Giáo án Mĩ thuật Tiểu học Tuần 25 Trường tiểu học Trần Quốc Toản

A/ Mục tiêu

- HS làm quen với tranh dân gian .

- Vẽ màu theo ý thích vào hình vẽ lợn ăn cây ráy .

- Bước đầu nhận biết vẻ đẹp của tranh dân gian .

B/ Chuẩn bị

- Giáo viên

+ Một vài tranh dân gian .

+ Một số bài vẽ màu của HS năm trước .

- Học sinh

+ Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ .

+ Chì, màu vẽ .

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học Tuần 25 Trường tiểu học Trần Quốc Toản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 LỚP 2 – BÀI 25 VẼ TRANG TRÍ TẬP VẼ HOẠ TIẾT DẠNG HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN A/ Mục tiêu - HS nhận biết được hoạ tiết dạng hình vuông , hình tròn . - Biết cách vẽ hoạ tiết . - Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích . B/ Chuẩn bị - Giáo viên . + Một số hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn . + Một số bài vẽ của HS năm trước . - Học sinh . + Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ . + Chì, thước, com pa, màu vẽ . C/ Các HĐ dạy – học chủ yếu HĐ - TG GV HS HĐ1-1phút HĐ2-4phút HĐ3-5phút HĐ4-20phút HĐ5-5phút 1/ Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS . 2/ Giới thiệu – HD quan sát a/ Giới thiệu -Giới thiệu bài . - Giới thiệu một số hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn . - Giới thiệu một số bài vẽ của HS năm trước . b/ Hướng dẫn quan sát - Hướng dẫn cho các em quan sát một số hoạ tiết và bài vẽ của HS năm trước để các em nhận biết : + Hoạ tiết là hình vẽ để trang trí . + Hoạ tiết trang trí rất phong phú về hình dáng và màu sắc : 3/ Hướng dẫn cách vẽ - Hướng dẫn cho các em vẽ hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn: + Vẽ hình vuông , hình tròn ( to, nhỏ tuỳ ý ) + Kẻ các đường trục chia hình ra nhiều phần bằng nhau để vẽ hoạ tiết cho đều. + Có thể vẽ được nhiều hoạ tiết khác nhau ở hình vuông, hình tròn. + Các hình giống nhau thì vẽ cùng một màu . 4/ Thực hành - Yêu cầu HS thực hành vẽ hoạ tiết dạng hình tròn vào hình vẽ cái túi và vẽ màu theo ý thích . - Quan sát và giúp các em trong khi thực hành . 5/ Nhận xét – đánh giá - Nhận xét chung tiết học . - Cùng HS nhận xét một số bài vẽ . - Tuyên dương những em có bài vẽ đẹp . DẶN DÒ - Dặn các em vê hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau. - Lấy đồ dùng học tập ra để GV kiểm tra . - Quan sát , nhận xét . - Quan sát GV hướng dẫn cách vẽ . - Thực hành . - Nộp bài và nhận xét bài vẽ . Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Ngày dạy : 04/03/10 LỚP 3 – BÀI 25 VẼ TRANG TRÍ VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT A/ Mục tiêu HS biết thêm về trang trí hình chữ nhật . Vẽ tiếp được họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật . Cảm nhận được vẻ đẹp của hình chữ nhật khi được trang trí. B/ Chuẩn bị Giáo viên + Sưu tầm một vài đồ vật có dạng hình chữ nhật được trang trí. + Một số bài vẽ trang trí hình chữ nhật của HS năm trước. + Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ. Học sinh + Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. + Chì, màu vẽ. C/ Các