Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 7, Bài 7: Vẽ tượng chân dung (Tượng thạch cao - Vẽ hình)

I. Mục tiêu:

 Kiến thức:

· HS được củng cố và biết thêm tỉ lệ khuôn mặt người và tỉ lệ cơ thể người.

· Biết và làm quen với chất liệu thạch cao.

 Kỹ năng:

· Nâng cao một bước về kĩ năng quan sát, phân tích và vẽ hình.

· Vẽ được hình gần giống mẫu.

 Thái độ:

· Nhận ra được vẻ đẹp thông qua chất liệu, tỉ lệ, đường nét, mảng khối.

II. Chuẩn bị:

1/ Đồ dùng dạy học:

 Giáo viên:

 + Tượng chân dung ( thạch cao ), tượng nam (nữ).

 + Hình hướng dẫn cách vẽ

+ Một số bài vẽ tượng của hoạ sĩ và học sinh năm trước

 Học sinh:

 + Sách giáo khoa, vở ghi chép.

 + Đồ dùng học tập: giấy A4, chì, tẩy.

 

 

2/ Phương pháp dạy học:

· Vận dụng tích hợp các giới thiệu.

· Phân tích kết hợp với minh họa

· Phương pháp trực quan.

· Phương pháp vấn đáp.

· Phương pháp luyện tập.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 7, Bài 7: Vẽ tượng chân dung (Tượng thạch cao - Vẽ hình), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CƯM’GAR GIÁO ÁN THI GIẢNG (HỘI THI GVDG CẤP TỈNH) MÔN: MĨ THUẬT “Lớp 9” GIÁO VIÊN: NGÔ HUY HOÀNG Tuần: 7 Tiết: 7 Ngày soạn: 10/ 03/2009 Bài 7: (Vẽ theo mẫu) Ngày dạy : 12/03 /2009 VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG ( Tượng thạch cao – Vẽ hình ) I. Mục tiêu: Ÿ Kiến thức: HS được củng cố và biết thêm tỉ lệ khuôn mặt người và tỉ lệ cơ thể người. Biết và làm quen với chất liệu thạch cao. Ÿ Kỹ năng: Nâng cao một bước về kĩ năng quan sát, phân tích và vẽ hình. Vẽ được hình gần giống mẫu. Ÿ Thái độ: Nhận ra được vẻ đẹp thông qua chất liệu, tỉ lệ, đường nét, mảng khối. II. Chuẩn bị: 1/ Đồ dùng dạy học: § Giáo viên: + Tượng chân dung ( thạch cao ), tượng nam (nữ). + Hình hướng dẫn cách vẽ + Một số bài vẽ tượng của hoạ sĩ và học sinh năm trước § Học sinh: + Sách giáo khoa, vở ghi chép. + Đồ dùng học tập: giấy A4, chì, tẩy. 2/ Phương pháp dạy học: Vận dụng tích hợp các giới thiệu. Phân tích kết hợp với minh họa Phương pháp trực quan. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp luyện tập. III. Hoạt động dạy và học: 1/ Ổn định tổ chức: ( 1' ) Kiểm tra sĩ số. 2/ Kiểm tra bài cũ : ( 1' ) Đồ dùng học tập của HS 3/ Giới thiệu bài mới: ( 2' ) +GV dùng kiến thức cũ của lớp 8 " tỉ lệ mặt người" để khởi động giờ học. Trong chương trình bài học của lớp 8 chúng ta đã học bài giới thiệu về tỉ lệ khuôn mặt người và tỉ lệ cơ thể người. Hôm nay thầy sẽ giới thiệu cho các em bài mới. Vẽ theo mẫu. VẼ CHÂN DUNG. Tuợng thạch cao(vẽ hình) + Đặt tượng : - Giới thiệu cụ thể về bức tượng chân dung. - Giới thiệu chất liệu. (những chất liệu thơng dụng) 4/ Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS ¯ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét + GV đặt mẫu ( phông xanh ). + Giới thiệu vài nét: - Tượng là tác phẩm điêu khắc - Có nhiều loại tượng chân dung ? Em biết những loại tượng nào? ?Tượng được làm từ chất liệu gì? Ngoài ra tượng còn được tạo khuông và đúc hàng loạt bằng chất liệu thạch cao, thuận tiện