Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Bản đẹp 2 cột - Nguyễn Đăng Bẩy

I Mục tiêu

- Học sinh biết cách phóng tranh ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập

- Học sinh phóng được tranh ảnh đơn giản

- Học sinh có thói quen quan sát và kiên trì, chính xác

II Chuẩn bị

1, Tài liệu thiết bị :

 + Giáo viên: chuẩn bị tranh ảnh mẫu và 1 số tranh ảnh phóng , bài vẽ của học sinh năm trước

 + Học sinh: Bút chì, thước kẻ, màu.

2, Phương pháp :

 Trực quan,vấn đáp, luyện tập

III Tiến trình

* Tổ chức :9A1 9A2

* Kiểm tra: Đồ dùng học tập của học sinh

* Bài mới

Cho học sinh hát một bài

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Bản đẹp 2 cột - Nguyễn Đăng Bẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 18/10/2008 Ngày giảng .Tiết 9 Vẽ trang trí tập phóng tranh ảnh I Mục tiêu - Học sinh biết cách phóng tranh ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập - Học sinh phóng được tranh ảnh đơn giản - Học sinh có thói quen quan sát và kiên trì, chính xác II Chuẩn bị 1, Tài liệu thiết bị : + Giáo viên: chuẩn bị tranh ảnh mẫu và 1 số tranh ảnh phóng , bài vẽ của học sinh năm trước + Học sinh: Bút chì, thước kẻ, màu.. 2, Phương pháp : Trực quan,vấn đáp, luyện tập III Tiến trình * Tổ chức :9A1 9A2 * Kiểm tra: Đồ dùng học tập của học sinh * Bài mới Cho học sinh hát một bài Hoạt động 1 + Giáo viên giới thiệu: Có những bức tranh rất cần thiết cho việc học tập và giải trí, nhưng khuôn khổ quá nhỏ k đáp ứng được yêu cầu sử dụng . Vậy để phát huy được tác dụng của tranh ảnh chúng ta cần tới kĩ thuật phóng tranh ảnh sau Hoạt động 2 + Giáo viên cho học sinh xem 1 số bài vẽ phóng tranh ảnh theo 2 cách kẻ ô vuông và cách kẻ đường chéo + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phóng + Từng bước giáo viên vẽ phóng to 1 bức tranh đơn giản lên trên bảng + Giáo viên vẽ mẫu .Tìm các điểm và phóng hình lên bảng phụ đã chuẩn bị + Giáo viên chuẩn bị trước 1 bức tranh đơn giản và vẽ thị phạm lên bảng Hoạt động 3 + Lưu ý học sinh dùng bút chì vẽ phác và vẽ kẻ + Ư ớc lượng độ lớn của hình cần phóng + Xác định bố cục trên tờ giấy cho đẹp Hoạt động 4 + Giáo viên chọn 1 số bài tương đối hoàn chỉnh cho học sinh tự đánh giá về: - Cách kẻ ô vuông - Cách vẽ hình..... 1, Quan sát và nhận xét + Phóng tranh ảnh để phục vụ việc : - Học tập - Làm báo - Phục vụ lễ hội - Trang trí góc học tập 2, Cách phóng tranh, ảnh a, Cách1: Kẻ ô vuông + Tìm tỉ lệ chiều ngang, cao của tranh mẫu + Kẻ các ô vuông bằng nhau(nên lấy chẵn số ô vuông theo 1 cạnh) + Dựa vào các ô vuông để vẽ hình(chú ý ước lượng tỉ lệ cho giống mẫu) b, Cách 2 : Kẻ đường chéo + Kẻ các đường chéo và các ô hình chữ nhật lên tranh mẫu + Đặt tranh mẫu vào góc trái tờ giấy định phóng + Dùng thước kéo dài đường chéo. Định phóng to bao nhiêu ta kẻ vuông góc từ đường chéo xuống mép giấy ta sẽ có hình đồng dạng với tranh mẫu + Kẻ các đường khác giống như tranh mẫu Tìm vị trí của hình vẽ trên đường kẻ để phác hình + Nhìn mẫu sửa hình và tô màu * Câu hỏi và bài tập Học sinh phóng 1 bức tranh trong SGK H5/ 85 *Đánh giá kết quả học tập của học sinh - HS nhận xét * HDVN: Học sinh hoàn thiện bài và sưu tầm tranh ảnh về các lễ hội chuẩn bị cho giờ sau(Giờ sau kiểm tra 1 tiết) Ngày.. tháng năm2008 Tổ trưởng duyệt Nguyễn Thị Thu Ngân Ngày soạn 25/10/2008 Ngày giảng Tiết 10 : Vẽ tranh Đề tài lễ hội (Kiểm tra 1 tiết) I Mục tiêu - Học sinh hiểu ý nghĩa và nội dug của 1 số lễ hội ở nước ta - Học sinh biết cách vẽ và vẽ đựoc tranh đề tài lễ hội - Học sinh yêu quê hương và những lễ hội của dân tộc II Chuẩn bị 1,Tài liệu thiết bị + Giáo viên: - Tranh ảnh về các lễ hội ở nước ta - Bài vẽ lễ hội của học sinh năm trước - Sưu tầm tranh của học sinh nếu có + Học sinh: - Giấy vẽ, chì, tẩy, màu