HĐ dạy – học chủ yếu HĐ - TG GV HS HĐ1 – 1phút HĐ2- 4phút HĐ3-5phút HĐ4-20phút HĐ5-5phút 1/ Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 2/ Giới thiệu, HD quan sát a/ Giới thiệu – Giới thiệu bài. – Giới thiệu một số đồ vật có trang trí hình chữ nhật . – Giới thiệu bài vẽ của HS năm trước. b/ Hướng dẫn quan sát – Hướng dẫn cho HS quan sát một số đồ vật có trang trí hình chữ nhật và bài vẽ trang trí hình chữ nhật của HS năm trước. + Đồ vật này có dạng hình gì? , được trang trí bằng những họa tiết gì?, đâu là họa tiết chính, đâu là họa tiết phụ? + Các họa tiết được vẽ những màu nào? 3/ Hướng dẫn cách vẽ – Giới thiệu hình minh họa HD cách vẽ và gợi ý cho HS cách vẽ tiếp các họa tiết và vẽ màu vào hình CN . + Vẽ họa tiết ở giữa hình CN trước : dựa vào các đường trục để vẽ cho đều. + Vẽ tiếp các họa tiết xung quanh để hoàn thành bài vẽ. + Dùng từ ba đến bốn màu để vẽ : Vẽ họa tiết chính hoặc nền trước, vẽ các họa tiết phụ sau, họa tiết nào giống nhau thì vẽ cùng một màu. 4/ Thực hành – Yêu cầu HS thực hành vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật . – Quan sát và giúp đỡ HS trong khi vẽ. 5/ Nhận xét – đánh giá – Nhận xét chung tiết học. – Cùng HS nhận xét một số bài vẽ. – Tuyên dương những em có bài vẽ đẹp. DẶN DÒ – Dặn HS về chuẩn bị bài sau. - Lấy đồ dùng học tập ra để GV kiểm tra. – Quan sát và nhận xét. – Quan sát GV hướng dẫn cách vẽ. – Thực hành. – Nộp bài và nhận xét bài vẽ. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày dạy : 05/03/10 LỚP 4 – BÀI 25 VẼ TRANH ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM A/ Mục tiêu HS biết tìm, chọn nội dung phù hợp. Vẽ được tranh về đề tài trường em . HS thêm yêu mến trường, lớp. B/ Chuẩn bị Giáo viên + Tranh của HS về đề tài nhà trường. + Hình HD cách vẽ. + Tranh về các đề tài khác. Học sinh + Sưu tầm tranh về trường học. + Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. + Chì, màu vẽ. C/ Các HĐ dạy – học chủ yếu HĐ - TG GV HS HĐ1-1phút HĐ2-4phút HĐ3-5phút HĐ4-20phút HĐ5-5phút 1/ Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 2/ Giới thiệu, HD quan sát a/ Giới thiệu – Giới thiệu bài. – Giới thiệu tranh vẽ về đề tài nhà trường. – Giới thiệu tranh vẽ về một số đề tài khác. b/ HD quan sát – HD cho HS quan sát tranh vẽ về đề tài nhà trường và các đề tài khác. + Đề tài về nhà trường có thể vẽ những gì? + Các hình ảnh nào thể hiện được nội dung chính trong tranh? – Tóm tắt: Đề tài nhà trường có thể vẽ ( giờ học trên lớp, các HĐ ở sân trường giờ ra chơi,…) , các hình ảnh chính trong tranh ( nhà, cây, người, hoa,…). 3/ HD cách vẽ – Giới thiệu hình minh hoạ HD cách vẽ và HD cách vẽ tranh cho HS về đề tài nhà trường. + Vẽ các hình ảnh chính trước vào giữa tranh và vẽ to để làm nổi bật nội đề tài: nhà, cây, người,… + Vẽ thêm các hình ảnh phụ để tranh thêm sinh động: vẽ một vài con vật,… + Vẽ màu tươi sáng, phù hợp với nội dung. 4/ Thực hành – Yêu cầu HS thực hành vẽ tranh về đề tài nhà trường theo nội dung phù hợp với khả năng của mình và vẽ màu theo ý thích. – Quan sát và giúp đỡ HS trong khi thực hành. + Nhắc HS cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối vào phần giấy. + Gợi ý HS tìm hình dáng, động tác của các hình ảnh chính trong tranh. 