1 MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
-Học sinh biết thêm một số công trình mĩ thuật thời Lê.
-Học sinh hiểu được giá trị nghệ thuật của một số công trình mĩ thuật thời Lê.
1.2 Kỹ năng:
- Học sinh thực hiện được nhận biết rộng về các công trình của mĩ thuật thời Lê.
- Học sinh thực hiện thành thạo phân tích công trình của mĩ thuật thời Lê.
1.3 Thái độ :
- Học sinh có thói quen yêu quí và bảo vệ những giá trị nghệ thuật của cha ông để lại.
- Học sinh có tính cách nghiên cứu tài liệu theo lôgic lịch sử.
2 NỘI DUNG HỌC TẬP
Hs hiểu biết thm về một số cơng trình mỉ thuật thời l.
3 CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên :
- Tranh về chùa Keo, tượng Phật Quan Am nghìn mắt nghìn tay, hình rồng trên bia đá
3.2 Học Sinh:
- Sưu tầm tranh , ảnh bài viết liên quan đến mĩ thuật thời Lê
4 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức v kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Câu hỏi bài cũ
Em hãy nêu vài nét sơ lược về mĩ thuật thời Lê.
TL: - Nghệ thuật kiến trúc + Kiến trúc cung đình
+ Kiến trúc tôn giáo.
- Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí.
- Nghệ thuật gốm.
4.3. Tiến trình bài học
Giới thiệu bài mới
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 3, Bài 5: Một số công trình tiêu biểu của Mĩ thuật thời Lê - Nguyễn Trọng Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Tiết PPCT: 3
Ngày dạy: ../ ./..
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
CỦA MĨ THUẬT THỜI LÊ
Bài 5:
1 MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
-Học sinh biết thêm một số công trình mĩ thuật thời Lê.
-Học sinh hiểu được giá trị nghệ thuật của một số công trình mĩ thuật thời Lê.
1.2 Kỹ năng:
- Học sinh thực hiện được nhận biết rộng về các công trình của mĩ thuật thời Lê.
- Học sinh thực hiện thành thạo phân tích công trình của mĩ thuật thời Lê.
1.3 Thái độ :
- Học sinh có thói quen yêu quí và bảo vệ những giá trị nghệ thuật của cha ông để lại.
- Học sinh có tính cách nghiên cứu tài liệu theo lôgic lịch sử.
2 NỘI DUNG HỌC TẬP
Hs hiểu biết thêm về một số cơng trình mỉ thuật thời lê.
3 CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên :
- Tranh về chùa Keo, tượng Phật Quan Aâm nghìn mắt nghìn tay, hình rồng trên bia đá
3.2 Học Sinh:
- Sưu tầm tranh , ảnh bài viết liên quan đến mĩ thuật thời Lê
4 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8A1: 8A2: 8A3:
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Câu hỏi bài cũ
Em hãy nêu vài nét sơ lược về mĩ thuật thời Lê.
TL: - Nghệ thuật kiến trúc + Kiến trúc cung đình
+ Kiến trúc tôn giáo.
- Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí.
- Nghệ thuật gốm.
4.3. Tiến trình bài học
Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1:(10p) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lê
Mục tiêu:
- HS biết về kiến trúc chùa Keo thời Lê.
- HS hiểu về giá trị nghệ thuật kiến trúc của chùa Keo.
- GV: chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận câu hỏi
+ Nhóm 1
? Chùa keo ở đâu? Được xây dựng vào thời nào? (H-Vũ Thư, Thái Bình, Thời Lý)
? Nêu đặc điểm của chùa Keo?
(Khu chùa 154 gian còn 128 gian được nối tiếpvới nhau trên đườc trục, các công trình này có các độ gấp mái liên tiếp với độ cao tăng dần và caco nhất là gác chung 4 tầng cao 12cm
- HS trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
- GV kết luận:
NT: Từ tam quan đến gác chuông luôn thay đổi độ cao tạo ra nhịp điệu của các độ gấp mái liên tục trong không gian, điển hình cho NT kiến trúc gỗ cao tầng.
+ Nhóm 2
? Trình bày đặc điểm gác chuông?
(Là công trình kiến trúc bằng gỗ tiêu biểu, có lắp ráp, kết cấu vừa chính xác vừa đẹp về hình dáng, là công trình kiến trúc nổi tiếng của nền NT VN)
- HS thảo luận, trình bày.
