THĐ1: Giới thiệu con gà. - GV giới thiệu hình ảnh các loại gà. 1. Gà trống: Màu lông ực rỡ, màu đỏ, đuôi dài và cong, cánh khỏe, chân to, cao, mắt tròn, mỏ vàng, đáng đi oai vệ. 2. Gà mái: Mao nhỏ, lông ít màu hơn, đuôi và chân ngắn - GV cho HS xem bài vẽ của HS năm trước và
đặt câu hỏi: Về hình ảnh, màu sắc,.? THĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV y/c HS quan sát hình vẽ gà, vở Tập vẽ1 và đặt câu hỏi. l+Vẽ con gà như thế nào ? - GV vẽ minh họa bảng và hướng dẫn.
+Vẽ phác các bộ phận chính của con gà. Tt Vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình ảnh con gà. +Vẽ màu theo ý thích. HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành. - GV nêu y/c vẽ bài.
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Tuần 19 - Trường TH Lê Văn Tám - Năm học 2013-2014 - Lê Huy Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét về họa tiết, màu sắc,...
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
MĨ THUẬT: Bài 19: Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I- MỤC TIÊU.
- Hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức.
* HS khá, giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
II- THIẾT BỊ DẠY- HỌC
*GV: - SGK, SGV. Một số tranh dân gian, chủ yếu là 2 dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
*HS: - SGK, sưu tầm thêm tranh dân gian,
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian.
+ Tranh dân gian có từ lâu, là 1 trong những di sản quí báu của mĩ thuật Việt nam. Trong đó tranh dân gian Đông Hồ ( Bắc Ninh) và tranh Hàng Trống ( Hà Nội ) là 2 dòng tranh tiêu biểu.
+ Tranh dân gian cò gọi là tranh Tết,
- GV cho HS xem 1 số tranh dân gian ( Đông Hồ và Hàng Trống) và gợi ý:
+ Kể tên các bức tranh ?
+ Nêu 1 số bức tranh mà em biết ?
+ Còn có dòng tranh nào nữa ?
- GV tóm tắt:
HĐ2: Hướng dẫn HS xem tranh.
- GV y/c HS chia nhóm.
- GV cho HS quan sát tranh và gợi ý:
+ Tranh Lí ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào ?
+ Tranh Cá chép có những hình ảnh nào ?
+ Hình ảnh nào là chính trong bức tranh ?
+ Hình ảnh phụ của 1 bức tranh được vẽ ở đâu ?
+ Hình 2 con cá chép được thể hiện như thế nào?
+ Nêu sự giống nhau và khác nhau của 2 bức tranh ?
- GV y/c HS bổ sung cho các nhóm.
- GV tóm tắt:
HĐ3: Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét chung về tiết học. Biểu dương 1 số HS tích cực phát biểu XD bài, động viên HS khá giỏi.
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh, ảnh về lễ hội.
- Đưa vở, bút chì, tẩy, màu,/.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Lí ngư vọng nguyệt, tranh cá chép.
+ HS trả lời.
+ Dòng tranh làng Sình ở Huế,
- HS lắng nghe.
- HS chia nhóm.
- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm
N1: Cá chép, đàn cá con, ông trăng, và rong rêu,...
N2: Cá chép, đàn cá con và bông hoa sen.
N3: Cá chép là hình ảnh chính.
N4: Ở xung quanh hình ảnh chính.
N5: HS trả lời.
N6: HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS lắng nghe dặn dò.
MĨ THUẬT: Bài 19: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN
I- MỤC TIÊU:
- Hiểu đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Biết cách vẽ tranh đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- HS tập vẽ tranh đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
* HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II- THIẾT BỊ DẠY-HỌC:
*GV: - Một số tranh ảnh về ngày Tết,lễ hội và mùa xuân.
- Một số bài vẽ của HS lớp trước.Hình gợi ý cách vẽ.
*HS: - Sưu tầm 1 số tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành,bút chì,tẩy màu,...