các loại 2. Phương pháp - Trực quan, gợi mở, luyện tập... III Tiến trình * Tổ chức : 9A1 9A2 * Kiểm tra : Bài vẽ phóng tranh của học sinh * Bài mới Hoạt động 1 - Giáo viên kể 1 số lễ hội lớn ở Việt Nam - Giáo viên giới thiệu 1 số tranh ảnh ? Kể 1 số hoạt động trong những ngày lễ hội Giáo viên : Kết luận ? Nêu cách vẽ tranh dề tài Giáo viên kết luận Giáo viên gợi ý tìm nội dung bố cục mảng vẽ, hình ảnh và vẽ màu Hoạt động 3 Đến từng bàn quan sát chỉnh qua cho từng học sinh - Học sinh tự làm bài Hoạt động 4 +Giáo viên cho học sinh dán bài lên bảng cho Học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét và thu bài I, Tìm và chọn nội dung đề tài - Lễ hội đền hùng, Tây Nguyên... - Mít tinh, duyệt binh, diễu hành, rước cờ, rước kiệu, tế lễ, múa lân, múa rồng, ca hát.. 2, Cách vẽ tranh - Xác định nội dung cụ thể để vẽ tranh Có thể vẽ toàn cảnh hay vẽ 1 hoạt động tiêu biểu của lễ hội - Phác mảng chính, mảng phụ(Cỡ to, cỡ nhỏ, xa, gần) - Vẽ hình ảnh vào các mảng cho phù hợp - Chỉnh sửa, vẽ màu - Vẽ màu theo gam: Nóng lạnh, có cá độ màu, đậm nhạt, hoà sắc * Câu hỏi và bài tập Vẽ 1 bức tranh đề tài lễ hội (kiểm tra 1tiết) *Đánh giá kết quả học tập Học sinh nhận xét * HDVN: Vẽ tranh đề tài lễ hội, vẽ hoạt động khác Chuẩn bị đồ dùng cho các bài sau Ngày.. tháng năm2008 Tổ trưởng duyệt Nguyễn Thị Thu Ngân Ngày soạn : 1/11/2008 Ngày giảng Tiết 11 : Vẽ trang trí - trang trí hội trường I Mục tiêu - Học sinh hiểu 1 số kiến thức cơ bản về trang trí hội trường - Học sinh vẽ được phác khảo trang trí hội trường - Học sinh thấy đựoc vẻ đẹp và sự cần thiết của trang trí hội trường II Chuẩn bị 1,. Tài liệu thiết bị + Giáo viên :- Tranh ảnh vẽ trang trí hội trường - Một số bài vẽ trang trí hội trường - Baì vẽ của học sinh năm trước + Học sinh- Sách giáo khoa, bút chì, tẩy, màu các loại 2. Phương pháp - Trực quan, thuyết trình, vấn đáp gợi mở, luyện tập III Tiến trình *Tổ chức 9A1 9A2 * Kiểm tra - Trả bài, nhận xét * Bài mới Hoạt động 1 ? Ngày lễ hội được trang trí như thế nào? Giáo viên cho học sinh xem 1 số bài trang trí hội trường ? Hội trường là gì? ? ở trường có hội trường ko? ? Em thấy ở đâu có hội trường? ? Trang trí hội trường gồm có những gì? Giáo viên kết luận Hoạt động 2 ? Nêu cách trang trí hội trường Giáo viên lưu ý: Cần nắm vững tỉ lệ chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hội trường để trang trí cho phù hợp - Chọn kiểu chữ đầy đủ dấu, phù hợp nội dung, dễ đọc...tránh sắp xếp chữ quá cao, quá thấp hoặc quá gần nhau - Mầu sắc phông màn, chậu cảnh, khăn trải bàn, hình vẽ hoặc biểu trưng, khẩu hiệu cần kết hợp với nhau so cho hài hoà phù hợp với nội dung Hoạt động 3 Giáo viên: tìm chọn kiểu trang trí, bố cục vẽ hình, vẽ màu Học sinh tự làm Giáo viên đến từng bàn chỉnh sửa Hoạt động 4 Giáo viên cho học sinh treo tranh lên bảng, gọi học sinh nhận xét Giáo viên rút kinh nhiệm Động viên khích lệ học sinh 1. Quan sát nhận xét - Phông, khẩu hiệu, cờ hoa, cây cảnh, bục nói chuyện, bàn, ghế, tượng bác... - Có thể trang trí đối xứng, ko đối xứng nhưng cần đảm bảo tính cân đối thuận mắt Mầu phông, màu chữ, màu các hình ảnh khác cần phù hợp nội dung 2 Cách trang trí hội trường - Xác đinh tên nội dung, buổi lễ hoặc hội thảo - Chuẩn bị chữ(Chọn kiểu chữ phù hợp) và các hình ảnh cần thiết cho trang trí VD: Quốc kì, ảnh hoặc tượng lãnh tụ, biểu tượng - Sắp xếp hoàn thiện các hình nảh mảng chữ * Câu hỏi và bài tập - Vẽ phác thảo trang trí hội trường Khổ giấy A4 * Đánh giá kết quả học tập - HS nhận xét cách trang trí, nội dung, màu sắc * Hướng dẫn về nhà Tập trang trí bài khác về trang trí hội trường Chuẩn bị đồ dùng cho bài 12 Ngày.. tháng năm2008 Tổ trưởng duyệt Nguyễn Thị Thu Ngân

File đính kèm:

  • docGiao an chon loc.doc
Giáo án liên quan