. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố kiến thức về bối cảnh lịch sử với những biến động lớn từ thời Lý -> Trần, với 3 lần chiến thắng Mông - Nguyên.
- Có khái niệm cơ bản về mỹ thuật thời Trần trong nền mỹ thuật VN, tôn giáo.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên sưu tầm thêm những tranh, ảnh của mỹ thuật thời Trần cho học sinh tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
71 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Đinh Thị Thu Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được đánh giá là tác phẩm quan trọng nhất của thời kì Phục hưng
* Hoạ sĩ Ra-pha-en (1483 - 1520)
- Ô ng là hoạ sĩ tài năng mặc dù cuộc đời rất ngắn ngủi, chỉ có 37 năm
- Ông nổi tiếng rất nhanh ở Phơ-lô-răng-xơ, đợ giáo hoàng chú ý và giao trách nhiệm trang trí các phòng trong điện Va-ti-căng. Do đó, người ta còn gọi ông là hoạ sĩ của đức giáo hoàng
- Sự nghiệp hội hoạ của hoạ sĩ Ra-pha-en vừa đồ sộ, vừa đa dạng. Tác phẩm của ông tiêu biểu cho sự trong trẻo, nền nếp với các nhân vật phụ nữ dịu dàng, điềm đạm và đày nữ tính
- Một số bức tranh nổi tiếng như : Trường học A-ten, Đức Mẹ của đại công tước, Đức Mẹ ngồi trên ghế tựaĐặc biệt là bức tranh Đức Mẹ ở nhà thờ Xich-xtin không chỉ phản ánh hai mẹ con với tình mẫu tử mà còn đề cập đến lòng hi sinh, sự dâng hiến đứa con mình cho sứ mệnh cao cả của đức bà Ma-ri-a
Hoạt động 2: ìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật ý thời kì Phục hưng
- GV giới thiệu bức tranh Mô-na-li-da của hoạ sĩ Lê-ô-na đờ Vanh-xi
- GV giới thiệu tượng Đa-vít của Mi-ken-lăng-giơ :
- GV kết luận:
- GV giới thiệu bức tranh Trường học A-ten của Ra-pha-en :
- GV tập trung vào phân tích một số nội dung sau ;
- GV yêu cầu HS xem tranh và phân tích :
- GV kết luận :
* Bức tranh Mô-na-li-da của hoạ sĩ Lê-ô-na đờ Vanh-xi
- Bức tranh được sáng tác vào năm 1503, còn có tên khác là La Giô-công-đơ
Bức trah chân dung nổi tiếng Mô-na-li-da được tác giả vẽ trong một thời gian dài và rất công phu. Trong tranh, con người được đặt giữa thiên nhiên và đó là điểm khác biệt của lí tưởng thẩm mĩ thời kì Phục hưng với các giai đoạn trước đó : con người là trung tâm của vũ trụ ;
- Lê-ô-na đờ Vanh-xi đã tạo nên sự quyến rũ cho bức tranh bởi bên cạnh vẻ đẹp đôn hậu và nụ cười bí ẩn cuảe thiếu phụ còn có ngọn núi xa xa như ẩn, như hiện hoà vào với nhân vật. Bầu không khí trong tranh như thấm đẫm làn hơi nước và phủ lên hình vẽ một lớp nhẹ, trong suốt làm cho nhân vật trở nên sống động và huyền bí
- Mô-na-li-da được diễn tả rất sống động, đầy sinh khí củ một thế giới nội tâm phúc tạp. Do đó bức tranh luôn được các nhà bình luận, phê bình nghệ thuật của mọi thời đại say sưa tán thưởng
* Tượng Đa-vít của Mi-ken-lăng-giơ
- Tượng Đa-vít được Mi-ken-lăng-giơ sáng tác trong 2 năm, khi ông mới 26 tuổi
- Đa-vít là một thiếu niên anh hùng trong thần thoại, có sức mạnh phi thường đã đánh bại Gô-li-át, người khổng lồ, đại diện cho thế lực phi nghĩa. Pho tượng được người dân thành Phơ-lô-răng-xơ coi như tượng đài chiến thắng ghi lại sự trưởng thành của xã hội Phơ-lô-răng-xơ
