Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 8, Bài 8: Vẽ tượng chân dung (Tượng thạch cao - Vẽ đậm nhạt) - Nguyễn Lữ Anh Thư

I. Mục tiêu bài học:

- HS nắm được phương pháp thểû hiện đậm nhạt, sáng tối cho tượng thạch cao, củng cố kiến thức vẽ đậm nhạt.

- Nhận ra được tương quan đậm nhạt chính. Nâng cao kỹ năng quan sát, phân tích và thể hiện đậm nhạt của tượng khá phức tạp.

- Nhận ra được vẻ đẹp của ngôn ngữ tạo hình thông qua mảng hình đậm nhạt.

II. Chuẩn bị:

 a.Giáo viên:

 + Tượng chân dung ( thạch cao ), tượng nữ.

 + Hình hướng dẫn cách vẽ

 + Một số bài vẽ tượng

 b. Học sinh

 + Bài vẽ hình tiết 7

 + Đồ dùng học tập: giấy A3, chì, tẩy

III. Phương pháp dạy học:

 Trực quan, vấn đáp, luyện tập cá nhân.

IV. Tiến trình bài dạy:

1 Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số hs

 2 Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra đồ dùng học tập của HS

 3 Giảng bài mới:

 Giới thiệu bài: GV đặt mẫu, nói qua về sáng tối trên chất liệu thạch cao và 1 số chất liệu khác ( sứ, gỗ ), thể hiện đậm nhạt cho chất liệu thạch cao đòi hỏi sự tinh tế quan sát, sử dụng chì của người vẽ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 8, Bài 8: Vẽ tượng chân dung (Tượng thạch cao - Vẽ đậm nhạt) - Nguyễn Lữ Anh Thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 Ngày dạy: / / 2009 Bài 8: Vẽ theo mẫu VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG (Tượng thạch cao - Vẽ đậm nhạt) I. Mục tiêu bài học: - HS nắm được phương pháp thểû hiện đậm nhạt, sáng tối cho tượng thạch cao, củng cố kiến thức vẽ đậm nhạt. - Nhận ra được tương quan đậm nhạt chính. Nâng cao kỹ năng quan sát, phân tích và thể hiện đậm nhạt của tượng khá phức tạp. - Nhận ra được vẻ đẹp của ngôn ngữ tạo hình thông qua mảng hình đậm nhạt. II. Chuẩn bị: a.Giáo viên: + Tượng chân dung ( thạch cao ), tượng nữ. + Hình hướng dẫn cách vẽ + Một số bài vẽ tượng b. Học sinh + Bài vẽ hình tiết 7 + Đồ dùng học tập: giấy A3, chì, tẩy III. Phương pháp dạy học: Trực quan, vấn đáp, luyện tập cá nhân. IV. Tiến trình bài dạy: 1 Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số hs 2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 3 Giảng bài mới: Giới thiệu bài: GV đặt mẫu, nói qua về sáng tối trên chất liệu thạch cao và 1 số chất liệu khác ( sứ, gỗ), thể hiện đậm nhạt cho chất liệu thạch cao đòi hỏi sự tinh tế quan sát, sử dụng chì của người vẽ. Hoạt động của gv - hs Nội dung bài học * Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét GV đặt mẫu ( giống tiết trước ). HS Quan sát, nhận xét + Gợi ý câu hỏi: ? Có mấy mảng đậm nhạt chính? ( Sáng, tối và trung gian ) ?Có mấy loại bóng thể hiện trên bài vẽ? HS suy nghĩ và thảo luận Có 3 loại bóng: - Bóng chính - Bóng ngã - Bóng phản quang + Phân tích cụ thể trên tượng * Chốt lại bổ sung: + Ở mỗi góc độ khác nhau thì ánh sáng, hình mảng cũng khác nhau + Ánh sáng ở chất liệu thạch cao chuyển nhẹ nhàng, tinh tế. + Cần lấy ánh sáng 1 phía + Tổ chức nét chì linh hoạt khi đánh bóng (không di nhẵn bóng, không quá đậm ) *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ đậm nhạt GV yêu cầu HS nhắc lại phương pháp chung. + Treo hình hướng dẫn cách vẽ. * Giới thiệu: - Đậm nhạt phức tạp thể hiện trên mảng chính.) - Không phân định rõ ràng mà phân chia theo chiều hướng cơ khối trên mặt tượng. Chú ý: + Tìm mảng đậm nhạt chi tiết + Đánh thưa, mau, có cảm xúc. + Linh hoạt lúc mạnh, lúc nhẹ * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài - Phân mảng - Cách sử dụng chì - Lót chì theo cơ mặt - Chú ý tương quan đậm nhạt toàn bài I. Quan sát, nhận xét: +Bố cục +Đậm nhạt: tinh tế nhẹ nhàng II. Cách vẽ đậm nhạt + Phân mảng + Tìm đậm nhạt chính + Lót chì ( theo cơ khối ) + Điều chỉnh cho hợp lý. + Hoàn thiện và vẽ nền. III. Bài tập: Thực hiện vẽ đậm nhạt 4 Củng cố và luyện tập: + Chọn 1 số bài vẽ nhanh treo lên bảng ( 10 bài ) + GV gợi ý câu hỏi để HS nhận xét. - Bố cục như thế nào? - Đường nét? - Đậm nhạt? - Tương quan đậm nhạt như thế nào? + HS tự nhận xét theo cảm nhận của mình. + GV chốt lại biểu dương những bài làm tốt. + Đánh giá cho điểm 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: * Sưu tầm ảnh, tượng thạch cao. * Chuẩn bị: Kiểm tra 1 tiết Vẽ tranh - Đề tài lễ hội V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet8.doc