cho việc nghiên cứu mỹ thuật. + Giới thiệu sơ lược về tính năng của thạch cao. ? Kể 1 vài tượng? * HS quan sát và nhận xét trên tượng: + Vị trí: có nhiều góc độ - Nghiêng 2/3 - Chính diện - Nghiêng 3/4 - Nghiêng 1/2 + Nếu nhìn nghiêng từ bên trái thì bên phải ít hơn và ngược lại. Nhìn chính diện thì cân đối. Ÿ Minh họa Ÿ Cấu trúc: ? Tượng có cấu trúc gồm mấy phần? ( Đầu cổ là một chỉnh thể gắn liền nhau, mang tính thống nhất liên kết cơ khối vậy nên cần chú ý khi vẽ hình và đậm nhạt ) ? Đầu tượng gồm những bộ phận nào? + GV yêu cầu HS nhắc lại tỉ lệ ngang dọc của khuôn mặt. ? Tỉ lệ theo chiều ngang như thế nào? Minh họa. * 5 phần: 2 phần là 2 bên thái dương (tóc mai) 2 phần là rộng của 2 mắt 1 phần là khoảng giữa của 2 mắt. ? Tỉ lệ theo chiều dọc như thế nào? * 3 phần 1. Từ đỉnh đầu đến chân mày. 2. Từ chân mày đến cánh mũi. 3. Từ cánh mũi đến cằm. + GV minh họa phân tích trên tượng. ¯ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình + Gợi mở để HS củng cố kiến thức vẽ theo mẫu đã học để tìm ra cách vẽ thích hợp, chính xác. + Hướng dẫn thông qua minh họa ? Em hãy trình bày cách vẽ hình? * Nhấn mạnh: +Quan sát tìm tỉ lệ ngang dọc để phác khung hình tổng quát ( đầu: khối cầu, cổ: khối trụ ) + So sánh, xác đinh vị trí giữa các bộ phận. + Vẽ phác nét chính theo cấu trúc của tượng + Nhìn mẫu vẽ chi tiết và chỉnh hình (Vẽ từ bao quát đến chi tiết, có đậm nhạt trong đường nét) ¯ Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài + GV theo sát lớp, gợi ý hướng dẫn kịp thời. - Góc nhìn - Bố cục - Chú ý chiều hướng trục mặt. - So sánh tỉ lệ đầu - cổ - đế + Tỉ lệ giữa các bộ phận - Chú ý đặc điểm riêng của tượng. - Vẽ phác hình phóng khoáng, nhẹ tay, nét vẽ có đậm nhạt. HS Quan sát, nhận xét: àTượng đầu àTượng bán thân àTượng toàn thân à Đá, gỗ, đất àTượng Bác Hồ àLê Nin àVecnus àDavid à Đầu, cổ và đế àGồm: tóc, trán, mắt, mũi , miệng, cằm. tai àChia làm 5 phần àChia làm 3 phần àVẽ phác khung hình, vẽ phác nét chính, vẽ chi tiết và chỉnh hình. + tỉ lệ của hình vẽ so với khổ giấy. + Vẽ phác khung hình chung và đường trục ngang, dọc. ( Cân đối khổ giấy ). + Ước lượng và xác định tỉ lệ và phác hình khái quát phần đầu, cổ và bệ tượng bằng nét thẳng. + Ước lượng tỉ lệ các bộ phận và vẽ phác các nét chính (bằng các nét thẳng): Trán, mắt, mũi, miệng, cằm, tai. + Nhìn mẫu, điều chỉnh tỉ lệ và vẽ nét chi tiết ( vẽ nét để diển tả đặc điểm của mẫu). Học sinh theo dõi và vẽ đúng với huớng và góc nhìn của mình. Vẽ nét chi tiết cho sát với mẫu nét phái r có nét đậm nét nhạt 4/ Đánh giá kếât quả học tập : (4') + Chọn 1 số bài vẽ nhanh ghim lên bảng + GV gợi ý câu hỏi để HS nhận xét. - Bố cục như thế nào? - Đường nét? - Tỉ lệ? - Nét đặc trưng của mẫu? + Học sinh tự nhận xét theo cảm nhận của mình. + Giáo viên chốt lại biểu dương những bài làm tốt. + Đánh giá cho điểm 5/ Dặn dò: (1') + Chỉnh sửa hình trên nét đã phác. + Sưu tầm ảnh tượng hoặc bài vẽ tượng + Chuẩn bị bài vẽ hình và đồ dùng học tập để học tiết sau. ( Tiết 8: Vẽ đậm nhạt )

File đính kèm:

  • docBAI 7 mt9.doc