- GV kết luận và giảng rộng thêm.
+ Cao tầng, 12cm.
+ Các tầng mái uốn cong thanh thoát vừa đẹp, vừa trang nghiêm.
* Hoạt động 2:(15p) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm điêu khắc
Mục tiêu
- HS biết công trình điêu khắc tượng phật bà quan âm .
-HS hiểu giá trị nghệ thuật điêu khắc thời Lê.
1 Điêu khắc:
- Nhóm 3
? Trình bày những hiểu biết của em về tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ? (Chùa bút tháp, Bắc Ninh được tạc 1656 ở VN)
?Tượng phật bà Quan Aâm nghìn mắt nghìn tay cao bao nhiêu (42 tay lớn, 952 tay nhỏ, cao 2m cả bộ cao 3,7 m)
- Tạc vào năm nào? (tại 1656)
- Đặc diểm tượng? (Trong mỗi lòng bàn tay có 1 con mắt)
- HS trình bày
- HS khác nhận xét.
GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh
+ Quan âm Thiên Phủ, Thiên Nhỡn
+ Năm 1656 do tiên sinh họ Trương sáng tác
+ Bằng gỗ phủ Sơn, toạ trên toà sen cao 3,7m 24 cánh tay lớn, 952 cánh tay nhỏ
+ Bố cục, hình khối hài hoà
* Hoạt Động 3:(10p)Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tượng con rồng trên bia đá:
Mục tiêu
- HS biết về ø trạm khắc trang trí rồng trên bia đá.
- HS hiểu giá trị nghệ thuật chạm khắc trang trí rồng
. 2 Chạm khắc trang trí:
- Nhóm 4
? Thời Lê có sử dụng nhiều hình chạm khắc hay không? (nhiều)
? So sánh rồng thời Lý, Trần , Lê?
(Rồng lý mến mại, có hình chữ S, Rồng Trần mập mạp, Rồng Lê bố cục chặt)
- HS trình bày
- HS nhận xét
- GV kết luận, chốt ý hướng dẫn thêm
+ Rồng thời Lý mềm mại, hài hoà, có hình chữ S.
+ Rồng thời Lê: Bố cục chặt, hình mẫu trọn vẹn, đường nét linh hoạt
à Rồng thời Lê thừa tinh hoa Lý, Trần, ảnh hưởng rồng Trung Quốc nhưng đã được Việt Hoá, phù hợp với truyền thống văn hoá VN.
I. Kiến trúc
- Chùa keo là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc phật giáo
- Chùa 154 gian, hiện còn 128 gian
- Các công trình kiến trúc cối tiếp nhau trên đường trục
- Gác chuông là công trình kiến trúc gỗ tiêu biểu kết cấu chính xác và đẹp.
II. Điêu khắc và chạm khắc trang trí:
Điêu khắc :
- Tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cao 3,7m , 42 tay lớn và 952 tay nhỏ, toạ trên toà sen cao 2m
- Diễn tả nét vẽ tự nhiên hài hoà thuận mắt
2) Chạm khắc trang trí:
- Hình tượng con rồng trên bia đá mang đặc điểm rất riêng của VN. Bố cục chặt, hình mẫu trọn vẹn, đường nét linh hoạt
4.4. Tổng kết
- GV Đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức học sinh.
? Hãy nêu các công trình tiêu biểu của thời Lê (như chùa Keo, gác chuông, phật Bà Quan Âm)
? Rồng thời Lê mang đặc điểm như thế nào (mang đường nét linh hoạt, kế thừa tinh hoa Lý, Trần)
- HS trả lời.
- GV nhận xét bổ sung
4.5. Hướng dẫn học tập
-Đối với bài học ở tiết này các em can học thuộc bài
- Đối với bài học ở tiết sau Chuẩn bị bài 4: “ TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH”
+ Tìm hiểu bài.
+ Chuẩn bị giấy vẽ, bút chì, màu...
5 PHỤ LỤC
SGK Mĩ thuật lớp 8
SGV Mĩ thuật lớp 8
Tranh ảnh tham khảo
File đính kèm:
- bai 5 Mot so cong trinh tieu bieu cua mi thuat thoi Le.doc