LỚP 1 Bài 23:
XEM TRANH CÁC CON VẬT
I/ MỤC TIÊU:
-Tập quan sát, nhận xét về nội dung đề tài, cách sắp xếp hình vẽ, cách vẽ màu.
-Chỉ ra bức tranh mình yêu thích.
-Bước đầu có cảm nhận vẻ đẹp của từng bức tranh.
II/ CHUẨN BỊ :
GV: Tranh vẽ các con vật.
HS : Vở vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG :
1 . Khởi động :Hát
2 . Bài cũ :
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3 . Bài mới :
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật tiểu học tuần 23 (chuẩn kiến thức kĩ năng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh giá.
- GV cho HS tự giới thiệu bài vẽ của mình.
-GV nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của HS.
Tổng kết – dặn dò.
-Về tập vẽ lại bài.
-Chuẩn bị bài sau: Vẽ đề tài tự do.
-Nhận xét bài học.
HS quan sát tranh.
HS trả lời.
HS quan sát.
HS lắng nghe.
Hs thực hành.
Hs thực hành vẽ.
HS giới thiệu bài vẽ của mình.
HS nhận xét.
Lớp 4
Bài 23: Tập nặn tạo dáng
TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI ĐƠN GIẢN
I/MỤC TIÊU :
- HS tìm hiểu các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.
-Làm quen với hình khối (tượng tròn).
-Nặn được một dáng người đơn giản theo hướng dẫn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên : SGK, SGV; Tranh ảnh về các dáng người hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh ;BT nặn của các HS lớp trước; Đất nặn .
2. Học sinh : SGK; Đất nặn; 1 miếng gỗ nhỏ hoặc bìa cứng;Vở thực hành ; Màu vẽ, giấy màu, hồ .
III. HOẠT ĐỘNG- DẠY HỌC :
1. Khởi động : Hát
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1:Quan sát, nhận xét
-Giới thiệu một số tượng người của HS lớp trước và cho HS xem ảnh tượng người.
-Dáng người đang làm gì?
-Gồm các bộ phận nào?
-Chất liệu của tượng là gì?
HOẠT ĐỘNG 2:Cách nặn dáng người
-GV thao tác minh hoạ cách nặn:
+Nhào,bóp đất cho mềm dẻo.
+Nặn từng bộ phận.
+Gắn dính các bộ phận thành hình (bằng que tăm)
+Tạo thêm các chi tiết: mắt, miệng, bàn tay, bàn chân, các chi tiết phụ…
+Tạo dáng cho phù hợp.
+Xếp các hình người lại thành bố cục.
-Lưu ý: có thể nặn theo cách từ một cục đất to nặn thành cả hình người rồi dùng đất màu khác dát
mỏng thành các chi tiết khác đắp lên.
HOẠT ĐỘNG 3:Thực hành
-Yêu cầu HS lấy đất ra nặn và dùng giấy lót.
-Lưu ý tỉ lệ các bộ phận phải hợp lí và tạo dáng sau khi nặn.
HOẠT ĐỘNG 4:Nhận xét, đánh giá
-Gợi ý HS tự nhận xét sản phẩm của mình.
4.Tổng kết – dặn dò.
Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu về nét chữ đều
Nhận xét bài học
-Quan sát và trả lời.
-Thực hành nặn dáng người.
- HS tập nhận xét
LỚP 5 Bài 23: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu sự phong phú của đề tài tự chọn.
- Biết cách tìm chọn chue đề.
- Vẽ được tranh theo chue đề đã chọn.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
- SGK , SGV .
- Một số tranh về đề tài khác nhau.
2. Học sinh :
- SGK, VTV.
- Bút chì , thước kẻ , tẩy , màu vẽ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Vẽ trang trí: Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
3. Bài mới : Vẽ tranh: Đề tài Tự chọn.
Lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV cho HS xem một số bức tranh về những đề tài khác nhau và đặc câu hỏi:
+ Tranh vẽ về đề tài gì?
+ Trong tranh có những hình ảnh gì?
- GV cho HS biết ở cùng một đề tài ta có thể cho các em biết sự phong phú về các hoạt động trong các nội dung khác nhau:
+ Vui chơi: nhaỷu day, đá cầu, thả diều…
+ Nhà trường: phong cảnh trường em, giờ học trên lớp, vệ sinh trường lớp…
+ Quê hương: phong cảnh, miền núi, thành phố, nông thôn,…
- Gv gợi ý thêm một số đề tài cho HS chọn theo sở thích.
