Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 14, Bài 13: Tập vẽ dáng người

1. MỤC TIÊU:

1.1: Kiến thức:

- HS biết vẽ một số dáng người ở các tư thế hoạt động.

- HS hiểu cách vẽ dáng người.

1.2: Kĩ năng:

- HS thực hiện được vẽ dáng người ở một vài tư thế: Đi, đứng, ngồi.

- HS thực hiện thành thạo cách vẽ dáng người vào các bài vẽ tranh.

1.3: Thái độ:

- Thói quen: Học sinh thích quan sát, tìm hiểu các hoạt động xung quanh.

- Tính cách: Học sinh linh hoạt trong cách nhìn mẫu một cách khái quát.

2 . NỘI DUNG HỌC TẬP

-Quan sát,nhận xét

- Cách vẽ dáng người.

3. CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên:

- Tranh minh họa một số dáng hoạt động khác nhau của con người.

- Bài vẽ của học sinh khóa trước.

3.2. Học sinh:

 

docx4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 14, Bài 13: Tập vẽ dáng người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14: Tiết PPCT: 14 Ngày dạy:./../.. Bài 13: Vẽ theo mẫu TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI MỤC TIÊU: 1.1: Kiến thức: - HS biết vẽ một số dáng người ở các tư thế hoạt động. - HS hiểu cách vẽ dáng người. 1.2: Kĩ năng: - HS thực hiện được vẽ dáng người ở một vài tư thế: Đi, đứng, ngồi. - HS thực hiện thành thạo cách vẽ dáng người vào các bài vẽ tranh. 1.3: Thái độ: - Thói quen: Học sinh thích quan sát, tìm hiểu các hoạt động xung quanh. - Tính cách: Học sinh linh hoạt trong cách nhìn mẫu một cách khái quát. 2 . NỘI DUNG HỌC TẬP -Quan sát,nhận xét - Cách vẽ dáng người. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: - Tranh minh họa một số dáng hoạt động khác nhau của con người. - Bài vẽ của học sinh khóa trước. 3.2. Học sinh: - Giấy A4, màu vẽ, chì, tẩy. - Tìm hiểu trước bài. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP. 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 9 A1: 9 A2:. 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: ( Câu hỏi kiểm tra bài cũ ) Em hãy cho biết tranh thờ của đồng bào các dân tộc ít người ở Việt Nam được vẽ bằng chất liệu gì? A: Phẩm mầu. B: Màu tự tạo. C: Bột màu TL: B ? Em hãy cho biết nét đặc sắc của nghệ thuật trang trí trên vải ( hay còn gọi là thổ cẩm) của đồng bào các dân tộc ít người? TL: Chất lọc những đường nét khái quát điển hình của các sự vật, cách điệu đơn giản hóa từ những hình mẫu thực ngoài thiên nhiên thành những họa tiết, rồi sắp xếp, thể hiện, tạo nên những tác phẩm mang tính trang trí và vó giá trị thẩm mĩ cao. Câu 2: ( Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học ) Em hãy cho biết nội dung bài học ngày hôm nay? TL: Tập vẽ dáng người . GV nhận xét đánh giá. 4.3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: ( 7p ) Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh biết quan sát tranh. Kĩ năng: Học sinh rút ra được nhận xét ứng dụng vào bài. GV gọi một học sinh lên bảng thể hiện một số hoạt động khi chơi thể thao HS lên thể hiện GV yêu cầu học sinh dười lớp quan sát và nhận xét ? Khi hoạt động thí dáng của con người sẽ như thế nào? ? Em thấy bạn mình đã thực hiện những dáng hoạt động nào? HS : Hình dáng của con người luôn thay đổi khi vận động Đi, chạy, ngồi, nhẩy,cúi.. GV tiếp tục đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tiếp tục quan sát ? Khi bạn thực hiện những hoạt động: Đi, đứng, ngồi em thấy các tư thế của đầu, thân, chân, tay của bạn như thế nào ? Em hãy xác định tỉ lệ đầu, thân, chân tay và đường trục chính của người khi hoạt động. HS trả lời. GV treo tranh minh họa dáng hoạt động của con người. ? Em hãy cho biết người trong tranh đang thực hiện những hoạt động gì?Tư thế đầu, tay, chân thay đổi như thế nào? Hoạt động 2: ( 7p ) Hướng dẫn học sinh cách vẽ dáng người. Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh biết cách vẽ dáng người.. Kĩ năng: Học sinh ứng dụng lý thuyết vào bài thực hành cụ thể. GV yêu cầu học sinh đọc phần II SGK/100 Trả lời câu hỏi? Em hãy nêu khái quát lại cách vẽ dáng người? HS: + Quan sát nhanh dáng người định vẽ. + Xác định và vẽ đường trục chính của cơ thể khi vận động + Vẽ Phác các nét chính của tư thế vận động dựa trên đường trục chính của dáng người. + Ước lượng tỉ lệ bộ phận đầu, thân, chân, tay để vẽ + Vẽ thêm các nét chi tiết diễn tả hình thể quần, áo + Nhìn mẫu, sửa hình cho đúng tư thế hoạt động Hoạt động 3: ( 23p) Học sinh vẽ bài Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh biết yêu cầu cần đạt của bài Kĩ năng: Học sinh thực hành bài tốt GV yêu cầu học sinh vẽ bài theo cảm nhận riêng HS vẽ bài GV đi tới từng học sinh quan sát, nhắc nhở cụ thể Quan sát, nhận xét Tranh1 Tranh2 Cách vẽ + Quan sát nhanh dáng người định vẽ. + Xác định và vẽ đường trục chính của cơ thể khi vận động + Vẽ Phác các nét chính của tư thế vận động dựa trên đường trục chính của dáng người. + Ước lượng tỉ lệ bộ phận đầu, thân, chân, tay để vẽ + Vẽ thêm các nét chi tiết diễn tả hình thể quần, áo + Nhìn mẫu, sửa hình cho đúng tư thế hoạt động B1 B2 B3 B4 Thực hành Em hãy vẽ một vài dáng hoạt động của con người. 4.4. Tổng kết: - Giáo viên thu một số bài của học sinh treo lên bảng bao gồm cả bài tốt và chưa tốt yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét ? Em thấy bài nào đẹp nhất? Tại sao? ? Em thích bài nào nhất? Tại sao? Học sinh trả lời GV nhận xét đánh giá. 4.5. Hướng dẫn học tập. - Đối với bài học ở tiết này: Các em về nhà hoàn thiện nốt bài Các em vẽ tranh theo ý thích. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: + Chuẩn bị bài mới: Bài 15 “ Tạo dáng và trang trí thời trang” + Chuẩn bị giấy vẽ, chì, tẩy, màu vẽ. 5. PHỤ LỤC: -SGK Mĩ thuật lớp 9. - SGV Mĩ thuật lớp 9. - Tranh minh họa dáng người .

File đính kèm:

  • docxBai 13 Tap ve dang nguoi.docx