Giáo án Mĩ Thuật Lớp 6 - Tiết 9 đến 11 - Nguyễn Đăng Bẩy

I.Mục tiêu.

 - Học sinh thể hiện được tình cảm yêu mến thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp học

 - Luyện cho khả năng học sinh tìm bố cục theo nội dung chủ đề

 - Học sinh được tranh về đề tài học tập

II.Chuẩn bị.

1.Đồ dùng dạy học:

Giáo viên; - Bộ tranh về đề tài học tập.

Học sinh; - Đồ dùng vẽ màu, chì, tẩy.

 2.Phương pháp :

 Trực quan, vấn đáp, luyện tập

III. Tiến trình dạy học

1.Tổ chức: 6A1 .6A2

 2.Kiểm tra đồ dùng

3.Bài mới

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ Thuật Lớp 6 - Tiết 9 đến 11 - Nguyễn Đăng Bẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn18/10/2008 Ngày giảng Tiết 9 : Vẽ tranh : Đề tài học tập ( kiểm tra 1tiết) I.Mục tiêu. - Học sinh thể hiện được tình cảm yêu mến thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp học - Luyện cho khả năng học sinh tìm bố cục theo nội dung chủ đề - Học sinh được tranh về đề tài học tập II.Chuẩn bị. 1.Đồ dùng dạy học: Giáo viên; - Bộ tranh về đề tài học tập. Học sinh; - Đồ dùng vẽ màu, chì, tẩy. 2.Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập III. Tiến trình dạy học 1.Tổ chức: 6A1 .6A2 2.Kiểm tra đồ dùng 3.Bài mới Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài. GV cho HS xem những bức tranh, ảnh về các hoạt động học tập ? Tranh diễn tả cảnh gì. ? Có những hình tương nào. ? Màu sắc như thế nào. ? Tranh của học sỹ và học sinh khác nhau ở chỗ nào. GV kết luận: ảnh chụp chi tiết, giống với ngoàI đời, Tranh thông qua sự suy nghĩ, chắt lọc và cảm nhận cái thực không như nguyên mẫu. Tranh của hoạ sỹ thường chuẩn mực về bố cục, hình vẽ.Tranh của học sinh ngộ nghĩnh, tươi sáng. Hoạt đông 2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ. GV minh họa cách vẽ trên bảng; Tìm và chọn nội dung đề tài Bố cục mảng chính , phụ Tìm hình ảnh, chính phụ Tô màu theo không gian, thời gian, màu tươi sáng. Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh làm bài. GV nhắc HS làm bài theo từng bước như đã hướng dẫn. GV gợi ý cho từng Hs về: + Cách bố cục trên tờ giấy. + cách vẽ hình + Cách vẽ màu. Hoạt động 4. Đánh giá kết qủa học tập. Gv treo một số bài vẽ để HS nhận xét về bố cục, hình vẽ. GV kết luận và cho điểm một số bài vẽ đẹp HDVN. Vẽ một bức tranh tùy thích Chuẩn bị bị bài sau I. Tìm và chọn nội dung đề tài Học sinh quan sát tranh Học sinh nghe và ghi nhớ II. Cách vẽ. Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn cách vẽ trên bảng. *Bài tập Vẽ tranh đề tài học tập ( kiểm tra 1 tiết) Học sinh làm bài vào vở thực hành *Đánh giá kết quả học tập Học sinh tự đánh giá bài vẽ theo sự cảm nhận của mình. Ngày.tháng.năm 2008 Tổ trưởng duyệt Nguyễn Thị Thu Ngân Ngày soạn25/10/2008 Ngày giảng Tiết 10 : vẽ trang trí : Màu sắc I Mục tiêu - Học sinh hiểu sự phong phú của màu sắc trong tự nhiên và tác dụng cảu màu sắc