- Tượng bằng đá cẩm thạch cao 5,5m. Mọi tỉ lệ trong bức tượng đều là mẫu mực của tỉ lệ giải phẫu cơ thể người, về sự hài hoà giữa nội dung và hình thức, về cái đẹp hoàn chỉnh trong một tác phẩm nghệ thuật
- Pho tượng Đa-vít không những đạt được vẻ đẹp mẫu mực, hoàn hảo của một tác phẩm nghệ thuật mà còn có nội dung và hình thức hoà quyện chặt chẽ với nhau
- Mặc dù tượng Đa-vít được tác trong một tư thế đứng nghỉ ngơi nhưng vẫn khắc hoạ được khí phách kiên cường, quả cảm của chàng thiếu niên
- Pho tượng Đa-vít được các trường mĩ thuật trên thế giới dùng làm mẫu vẽ và được các nhà điêu khắc sau này lấy làm mẫu mực để học tập, nghiên cứu và sáng tạo
* Bức tranh Trường học A-ten của Ra-pha-en
- Hoạ sĩ Ra-pha-en nổi tiếng với những bức tranh về Đức Mẹ và Chúa Hài đồng
- Ngoài ra, ông còn vẽ nhiều bức tranh chân dung và tranh về đề tài lịch sử, đề tài tôn giáo
- Bức tranh miêu tả cuộc tranh luận của các nhà tư tưởng, các nhà bác học thời cổ đại Hi Lạp về những bí ẩn của vũ trụ và tâm linh
- Đây là bức bích hoạ cỡ lớn và được coi là một tác phẩm đắc sắc của hoạ sĩ
- Nổi bật giữa khung cửa vòm là hai nhà triết học thời cổ đại Hi Lạp, đại diện cho hai trường phái đối lập nhau, có tên là Pla-tông và A-ri-xtốt. Tiêu biểu cho trường phái duy tâm là Pla-tông đang chỉ tay lên trời, tượng trưng cho niềm tin ở thượng đế, còn A-ri-xtốt là người đại diện cho trường phái duy vật thì chỉ tay xuống đất, nơi đang diễn ra cuộc sống hàng ngày
- Xung quanh hai nhà hiền triết đó là đám đông thính giả, gồm các nhà khoa học, thiên văn học, triết học như đang mải mê theo dõi và bị lôi cuốn bởi cuộc tranh luận căng thẳng giữa hai nhà hiền triết
à Bức tranh đã dùng hình ảnh rất tượng trưng nhưng khái quát là Trường học A-ten, để mô tả sự rực rỡ của thời đại hoàng kim trong lịch sử văn hoá nhân loại. Các nhân vật trong tranh mặc dù có những quan niệm khác nhau về nhân sinh, về vũ trụ song họ đều đại diện chi trí tuệ của loài người
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV đưa ra một số câu hỏi đơn giản, dễ hiểu để củng cố kiến thức cho HS
- GV tóm tắt nội dung bài một cách ngắn gọn để nêu bật được các đóng góp của các hoạ sĩ, các tác phẩm đối với nền mĩ thuật nhân loại
- Các hoạ sĩ ý thời kì Phục hưng lấy đề tài ở đâu? (trong kinh thánh, thần thoại)
- Qua các bức tranh, tượng giới thiệu trong bài, em có nhận xét gì về về đề tài của các hoạ sĩ đã chọn
- Hình ảnh con người được thể hiện trong các tác phẩm như thế nào?
Bài tập về nhà:
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết liên quan đến bài học
- Chuẩn bị bài học sau
Ngày soạn: 12/04/2008
Ngày dạy: 15/04/2008
loại bài: vẽ tranh
bài 31: Đề tài hoạt động trong những ngày nghỉ hè
I. Mục tiêu bài học:
- HS hướng đến những hoạt động bổ ích và có ý nghĩa trong những ngày nghỉ hè
- Vẽ được tranh về các hoạt động hè theo cảm xúc của mình
II. Chuẩn bị:
- Một số tranh của các hoạ sĩ về đề tài hoạt động trong những ngày nghỉ hè
- Một vài bài vẽ của HS năm trước
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu nội dung yêu cầu chọn đề tài. Gợi ý cách vẽ và làm bài
- HS xem tranh, tham khảo
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- ? Một bài vẽ trnah đề tài gồm có mấy bước ?