- HS chọn đề tài và tìm hình ảnh chính phụ cho tranh.
HOẠT ĐỘNG 2 : Cách vẽ tranh
- GV gợi ý cách vẽ tranh:
- Hình ảnh chính làm rõ trọng tâm, hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động.
- Vẽ màu theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành .
- Quan sát chung , gợi ý HS:
+ Phân biệt hình ảnh chính phụ trong tranh.
+ Khuyến khích HS vẽ màu tươi sáng, rực rỡ.
HOẠT ĐỘNG 4:Nhận xét,đánh giá.
- Lựa chọn một số bài , gợi ý HS nhận xét .
- Bổ sung nhận xét , điều chỉnh xếp loại , động viên chung .
4. Tổng kết – dặn dò:
- Giáo dục HS cảm nhận được vẻ đẹp trong tranh.
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS xem trước bài và chuẩn bị DCHT cho bài sau.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- Vẽ và trang trí vào vở .
- HS tập nhận xét.
Lớp 1 Thủ công
KẺ CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
MỤC TIÊU :
- Học sinh kẻ được đoạn thẳng.
- Học sinh kẻ được các đoạn thẳng cách đều.
- Chính xác,cẩn thận,trật tự,tiết kiệm.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV : Hình vẽ mẫu các đoạn thẳng cách đều.
- HS : Bút chì,thước kẻ,1 tờ giấy vở.
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1. Ổn định lớp : Hát tập thể.
2. Bài cũ :
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Mục tiêu : Học sinh nhận biết được đoạn thẳng,kể tên được những vật có các đoạn thẳng cách đều.
- Giáo viên ghim hình vẽ mẫu lên bảng cho học sinh quan sát đoạn thẳng AB.
- Hỏi : Em có nhậnx ét gì về 2 đầu của đoạn thẳng? 2 đoạn thẳng AB và CD cách đều nhau mấy ô? Em hãy kể tên những vật có các đoạn thẳng cách đều nhau?
Hoạt động 2 :
Mục tiêu : Học sinh biết cách kẻ đoạn thẳng,kẻ 2 đoạn thẳng cách đều.
Giáo viên hướng dẫn mẫu cách kẻ.
Đoạn thẳng :
Lấy 2 điểm A và B,giữ thước cố định bằng tay trái,tay phải cầm bút nối A sang B ta được đoạn thẳng AB.
Hai đoạn thẳng cách đều :
Trên mặt giấy ta kẻ đoạn thẳng AB.Từ điểm A và điểm B cùng đếm xuống phía dưới 2 ô.Đánh dấu C và D.Nối C với D ta có đoạn thẳng CD cách đều với AB.
Hoạt động 3 :
Mục tiêu : Học sinh thực hành kẻ đoạn thẳng,đoạn thẳng cách đều trên vở.
Cho học sinh thực hành,giáo viên quan sát và uốn nắn những em còn lúng túng.
4. Nhận xét – Dặn dò :
- Tinh thần,thái độ của học sinh.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.
Cho học sinh quan sát hình vẽ mẫu,trả lời câu hỏi ( có 2 điểm ) ,2 ô,2 cạnh của bảng,của cửa sổ.
Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu,thực hiện kẻ đoạn thẳng nháp trên mặt bàn.
Học sinh nghe và quan sát giáo viên làm mẫu,tập kẻ không trên mặt bàn.
Học sinh tập kẻ trên tờ giấy vở.
Lớp 2 Thủ công
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN
I/ MỤC TIÊU :
- Cũng cố được kiến thức kĩ năng gấp các hình đã học.
- Phối hợp gấp, cắt dán được ít nhất một sản phẩm đã học.
II/ CHUẨN BỊ :
- Các hình mẫu : Hình tròn, Các BBGT, Thiệp chúc mừng, Phong bì.
- Giấy thủ công, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ :
-Tiết trước học kĩ thuật bài gì ?
Trực quan : Mẫu : Phong bì.
-Gọi HS lên bảng thực hiện 3 bước gấp cắt dán phong bì.
-Nhận xét, đánh giá.
