Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 9: Tập phóng tranh ảnh - Lê Tám

I. Mục tiêu bài dạy:

- Kiến thức:

HS Hiểu biết và nắm được phương pháp phóng tranh, ảnh phục vụ cho sinh họat và học tập.

- Kỹ năng:

Nâng cao kỹ năng quan sát, vẽ hình, chính xác khoa học, phóng được tranh, ảnh đơn giản.

- Thái độ:

 Nhận ra vẻ đẹp của đường nét, hình mảng, rèn luyện tính khoa học trong học tập.

 

* Yêu cầu về kiến thức của học sinh:

 1. Kiến thức về CNTT: HS hiểu và nắm được bài qua phần trình diễn bằng CNTT

2. Kiến thức chung về môn học: HS phát triển khả năng quan sát, nhận xét, rèn luyện được tính khoa học trong học tập.

Yêu cầu về trang thiết bị - đồ dùng dạy học:

 1. Trang thiết bị / đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:

 a. Phần cứng: Một số tranh,ảnh mẫu và bài vẽ của HS năm trước và tranh tìm kiếm trên mạng internet.

 b. Phần mềm : Microsoft office PowerPoint 2003

 2. Những trang thiết bị khác :

 

II. Chuẩn bị :

 1.Đồ dùng dạy-học:

 - Giáo viên:

 + Chuẩn bị tranh, ảnh mẫu và những tranh, ảnh đã được phóng to.

 + Thiết kế bài dạy bằng CNTT.

 + Một số bài vẽ của HS năm trước.

 - Học sinh:

 + Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.

 + Hình mẫu ( tranh, ảnh).

 + Sách giáo khoa.

 2. Phương pháp dạy- học:

 - Phương pháp trực quan.

 - Phương pháp vấn đáp.

 - Phương pháp luyện tập.

