Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa ở SGK và gợi ý để các em nhận ra sự khác nhau giữa tượng và phù điêu , tranh vẽ :
+ Tượng, phù điêu là những tác phẩm tạo hình có hình khối được thể hiện ( đục, đẽo, nặn , ) bằng các cất liệu như gỗ, đá ,đồng ,
+ Tranh là các tác phẩm tạo hình được vẽ trên mặt phẳng ( giấy, vải, gố,.) bằng các chất liệu như sơn dầu, sơn mài, màu bột, màu nước .
2. Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ :
Giáo viên giới thiệu hình ảnh 1 số tượng và phù điêu cổ ở sách giáo khoa để học sinh được biết :
Xuất xứ : Do các nghệ nhân dân gian tạo ra, thường thấy ở đình, chùa, lăng tẩm
Nội dung đề tài : Thường thể hiện các chủ đề tín ngưỡng và cuộc sống xã hội với hình ảnh phong phú sinh động .
Chất liệu : Thường được làm bằng gỗ, đá, đồng, đất nung, vôi vữa.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Học sinh làm quen với điêu khắc cổ Việt Nam .
Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam ( Tượng tròn , phù điêu tiêu biểu ) .
Học sinh yêu quý và có ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc .
B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Ảnh tư liệu về điêu khắc cổ .tranh nảh trong bộ ĐDDH .
C . Hoạt động dạy học :
I. Kiểm tra bài cũ : 5’.
- Chấm 1 số bài vẽ “ Vẽ theo mẫu vật có dạng hình trụ và hình cầu ”.
- Giáo viên nhận xét ,đánh giá .
II. Bài mới : 27 ’.
Giới thiệu .
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa ở SGK và gợi ý để các em nhận ra sự khác nhau giữa tượng và phù điêu , tranh vẽ :
Tượng, phù điêu là những tác phẩm tạo hình có hình khối được thể hiện ( đục, đẽo, nặn ,) bằng các cất liệu như gỗ, đá ,đồng ,
Tranh là các tác phẩm tạo hình được vẽ trên mặt phẳng ( giấy, vải, gố,..) bằng các chất liệu như sơn dầu, sơn mài, màu bột, màu nước ..
Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ :
Giáo viên giới thiệu hình ảnh 1 số tượng và phù điêu cổ ở sách giáo khoa để học sinh được biết :
Xuất xứ : Do các nghệ nhân dân gian tạo ra, thường thấy ở đình, chùa, lăng tẩm
Nội dung đề tài : Thường thể hiện các chủ đề tín ngưỡng và cuộc sống xã hội với hình ảnh phong phú sinh động .
Chất liệu : Thường được làm bằng gỗ, đá, đồng, đất nung, vôi vữa..
Tìm hiểu 1 số pho tượng và phù điêu nổi tiếng :
a . Tượng :
Tượng phật A-Di-Đà ( chùa Phật tích – Bắc Ninh ) :
Pho tượng tạc bằng đá .
Phật tạo trên tòa sen , trong trạng thái thiềm định . Khuôn mặt và hình dáng chung của tượng thể hiện vẻ dịu dàng đôn hậu của Đức Phật . Nét đẹp còn được thể hiện ở từng chi tiết , các nếp áo cũng như từng họa tiết trang trí trên bệ tượng .
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt ( Chùa Bút Tháp– Bắc Ninh )
Pho tượng được tạc bằng gỗ .
Tượng có nghìn con mắt và nghìn cánh tay , tượng trưng choi khả năng siêu phàm của Đức Phật có thể nhìn thấy hết nỗi khổ của chúng sinh và che chở, cứu giúp mọi người trên thế gian . Các cánh tay được xếp thành vòng tròn như ánh hào quang tảo sáng xung quanh Đức Phật , trong lòng mỗi bàn tay là một con mắt .
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt là một trong những pho tượng cổ đẹp nhất của Việt Nam .
Tượng Vũ nữ Chăm ( Quảng Nam )
Tượng được tạc bằng đá .
Tượng diễn tả một vũ nữ đang múa với hình dáng uyển chuyển , sinh động . Bức tượng có bố cục cân đối , hình khối chắc khỏe nhưng rất mềm mại , tinh tế , mang đậm phong cách điêu khắc Chăm .
Tượng Vũ nữ Chăm là một trong những tượng đẹp nhất của nghệ thuật điêu khắc Chăm .
b . Phù điêu :
Chèo thuyền ( đình Cam Đà – Hà Tây )
Phù điêu được chạm trên gỗ .
Diễn tả cảnh chèo thuyền trong ngày hội với các dáng người khỏe khoắn và sinh động .
Đá cầu ( đình Thổ Tang- Vĩnh Phú ) .
Phù điêu được chạm trên gỗ .
Diễn tả cảnh đá cầu trong ngày hội với bố cục cân đối , nhịp điệu vui tươi .
Giáo viên dặt câu hỏi để học sinh trả lời về một số tác phẩm điêu khắc cổ ở địa phương :
Tên bức tượng hoặc phù điêu ?
Bức tượng , phù điêu đang được đặt ở đâu ?
Các tác phẩm đó được làm bằng chất liệu gì ?
Em hãy tả sơ lược vạ nêu cảm nhận về bức tượng hoặc bức phù điêu đó ?
Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận :
Các tác phẩm điêu khắc cổ thường có ở đình , chùa , lăng tẩm
Điêu khắc cổ được đánh giá cao về mặt nội dung và nghệ thuật , góp phần cho kho tàng mĩ thuật Việt Nam thêm phong phú và đậm đà mầu sắc dân tộc .
Giữ gìn, bảo vệ các tác phẩm điêu khắc cổ là nhiệm vụ của mọi người dân .
III. Củng cố dặn dò : 3’.
Nhận xét tiết học .
Sưu tầm tranh, ảnh về điêu khắc cổ .
File đính kèm:
- 9.Thường thức mĩ thuật Giới thiệu sơ lược về đi↑u khắc cổ Việt Nam.doc