2.Bàøi mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Ôn tập.
-Đề ôn tập : “Em hãy gấp cắt dán một trong những sản phẩm đã học”.
-Gọi học sinh nêu quy trình gấp, cắt, dán các sản phẩm đã học.
- Giáo viên đưa các vật mẫu cho học sinh quan sát.
-Giáo viên đưa yêu cầu : sản phẩm thực hành hoàn thành sản phẩm đúng kĩ thuật : nếp gấp sát, cắt thẳng, dán cân đối, màu sắc hài hòa.
-Giáo viên theo dõi, gợi ý nhắc nhở học sinh còn lúng túng.
Hoạt động 2 : Đánh giá.
-Cho học sinh tự đánh giá sản phẩm của bạn.
-Giáo viên nhận xét đánh giá, Đánh giá sản phẩm của học sinh.
3.Củng cố :
-Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò:
- Lần sau mang giấy nháp, GTC, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
-Gấp cắt dán phong bì / tiết 2.
-2 em lên bảng thực hiện các thao tác gấp.
- Nhận xét.
-Ôn tập.
-Học sinh tự chọn một trong những nội dung đã học : hình tròn, các BBGT, thiệp chúc mừng, phong bì để trả lời.
-Quan sát.
-Học sinh thực hiện .
-Mặt sau dán theo 2 cạnh để đựng thư, thiệp chúc mừng. Sau khi cho thư vào phong bì, người ta dán nốt cạnh còn lại.
-Học sinh tự nhận xét sản phẩm của bạn.
-Hoàn thành : cắt thẳng, thực hiện đúng quy trình, cân đối.
-Chưa hoàn thành : cắt không thẳng, không đúng quy định, chưa thành sản phẩm.
-Đem đủ đồ dùng.
Lớp 3 TIẾT 23
ĐAN NONG ĐÔI ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
- Biết cách đan nong đôi
- Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khit. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ :
- Mẫu tấm đan nong đôi có nan dọc và nan ngang khác màu nhau, có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát.
- Tấm đan nong mốt của bài trước để so sánh.
- Tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi.
- Bìa màu hoặc giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị
3. Bài mới.
- Hoạt động 1 :Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu tấm đan nong đôi cho học sinh quan sát và so sánh với tấm đán nong mốt ?
- Giáo viên nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế : Đan nong, đan thúng, đan rổ….
- Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu.
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan.
- Kẻ các đường kẻ dọc, ngang cách đều nhau 1 ô đối với giấy, bìa không có dòng kẻ.
- Cắt các nan dọc : Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô, sau đó cắt thành nan dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có chiều rộng 1ô, dài 9 ô nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
Bước 2 : Đan nong đôi.
Cách đan nong đôi là nhấc 2 đè 2 nan và lệch nhau một nan dọc ( cùng chiều ) giữa 2 hàng nan ngang liềnkề.
- Đan nan ngang thứ nhất : Đặt các nan dọc giống như đan nong mốt. Nhấc các nan dọc 2,3,6,7 và luồn nan ngan thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngan khít với đường nối liền các nan dọc.
- Đan nan thứ hai : Nhấc các nan dọc 3,4,7,8 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồnnan ngan thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
- Đan nan ngang thứ ba. Ngược với đan nan thứ nhất, nghĩa là nhấc cái nan dọc 1,4,5,8, và luồn nan ngan thứ ba vào. Dồn nan ngang thứ ba khít với nan đan thứ hai.
- Đan nan ngang thứ tư : Ngược với hàng thứ hai.
- Đan nan ngang thứ năm : Giống nan thứ nhất.
- Đan nan ngang thứ sáu : Giống nan thứ hai.
- Đan nan ngang thứ bảy : Giống nan thứ ba.
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Dùng 4 nan còn lại dán theo 4 cạnh của tấm đan để được tấm đan nong đôi như tấm đan mẫu.
- Giáo viên cho học sinh kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong đôi
- Hát
đồ dùng học tập của học sinh.
- Học sinh quan sát và trả lời :
Kích thước các nan đan bằng nhau nhưng các đan khác nhau.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
.Duyệt hết tuần 23 từ ngày.14/02 đến 18/02/2011
TỔ KIỂM TRA
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
File đính kèm:
- MT TUAN 23(1).doc