 - Học theo nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 9: Tập phóng tranh ảnh - Lê Tám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Tiết 9: Vẽ trang trí: TẬP PHÓNG TRANH ẢNH Trường THCS Lâm Mộng Quang Họ tên giáo viên: Lê Tám Khối lớp: 9 Ngày dạy: 24 tháng 10 năm 2008 Môn: Mỹ thuật Năm xuất bản sách: 2005 I. Mục tiêu bài dạy: - Kiến thức: HS Hiểu biết và nắm được phương pháp phóng tranh, ảnh phục vụ cho sinh họat và học tập. - Kỹ năng: Nâng cao kỹ năng quan sát, vẽ hình, chính xác khoa học, phóng được tranh, ảnh đơn giản. - Thái độ: Nhận ra vẻ đẹp của đường nét, hình mảng, rèn luyện tính khoa học trong học tập. * Yêu cầu về kiến thức của học sinh: 1. Kiến thức về CNTT: HS hiểu và nắm được bài qua phần trình diễn bằng CNTT 2. Kiến thức chung về môn học: HS phát triển khả năng quan sát, nhận xét, rèn luyện được tính khoa học trong học tập. Yêu cầu về trang thiết bị - đồ dùng dạy học: 1. Trang thiết bị / đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: a. Phần cứng: Một số tranh,ảnh mẫu và bài vẽ của HS năm trước và tranh tìm kiếm trên mạng internet. b. Phần mềm : Microsoft office PowerPoint 2003 2. Những trang thiết bị khác : II. Chuẩn bị : 1.Đồ dùng dạy-học: - Giáo viên: + Chuẩn bị tranh, ảnh mẫu và những tranh, ảnh đã được phóng to. + Thiết kế bài dạy bằng CNTT. + Một số bài vẽ của HS năm trước. - Học sinh: + Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ. + Hình mẫu ( tranh, ảnh). + Sách giáo khoa. 2. Phương pháp dạy- học: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp luyện tập. - Học theo nhóm. III. Tiến trình dạy- học: 1.Kiểm tra bài cũ: (Slide 2) Gọi 2,3 học sinh đem bài thực hành “Vẽ tượng chân dung” của tiết trước lên bảng và hướng dẫn để học sinh cả lớp nhận xét, theo gợi ý: Về bố cục, về hình vẽ, về đậm nhạt. Sau đó giáo viên kết luận và ghi điểm. 2. Giới thiệu bài: ( Slide 3) Cho học sinh quan sát một số bức tranh,ảnh và nhận xét: “ Các tranh, ảnh này có gì giống và khác nhau”.( Hướng trả lời: Các tranh, ảnh này giống nhau về hình vẽ nhưng khác nhau về kích thước, hình 2 lớn hơn hình 3, hình 1 lớn hơn hình 4). Vậy muốn phóng một tranh, ảnh lớn tương đối chính xác so với tranh,ảnh mẫu, ta làm thế nào, qua bài học hôm nay “ Tiết 9: Vẽ trang trí: Tập phóng tranh,ảnh” các em sẽ hiểu thêm. ( Slide 4) 3. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thiết bị dạy học I. Quan sát nhận xét - Cho HS quan sát một số tranh, ảnh đã phóng to và nhận xét: (Slide 5) + Phóng tranh, ảnh để nhằm mục đích gì? ( Slide 6) + Theo em, có mấy cách phóng tranh, ảnh? Đó là những cách nào? (Cho HS quan sát 2 hình vẽ với 2 cách kẻ khác nhau.) ( Slide 7) + Vì sao khi phóng tranh, ảnh phải kẻ ô vuông hoặc phải kẻ đường chéo? ( Slide 8) - Cụ thể cách kẻ thế nào, ta tìm hiểu qua hoạt động II. - Quan sát và nhận xét theo gợi ý: + Phóng tranh,ảnh để phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt, để làm bào tường, vẽ tranh cổ động, trang trí góc học tập,... + Có 2 cách phóng tranh, ảnh: Cách kẻ ô vuông và cách kẻ đường chéo. + Vì khi phóng lên hình vẽ sẽ tương đối chính xác. -Một số tranh,ảnh chưa phóng và đã phóng to. -Hình mẫu đã kẻ ô HOẠT ĐỘNG II: Hướng dẫn HS cách phóng tranh, ảnh: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thiết bị dạy học II. Cách phóng tranh, ảnh Cách 1: Kẻ ô vuông. Cách 2: Kẻ đường chéo - Chia lớp làm 2 nhóm: (Slide 9) + Nhóm 1: Nghiên cứu cách kẻ ô vuông + Nhóm 2: Nghiên cứu cách kẻ đường chéo - Hướng dẫn cụ thể cách phóng tranh, ảnh. ( Yêu cầu HS quan sát và ghi chép). *Cách 1: Kẻ ô vuông: (Slide 10,11,12) B1: Chọn tranh,ảnh mẫu. B2: Đo chiều cao, chiều ngang của hình định phóng, sau đó kẻ các ô vuông bằng nhau. B3: Phóng to tỉ lệ ô vuông B4: Dựa vào các ô vuông ở tranh, ảnh mẫu và ô vuông đã phóng để vẽ phóng to hình mẫu, bằng cách tìm vị trí của hình qua đường kẻ ô, rồi vẽ hình theo từng ô. B5: Vẽ màu giống mẫu. * Cách 2: Kẻ đường chéo: ( Slide 13) B1: Chọn tranh,ảnh mẫu. B2: Kẻ các đường chéo và các ô hình chữ nhật lên hình mẫu. B3: Đặt tranh,ảnh mẫu vào góc trái bên dưới tờ giấy. B4: Dùng thước kẻ kéo dài đường chéo và 2 cạnh bên ngoài của tranh, ảnh mẫu. B5: Lấy một điểm bất kỳ trên đường chéo, rồi kẻ các đường vuông góc với 2 cạnh bên ngoài vừa kẻ, ta sẽ có một hình đồng dạng với hình mẫu. B6: Kẻ các ô ở hình lớn. B7: Nhìn mẫu để vẽ phát hình, điều chỉnh tỉ lệ và hoàn chỉnh hình. B8: Vẽ màu giống mẫu. - Các nhóm tự nghiên cứu SGK và trả lời. + Nhóm 1: Kẻ ô vuông. + Nhóm 2: Kẻ đường chéo - Quan sát, theo dõi và ghi chép. HOẠT ĐỘNG III: Hướng dẫn HS làm bài: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thiết bị dạy học III.Thực hành - Cho HS thực hành vẽ phóng tranh, ảnh theo một trong hai cách trên. ( Slide 14) Nêu yêu cầu: ( Slide 15) + Nên lựa chọn tranh, ảnh mẫu đơn giản, dễ vẽ. + Dùng bút chì để kẻ ô (không dùng bút bi) + Ước lượng độ lớn của hình định phóng và dự kiến bố cục trên tờ giấy sao cho cân đối. + Khi kẻ ô vuông , nếu có phần lẻ (không chẵn số ô vuông ) ở tranh, ảnh mẫu thì phần lẻ ở bản phóng to cũng phải đồng dạng với phần lẻ ở bản mẫu + Kẻ ô theo tỉ lệ định phóng. + Nhìn mẫu, dựa vào ô đã kẻ để vẽ hình bằng chì trước.Sau đó sữa chữa hoàn chỉnh rồi vẽ màu. - Cho HS quan sát một vài bài vẽ của HS năm trước và làm bài. (Slide 16, 17,18). - Quan sát, theo dõi, và hướng dẫn bổ sung. - HS lựa chọn 1 trong 2 cách để vẽ. - Lắng nghe - Quan sát và thực hành Bài vẽ của HS năm trước HOẠT ĐỘNG IV: Đánh giá kết quả học tập: (Slide 19) Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thiết bị dạy học IV. Nhận xét bài Dặn dò - Chọn một số bài hoàn thành trưng bày lên bảng và cho HS nhận xét bài vẽ của bạn, theo gợi ý: + Về cách phóng: tỉ lệ, hình vẽ, màu sắc ? + Về bố cục. + Em thích nhất bài nào? Vì sao? - GV bổ sung và tóm tắt nội dung chính, động viên HS hoàn thành bài vẽ ở nhà. - Dặn dò: +Về nhà tập phóng một số tranh, ảnh khác. + Chuẩn bị cho bài sau: Kiểm tra 1 tiết: Vẽ tranh về đề tài lễ hội. - Dán bài lên bảng và cùng nhận xét - Chú ý lắng nghe. Bài vẽ của HS vừa hoàn thành

File đính kèm:

  • docbai 9 tap phong tranhanh.doc
Giáo án liên quan