5/ Nhận xét, đánh giá – Nhận xét chung tiết học. – cùng HS nhận xét một số bài vẽ. – Tuyên dương những em có bài vẽ đẹp. DẶN DÒ – Dặn HS về chuẩn bị bài sau. - Lấy đồ dùng học tập ra để GV kiểm tra. – Quan sát và nhận xét. – Quan sát GV hướng dẫn cách vẽ. – Thực hành. – Nộp bài và nhận xét bài vẽ. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày dạy : 03/03/10 LỚP 5 – BÀI 25 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC A/ Mục tiêu - HS nhận biết đôi nét về tranh lụa . - HS hiểu thêm về cách khai thác nội dung qua cách vẽ của tác giả . - HS thêm yêu kính cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ . B/ Chuẩn bị - Giáo viên + Tranh Bác Hồ đi công tác . + Sưu tầm thêm một số tranh khác vẽ về đề tài Bác Hồ . - Học sinh + Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ . + Chì, màu vẽ . C/ Các HĐ dạy – học chủ yếu HĐ - TG GV HS HĐ1 – 1phút HĐ2 – 5phút HĐ3 – 25phút HĐ4 – 3phút HĐ5 – 1phút 1/ Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS . 2/ Giới thiệu – HD quan sát a/ Giới thiệu - Giới thiệu bài . - Giới thiệu tranh Bác Hồ đi công tác và một số tranh khác vẽ về Bác . b/ Hướng dẫn quan sát - Hướng dẫn cho các em quan sát tranh Bác Hồ đi công tác và một số tranh khác để các em nhận biết : + Tên tranh và tên tác giả ? + Chất liệu để vẽ tranh ? 3/ Hướng dẫn tìm hiểu tranh - Hướng dẫn cho các em xem tranh và tìm hiểu nội dung tranh . + Thế nào là tranh lụa ? + Tên bức tranh là gì ? được vẽ vào năm nào ? + Nội dung bức tranh thế nào ? * Bức tranh này phản ánh lại một nét sinh hoạt của Bác Hồ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là hình ảnh Bác Hồ cưỡi ngựa đi công tác ở chiến khu Việt Bắc . Hình ảnh trong tranh được họa sĩ chắt lọc các chi tiết không cần thiết đã lược bỏ bớt để làm rõ chủ đề, chỉ tập trung vào nhân vật Bác Hồ và anh bộ đội đang cưỡi ngựa qua suối . Với cách dùng màu đơn giản nhưng tinh tế kết hợp với cách bố cục thoáng và tập trung , bức vẽ đã làm nổi bật nhân vật chính là Bác Hồ , chủ đề chính là đi công tác , không gian là suối rừng , thời gian là buổi sớm tinh sương , hoạt động là cưỡi ngựa qua suối , tư thái là khẩn trương một cách thanh thản ….. Bức tranh đã thể hiện được đúng những yêu cầu của đề tài : hình thức trong sáng, cô đọng và gợi cảm, do đó được người xem yêu thích và nhớ lâu . + Em hãy nêu đôi nét về tác giả ? Họa sĩ Nguyễn Thụ là người Hà Nội nhưng lại hay vẽ về đề tài miền núi và sinh hoạt của đồng bào dân tộc vùng cao . Oâng tốt nghiệp trường CĐMT Việt Nam khóa I (1957 – 1962 ) là họa sĩ chuyên sáng tác tranh lụa và khắc gỗ . 4/ Nhận xét – đánh giá - Nhận xét chung tiết học . - Tuyên dương những em có ý kiến nhận xét tranh. 5/ Dặn dò . - Dặn các em về tìm hiểu thêm tranh vẽ về Bác Hồ và chuẩn bị bài sau . - Lấy đò dùng học tập ra để GV kiểm tra . - Quan sát, nhận xét . - Xem tranh và tìm hiểu nội dung tác phẩm . Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docMT Lop 15 tuan 25.doc
Giáo án liên quan