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Tìm và chọn nội dung đề tài:
- GV giới thiệu tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, đặt câu hỏi:
+ Không khí ngày Tết,lễ hội và mùa xuân?
+ Những hoạt động của ngày Tết,lễ hội,...?
+ Hình ảnh,màu sắc trong ngày Tết,lễ hội,..?
- GV y/c HS nêu 1 số nội dung về đề tài ngày Tết, lễ hội và mùa xuân?
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
- GV y/c HS nêu các bước tiến hành vẽ tranh đề tài ?
- GV hướng dẫn ở bộ ĐDDH.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành:
- GV nêu y/c vẽ bài.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ hình ảnh chính nổi bật được nội dung,hình ảnh phụ hổ trợ cho hình ảnh chính...vẽ màu theo ý thích
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn 3 đến 4 bài(K,G, Đ,CĐ) để nhận xét.
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung.
* Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị mẫu vẽ có 2 hoặc3 vật mẫu.
- Nhớ đưa vở, bút chì, tẩy, màu,... để học./
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Không khí vui tươi,nhộn nhịp...
+ Đua thuyền,chọi gà, thả diều,...
+ Hình ảnh chính nổi bật nội dung
Màu sắc phù hợp với quang cảnh,
Phong cảnh về ngày Tết,lễ hội,...
- Chúc Tết ông bà,thầy,cô giáo, chợ hoa ngày Tết,...
- HS nêu các bước tiến hành:
B1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
B2: Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ.
B3: Vẽ chi tiết.
B4: Vẽ màu.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ bài.
- Chọn nội dung,hình ảnh,..theo cảm nhận riêng.
- Vẽ màu theo ý thích.
- HS đưa bài lên.
- HS nhận xét về nội dung,hình ảnh, màu và chọn ra bài vẽ đẹp...
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
THỦ CÔNG: GẤP MŨ CA LÔ (T1)
I. MỤC TIÊU: Học sinh:
- Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Yêu thích môn học, tích cực học tập và vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài thực hành.
* Với HS khéo tay: Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Mũ cân đối. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
II/ THIẾT BỊ DẠY- HỌC:
*GV: 1 chiếc mũ ca lô có kích thước lớn (HS có thể đội được). 1 tờ giấy màu hình chữ nhật
*HS: 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 tờ giấy vở học sinh, vở thủ công
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài mới:
*Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa
*Tìm hiểu bài: *
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- Yêu cầu HS quan sát chiếc mũ ca lô mẫu. Mời 1 HS lên bảng đội cho cả lớp xem.
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời về hình dáng và tác dụng của mũ ca lô.
HĐ2: Giáo viên hướng dẫn mẫu:
- GV hướng dẫn cách tạo tờ giấy hình vuông.
- Yêu cầu HS lấy tờ giấy vở học sinh gấp tạo hình vuông.
- GV tiếp tục làm mẫu và hướng dẫn cách gấp mũ ca lô.
- Yêu cầu HS gấp mũ ca lô bằng giấy HS.
- Nếu còn thời gian, yêu cầu HS thực hiện gấp mũ ca lô trên giấy màu.
*Củng cố và dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- Cả lớp theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Gấp mũ ca lô
(tiết 1)
- Cả lớp tiến hành quan sát theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.
- HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần).
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe và ghi nhớ cách làm.
- Cả lớp tiến hành gấp tạo hình vuông từ tờ giấy vở học sinh theo yêu cầu của giáo viên.
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe và ghi nhớ cách gấp mũ ca lô do giáo viên thực hiện.
- Cả lớp thực hiện gấp mũ ca lô theo yêu cầu của giáo viên.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
KỸ THUẬT: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA
I/ MỤC TIÊU :
- Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
II/ THIẾT BỊ DẠY - HỌC:
- Tranh ảnh một số loại cây rau hoa
- Tranh minh hoạ lợi ích trồng rau, hoa
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bài mới: Giới thiệu bài:
HĐ1:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về lợi ích của công việc trồng rau hoa .
