âm như thế nào ? “ Chuyền “ Phát âm như thế nào ? Tuy nhiên tránh gò bó máy móc mà chủ yếu gắn ý nghĩa thực tế học sinh sẽ nhớ dai, lâu và chắc chắn hơn. Chú ý học sinh phát âm sai sửa ngay tại chỗ. * Dùng phương pháp trò trơi vui gây ấn tượng giúp học sinh viết đúng, đọc đúng Tiếng Việt. Ngoài việc rèn học sinh tiểu học đọc, viết đúng Tiếng Việt qua phân môn tập đọc tôi thường dành thời gian tự làm một số đồ chơi ( Hình thức đúng như con tú lơ khơ ). Trên đó ghi sẵn một số vần khó, bên cạnh đó có một số con tú khác trong đó ghi một số phụ âm đầu, mục đích khi ghép lại thành một từ đơn hoặc từ ghép khó đọc, khó viết. Hướng dẫn học sinh cách chơi, luật chơi và nội quy chơi thường xuyên. VD 1: Một em đưa ra một con tú có nội dung vần khó là: “uyền”. Lập tức một học sinh khác tìm được một con tú có phụ âm “ch” hoặc “tr”, “th”, “h”… Với điều kiện tại thành một từ có nghĩa. VD 2: Một học sinh đưa ra một tranh con vật hoặc cảnh vật. Một học sinh khác đưa ra một con tú có hình một phụ âm viết đúng tên con vật hoặc cảnh vật trong tranh, mục đích để học sinh viết đúng, đọc đúng phụ âm, không làm sai nghĩa của từ. VD 3: Hình một con sông. Học sinh khác tìm con tú có chữ “S“ VD tương tự nội dung con thú có vẽ vài cái lông gà, lông chim… Học sinh khác lấy một con tú có chữ “L”. VD 4: Một học sinh lấy ra một con tú có viết chữ “ngh”, “ng” một học sinh khác lấy ra được chữ “e”, “i”, “ê” để sau “ngh” và các chữ “ô”, “o”, “u”, “a”… Đặt sau “ng”. VD 5: Có hình ảnh cây sắn có củ ứng một tranh có phụ âm là “s”. Cứ tương tự cách chơi thường xuyên như vậy tôi đã giúp học sinh đọc, viết đúng Tiếng Việt bậc tiểu học nói chung và phù hợp đối tượng lớp mình chủ nhiệm nói riêng. 2. Dạy đọc viết qua phân môn chính tả. Kết hợp hai hình thức chính tả nghe – viết và so sánh tôi hướng dẫn học sinh nghe chính xác, viết chính xác. Đặc biệt tiến hành tiết chính tả so sánh tuy khó xong giúp học sinh phân biệt và nhận ra cách viết đúng tiếng việt ở bậc tiểu học (lớp 3 ). Vì ở đó ngoài việc thực hiện các phương pháp thông thường theo quy trình đã học, tôi coi trọng một biện pháp cá nhân đó là kiểm tra trắc nghiệm sau tiết chính tả ( Khoảng 10 phút ). Thường thì các giáo viên chỉ cho học sinh viết bài đã quy định. Còn tôi muốn huy động khả năng tìm tòi so sánh của học sinh trong thực tế. Tránh gò bó một số cặp từ trong bài quy định. VD: Tìm những từ thường viết bằng phụ âm “s”, “x” có vần “ắc” hay vần “ai”, “ay”… Hoặc tìm những phụ âm viết với vần: “ung”, “iêng”… Qua bước này phát huy được khả năng so sánh cách đọc, viết đúng Tiếng Việt ở ( lớp 3 ) đối với chương trình phù hợp. 3. Dạy đọc viết đúng qua phân môn từ ngữ, ngữ pháp ( luyện từ và câu ). Qua hai phân môn trên đều có nhiệm cung cấp cho các em vốn từ vựng, ngôn ngữ của Tiếng Việt ở chương trình đầu bậc tiểu học. Vì ở đó các em biết dùng từ, biết đặt câu đúng, tóm lại là phương tiện đầu tiên để học sinh tiểu học bước đầu biết sử dụng Tiếng Việt, từ đó chắc chắn sẽ đọc đúng, viết đúng Tiếng Việt ở đầu bậc tiểu học. 4. Rèn đọc, viết đúng Tiếng Việt cho học sinh tiểu học qua các môn học khác. Nhìn chung qua hai phân môn chính ( Đọc, chính tả ) trong phân môn Tiếng Việt, tôi chú rèn cho học sinh đọc, viết tiếng việt qua tất cả các phân môn khác của Tiếng Việt cũng như các môn học khác, bằng cách rèn phát âm, rèn viết đúng chữ, đúng nghĩa của từ ngữ, đúng ngữ pháp. 5. Rèn học sinh viết đẹp ở bậc tiểu học. Tôi uốn nắn học sinh từng li, từng tí, viết đúng cỡ theo quy định ( cỡ nhỏ, viết hoa các phụ âm ). Viết đúng chính tả, viết hoa đúng mẫu, đúng cỡ chữ. Viết đều các chữ cái trong một chữ, các chữ cái được nối liền mạch trong một chữ, khoảng cách giữa các chữ trong câu đều nhau, hợp lý, toàn bài thoáng, sạch sẽ, biết trình bày mỗi khi gặp dấu chấm xuống dòng. Không viết hoa tự do, không dùng dấu câu bừa bãi. Không dùng nhiều loại mục trong một bài viết. Các yêu cầu cần đạt trên tôi đều rèn cho học sinh trong cá hình thức nghe, nói, viết. Viết theo trí nhớ và viết mẫu bài sạch, đẹp, đúng cỡ chữ, áp dụng linh hoạt trong tất cả các hình thức trên tôi đã đạt được kết quả trong giảng dạy cao hơn. Phần III: kết luận và kiến nghị I. kết luận Đọc, viết là hai việc quan trọng hàng đầu giúp học sinh có khả năng tiếp thu tốt các môn học khác. Đọc tốt đ hiểu và cảm thụ đúng đ hiểu đúng đ viết đúng đ giúp người khác hiểu đúng mục đích nói và cần thông báo. Mỗi giáo viên không ngừng tăng cường cải tiến phương pháp giúp học sinh tiểu học đọc, viết đúng Tiếng Việt ở bậc tiểu học. II. những kiến nghị đề xuất Để rèn “ Đọc, viết đúng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc ít người” ngày một tốt hơn tôi xin kiến nghị một số điểm sau. Đối với các vùng sâu xa cần trú trọng kiểm tra, đánh giá chất lượng các lớp học mầm non hơn nữa để khi bước vào lớp 1 các em đã biết hết các chữ cái và các chữ số từ 0 đến 10. Cần hỗ trợ cho các em học sinh dân tộc sâu xa về sách vở, bút, đồ dùng học tập để các em học tốt hơn ./. Phố Cáo, ngày 18 tháng 12 năm 2008 Xác nhận của nhà trường. Người viết Phạm Thị Định

File đính kèm:

  • docDe tai dinh.doc
Giáo án liên quan