trong nghệ thuật - Học sinh biết một số màu thông dụng và cách pha màu trong bài trang trí II,Chuẩn bị 1, Tài liệu , thiết bị: + GV- Một số bài trang trí có màu đẹp - Một số đồ dùng + HS : Giấy màu vẽ 2, Phương pháp dạy học - Trực quan vấn đáp, luyện tập III, Tiến trình *Tổ chức : 6A 1 6A2 * Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh * Bài mới Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta nhìn thấy mọi vật là nhờ có ánh sáng, trong tự nhiên có rất nhiều màu sắc, hoa lácỏ cây, quần áo....đồ dùng trong gia đình, màu sắc góp phần làm đẹp và phong phú thêm cuộc sống hàng ngày và màu sắc vẽ trong tranh như thế nào là đẹp? Hôm nay chúng ta cùng nhau học vẽ màu sắc Hoạt động 1 + Giáo viên treo tranh phong cảnh đặt câu hỏi ? Trong tranh có những màu gì? ? Màu sắc dùng để làm gì? Hoạt động 2 ? Giáo viên cho học sinh xem 3 màu gốc, là màu bản thân nó có, không một màu nào có thể pha ra nó + Giáo viên pha màu trực tiếp cho học sinh quan sát ? Kể tên những màu nhị hợp tiếp theo + Giáo viên cho học sinh xem hình 5 sách giáo khoa phóng to ? Kể tên cặp màu bổ túc + Giáo viên đa ra một số loại màu và cho học sinh kể tên Hoạt động 3 Cho HS quan sát một số màu vẽ thông dụng Hoạt động 4 + Giáo viên đa ra một số bức tranh yêu cầu học sinh tìm ra những màu gốc và màu nhị hợp 1, Màu sắc trong thiên nhiên - Xanh lá cây, xanh da trời, vàng hoa cúc, đỏ hoa hồng, tím... - Cầu vồng gồm: Đỏ, lam, da cam, vàng, lục, tràm, tím 2, Màu vẽ và cách pha màu a, Màu cơ bản(Màu gốc) Đỏ- vàng- lam b, Màu nhị hợp Do 2 màu gốc pha ra. Tỷ lệ pha khác nhau cho ta 1 màu khác Đỏ+ vàng = da cam Vàng + lam = lục Lam + đỏ = tím Tím + lam = tràm Đỏ + da cam = đỏ cam ..... c, Màu bổ túc - Là các màu đối diện nhau - Đỏ - lục - Vàng - tím - Da cam - lam d, Màu tương phản là những màu đứng cạnh nhau làm rõ và nổi bật dùng làm bao bì, tranh quảng cáo , tranh cổ động - Đỏ - vàng - Đỏ - trắng - Xanh - đỏ - vàng - lục e, màu nóng: là những màu cho ta có cảm giác ấm áp - Đỏ, vàng, da cam... g, Màu lạnh: cho ta cảm giác mát dịu xanh lam, lục, tím 3. Một loại màu vẽ thông dụng - Màu sáp - Màu bột - Màu nước - Màu bút dạ Đánh giá kết quả học tập của học sinh * HDVN: Học sinh vẽ lại hình 5 sách giáo khoa và chuẩn bị bài tiếp theo Ngày.tháng.năm 2008 Tổ trưởng duyệt Nguyễn Thị Thu Ngân Ngày soạn :1/11/2008 Ngày giảng : tiết 11: Vẽ trang trí : Màu sắc trong trang trí I Mục tiêu bài học - Học sinh hiểu được tác dụng của màu sắc đối với cuộc sống của con người và trong trang trí. - Phân biệt được cách sử dụng màu sắc khác nhau trong một số ngành trang trí ứng dụng. - HS làm được bài trang trí bằng màu sắc hoặc xé dán giấy màu II, Chuẩn bị 1, Tài liệu thiết bị - Giáo viên chuẩn bị một số tranh ảnh về trang trí nội thất, đồ gia dụng, quần áo và bài trang trí cơ bản - HS màu vẽ , tranh ảnh có màu sắc 2, Phương pháp dạy học: Trực quan, vấn