I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Học sinh biết cách phóng tranh, ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
- Phóng được tranh, ảnh đơn giản.
- Có thói quen quan sát và cách làm việc kiên trì, chính xác.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng dạy học.
Giáo viên:
- Chuẩn bị một số tranh, ảnh mẫu và những tranh ảnh mẫu đã được phóng.
Học sinh.
- Giấy vẽ A4, bút chì, thước kẻ, màu vẽ.
- Hình mẫu (tranh, ảnh).
2. Phương pháp dạy học.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp luyện tập.
- Phương pháp vấn đáp - gợi mở.
- Phương pháp đánh giá.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1. Ổn định lớp.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 8, Bài 9: Vẽ trang trí Tập phóng tranh ảnh (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 2/10/ 2013 Tuần 8
MT9 Tiết 8
Bài 9: Vẽ trang trí
TẬP PHÓNG TRANH ẢNH
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Học sinh biết cách phóng tranh, ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
- Phóng được tranh, ảnh đơn giản.
- Có thói quen quan sát và cách làm việc kiên trì, chính xác.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng dạy học.
Giáo viên:
- Chuẩn bị một số tranh, ảnh mẫu và những tranh ảnh mẫu đã được phóng.
Học sinh.
- Giấy vẽ A4, bút chì, thước kẻ, màu vẽ.
- Hình mẫu (tranh, ảnh).
2. Phương pháp dạy học.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp luyện tập.
- Phương pháp vấn đáp - gợi mở.
- Phương pháp đánh giá.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
* Nêu nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
GV đặt câu hỏi gợi ý hs nhận xét:
1. Phóng tranh, ảnh có tác dụng gì đối với học tập, sinh hoạt hàng ngày?
+ HS: Phóng tranh, ảnh phục vụ cho các môn học, để làm báo tường, phục vụ lễ hội, để trang trí góc học tập....).
- Giáo viên cho học sinh xem 2 bài về phóng tranh theo cách kẻ ô vuông và đường chéo, để học sinh thấy được:
+ Muốn phóng to và tương đối chính xác được tranh, ảnh mẫu cần phải dựa vào những cách nêu trên, nếu không thì hình phóng sẽ bị sai lệch.
+ Phóng tranh, ảnh nhằm phục vụ cho việc sinh hoạt và học tập, đồng thời tạo điều kiện phát triển khả năng quan sát, rèn luyện tính kiên trì, cách làm việc chính xác cho học sinh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách phóng tranh, ảnh.
Cách 1: Kẻ ô vuông.
- GV: chọn một số tranh, ảnh đơn giản:
- Đo chiều cao, chiều ngang của hình định phóng, sau đó kẻ các ô vuông bằng nhau. Nên lấy chẵn số ô vuông theo một cạnh của tranh. Cạnh còn lại thường dư ra một khoảng.
- Phóng to kích thước tranh, ảnh gấp mấy lần thì tăng tỉ lệ ô vuông lên bấy nhiêu lần so với hình mẫu.
- Dựa vào ô đã kẽ để vẽ hình.
- Gv minh họa các bước tiến hành.
I. Quan sát, nhận xét.
II. Cách phóng tranh, ảnh.
1. Kẻ ô vuông.
Cách 2: Kẻ ô theo đường chéo.
- Kẻ đường chéo và các ô chữ nhật nhỏ trên hình mẫu.
- Đặt tranh, ảnh mẫu vào góc dưới tờ giấy.
- Dùng thước kẻ kéo dài đường chéo của tranh, ảnh định phóng. Dựa vào đường chéo, có thể phóng hình theo tỉ lệ tùy theo ý định.
- Kẻ ô ở hình lớn.
- Tìm và đánh dấu vị trí của hình ở các đường kẻ trên tờ giấy.
- Dựa vào các điểm đã xác định để vẽ phác hình.
- Nhìn mẫu, điều chỉnh tỷ lệ rồi vẽ hoàn chỉnh hình vẽ và vẽ màu.
* GV thao tác yêu cầu học sinh theo dõi để nắm được cách phóng tranh, ảnh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- HS thực hành vẽ phóng tranh, ảnh theo một trong 2 cách trên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một tranh, ảnh đơn giản trong SGK hoặc hình đã chuẩn bị để kẻ ô và vẽ phác hình.
- Trong khi học sinh thực hành, Giáo viên đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung.
2. Kẻ đường chéo.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.
Tự chọn tranh hay ảnh ở một số SGK mĩ thuật, lịch sử, tranh , ảnh dành cho thiếu nhi..... và phóng to theo ý thích.
4. Củng cố:
- GV gọi 4 hs đem bài lên bảng và gợi ý các em nhận xét về:
+ Bố cục trên trang giấy ?
+ Hình có chính xác với mẫu chưa.
5. Dặn dò:
- Hoàn thành bài tập – kẻ và vẽ phác hình.
- Chuẩn bị: tiết sau điều chỉnh tỉ lệ rồi hoàn thiện bài và vẽ màu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kí duyệt tuần 9
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- MT 9 tuần 8.doc