- GV treo tranh ( H1- SGK ) hướng dẫn quan sát
Trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau ?
+ Gia đình em thường chọn những loại rau nào làm thức ăn?
+ Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày ở gia đình em?
+ Rau còn được sử dụng để làm gì?
- GV nhận xét tóm lời của HS bổ sung
* Hướng dẫn HS quan sát ( H2 – SGK )
+ Trồng hoa có ích lợi gì?
+ Gia đình em có trồng loại hoa nào?
+ Em biết nơi nào có nhiều loại hoa?
+ Trồng hoa có cho thu nhập cho gia đình không?
- GV nhận xét HS trả lời chốt lại ý đúng.
HĐ2:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu điều kiện khả năng phát triển cây rau hoa ở nước ta.
- GV nêu câu hỏi: Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm ở khắp mọi nơi ?
- Muốn trồng rau hoa có năng suất cao chúng ta làm gì?
- GV tóm tắt những nội dung chính của bài học theo phần ghi nhớ trong SGK.
* Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Vật liệu dụng cụ trồng rau hoa
- HS quan sát, dựa vào hiểu biết và SGK trả lời câu hỏi
- Rau được dùng làm thức ăn trong mỗi bửa ăn hằng ngày, rau cung cấp dinh dưỡng cẩn thiết cho con người.
- Rau muống, rau dền, rau cải ..
- Chế biến thành các món ăn như luộc , xào nấu canh ..
- Đem bán, xuất khẩu chế biến thực phẩm
- HS quan sát
- Dùng để trang trí, làm quà tặng thăm viếng .
- Hoa mai, hoa cúc ..
- ở Đà Lạt.
- Cho thu nhập cho gia đình.
- Thảoluận nhóm.
- Vì điều kiện về khí hậu, đất đai ở nước ta rất thuận lợi cho cây rau hoa phát triển quanh năm.
- Chúng ta phải có hiểu biết về kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc chúng.
- Vài HS đọc lại
- Học Sinh chú ý lắng nghe dặn dò.
KỸ THUẬT: NUÔI DƯỠNG GÀ
I/ MỤC TIÊU : HS cần phải:
- Biết được mục đích của việc nuôi dưỡng gà.
- Biết cách cho gà ăn, uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình.
II/ THIẾT BỊ DẠY - HỌC:
- Một số tranh ảnh về nuôi dưỡng gà.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
HĐ 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Công việc cho gà ăn, uống được gọi chung là nuôi dưỡng.
- Y/c:
- Nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà ?
HĐ2: Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống.
+ Cách cho gà ăn: Y/c :
- Chia nhóm, y/c:
+ Cách cho gà uống: Y/c:
+ Kết luận: Khi nuôi gà phải cho gà ăn, uống đủ lượng, đủ chất và hợp vệ sinh bằng cách cho gà ăn nhiều loại thức ăn phù hợp. Thức ăn, nước uống phải sạch sẽ, không bị ôi, mốc và được đựng trong máng sạch.
HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Vì sao phải cho gà ăn, uống đầy đủ, đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh ?
- Ở gđ em thường cho gà ăn, uống ntn ?
- Y/c :
*Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài tiết sau Chăm sóc gà.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc nd mục 1 SGK, TLCH.
- Nuôi dưỡng nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. Gà được nuôi dưỡng đầy đủ, hợp lí sẽ khỏe mạnh, ít bị bệnh, lớn nhanh và sinh sản tốt.
- Đọc nd mục 2a (SGK)
- Các nhóm Thảo luận nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng (gà con mới nở, gà giò, gà đẻ trứng ).
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Đọc mục 2b (SGK) nêu cách cho gà uống.
- HS trả lời.
- Vài HS đọc nd ghi nhớ ở SGK.
- Học Sinh chú ý lắng nghe dặn dò.
File đính kèm:
- GIAO AN MT TUAN 19 20132014 CKTKN.doc