- HS nêu các bước vẽ tranh
+ Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài
+ Bước 2: Tìm bố cục
+ Bước 3: vẽ phác hình
+ Bước 4: vẽ chi tiết
+ Bước 5: vẽ màu
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- GV gợi ý HS chọn nội dung đề tài mà mình yêu thích
- Khuôn khổ tranh tuỳ thích. Có thể vẽ bằng màu hoặc cắt, xé dán bằng giấy màu
- Bài làm tại lớp và có thể vẽ tiếp ở nhà
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV treo một số tranh của HS vẽ đã hoàn chỉnh lên bảng, gợi ý HS nhận xét về :
- GV biểu dương những HS hoàn thành bài trên lớp và có tìm tòi sáng tạo, độc đáo
- Bố cục, hình vẽ, màu sắc
- cách chọn nội dung đề tài và cách thể hiện
Bài tập về nhà:
- Hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị bài học sau
Ngày soạn: 15/03/2008
Ngày dạy: 18/03/2008
loại bài thưởng thức mĩ thuật
bài 32: Trang trí tự do
I. Mục tiêu bài học:
- HS hiểu và biết cách trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, đường diềm hoặc trang trí một số đồ vật
- Tự chọn trang trí một trong những hình trên
II. Chuẩn bị:
- Một số hình trang trí của HS năm trước
- Một số đồ vật được trang trí
- ĐDDH mĩ thuật 7
III. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
- GV treo một số tranh mẫu cho HS quan sát, nhận xét :
- Tiến hành như các bài trang trí trước
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí
- Hướng dẫn HS kẻ các trục đối xứng
- Trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật
- Kẻ trục ngang, dọc, tréo
- Dựa vào trục để phác mảng chính phụ
- Vẽ hoạ tiết vào các mảng chính, phụ
- Tìm đậm nhạt rồi vẽ màu
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- GV gợi ý để HS lựa chọn loại bài trang trí theo ý thích và phù hợp với khả năng
- Chú ý khi trang trí phải chọn hoạ tiết, tìm màu, cách sắp xếp hoạ tiết để bài vẽ có hiệu quả, phù hợp
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Đây là bài trang trí cuối năm học, GV yêu cầu HS ở mức độ cao hơn về bố cục, hoạ tiết, màu sắc và gợi ý HS nhận xét, đáng giá
- HS nhận xét đánh giá theo cảm nhận riêng của mình, xếp loại
Bài tập về nhà:
- Chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm
- Chuẩn bị bài học sau
Ngày soạn: 15/03/2008
Ngày dạy: 18/03/2008
loại bài thưởng thức mĩ thuật
bài 33 + 34: Đề tài tự do
(bài kiểm tra cuối năm)
I. Mục tiêu bài học:
- HS phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo trong thể hiện nội dung đề tài
- Vẽ được tranh theo ý thích bằng các chất liệu khác nhau
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số tranh về các loại như : tĩnh vật, phong cảnh, sinh hoạt, chân dung
- Bộ tranh về đề tài tự do (ĐDDH mĩ thuật 7)
III. Tiến trình dạy - học:
* Lưu ý :
- Đây là bài kiểm tra cuối năm, GV chỉ cần cho HS xem tranh và gợi ý để HS chọn được đề tài nội dung thể hiện theo ý thích như : tranh sinh hoạt, phong cảnh, chân dung, tĩnh vật
- Vẽ bài trên giấy A4 hoặc A3, bằng các loại màu sẵn có
- Có thể bố trí cho HS làm bài trong 2 tiết liền hoặc tiết1 - vẽ hình, tiết 2 - vẽ màu
- Cuối giờ, GV có thể nhận xét về tinh thần làm bài của HS
Bài tập về nhà:
- Sưu tầm tranh các loại
- Vẽ một bức tranh tuỳ thích (khổ giấy A3)
- Chọn các bài vẽ đẹp trong năm chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập
Ngày soạn: 15/03/2008
Ngày dạy: 18/03/2008
loại bài thưởng thức mĩ thuật
bài 35: Trưng bày kết quả học tập
I. Mục đích
- Trưng bày các bài vẽ đẹp để GV và HS thấy được kết quả dạy và học, đồng thời nhà trường đánh giá được công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn
- Yêu cầu tổ chức, trưng bày nghiêm túc và hướng dẫn HS nhận xét đánh giá, rút ra bài học cho năm tới
II. hình thức tổ chức
- Trưng bày các bài vẽ đẹp trong cả 3 phân môn :
+ Vẽ theo mẫu
+ Vẽ trang trí
+ Vẽ tranh
- Tuỳ điều kiện cụ thể, GV có thể trưng bày theo lớp, khối hay toàn trường cho phong phú và có tác dụng động viên khích lệ HS
- GV để HS tự chọn tranh của mình trước, sau đó cùng các bạn trong lớp và GV nhận xét, chọn các bài đẹp, tiêu biểu để trưng bày
- Trưng bày triển lãm tranh của HS cần được đầu tư về công sức và kinh phí như phải đặt vào khung kính hoặc dán vào bìa cứng theo phân môn, có tiêu đề rõ ràng sao cho đẹp và trang trọng
- GV tổ chức cho HS xem, đánh giá chọn ra các bài vẽ xuất sắc và nên có hình thức khen thưởng ở các cấp độ khác nhau : biểu dơng, khen ở lớp, ở trường để động viên tình thần học tập của HS
File đính kèm:
- giao an my thuat 7.doc