đáp, luyện tập III Tiến trình * Tổ chức : 6A 1 6A2 * Kiểm tra : Thế nào là màu cơ bản, bổ túc * Bài mới Trang trí là (làm cho nó đẹp hơn) dùng hoạ tiết màu sắc làm cho nó đẹp hơn, hấp dẫn hơn, mỗi đồ vật khác nhau ta có cách trang trí và sử dụng màu khác nhau Hoạt động 1 + Giáo viên cho học sinh xem tranh phong cảnh một số sản phẩm được trang trí? ? Các công trình trang trí, nhà ở, trường học có màu sắc như thế nào? ấm chén, lọ hoa có màu sắc như thế nào ? Quần áo của mỗi người nông dân khác quần áo của diễn viên lên sân khấu ở chỗ nào? Hoạt động 2 ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng mầu trong các hình a,b,c,d SGK Hình a - màu tương phản Hình b - Màu nóng Hình c - Màu hài hoà nóng và lạnh Hình d - Màu lạnh + Giáo viên nhận xét những bài tô màu - Sáng - Màu trầm - Gam nóng - Gam lạnh Hoạt động 3 + Giáo viên chọn một số bài có cách tô màu khác nhau để nhận xét ? Gọi một số học sinh nhận xét về cách tô màu + Giáo viên kết luận I Màu sắc trong các hình thức trang trí - Mỗi đồ vật khác nhau có cách sử dụng màu khác nhau Ví dụ: Các công trình kỹ thuật có màu sắc sáng, ít màu như vàng mỡ gà, hơi hồng, hơi xanh - Đồ vật như lọ hoa....nhiều màu phong phú - Người dân quần áo đơn giản, quần áo ít màu - Quần áo quan họ sân khấu, nhiều mằu rực rỡ... II, Cách sử dụng màu trong trang trí + Giáo viên kết luận cách sử dụng màu trong tranh trực tiếp Học sinh trả lời c, Hướng dẫn học sinh thực hàn Tô màu vào hình tròn trang trí đã được chuẩn bị trước + Lưu ý - Màu hoạ tiết chính sáng hơn - Tô màu theo ý thích *, Đánh giá kết quả học tập Có nhiều cách tô màu khác nhưng vẫn đảm bảo bài đẹp rõ mảng chính, mảng phụ - Tô màu tươi sáng - Tô màu trầm gam nóng - Tô màu gam lạnh - Tô màu gam hài hoà... HDVN: Hoàn thành bài và chuẩn bị bài tiếp theo Ngày soạn :8/11/2008 Ngày giảng : Bài 12 : Thường thức mĩ thuật Một số công trình mỹ thuật tiêu biểu của mỹ thuật thời Lý I Mục tiêu bài học - Học sinh hiểu biết về nghệ thuật thời Lý, - HS nhận biết đầy đủ hơn vẻ đẹp của một số công trình, sản phẩm của MT thời lý thông qua đặc điểm và hình hình thức nghệ thuật - Học sinh biết trân trọng và yêu nghệ thuật thời Lý và nghệ thuật dân tộc II Chuẩn bị 1, Tài liệu thiết bị - Giáo viên :sưu tầm tranh ảnh phiên bản - Tranh ảnh có liên quan tới bài học - HS : SGK 2, Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp III Tiến trình + Tổ chức : 6A1 6A2 + Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh + Bài mới Hoạt động1 + Giáo viên cho xem tranh chùa một cột ? Em biết gì về chùa một cột ? Chùa có hình dáng độc đáo như thế nào? ? Học sinh chỉ lên tranh và nói rõ đặc điểm của chùa Hoạt động 2 + Giáo viên cho xem tranh tượng a di đà ? Tượng làm bằng chất liệu gì? Tượng có thế như thế nào? ? Tượng được tạc có đặc điểm gì? Rồng thời Lý có hình dáng như thế nào? + Giáo viên treo tranh đồ dùng học tập 6 ? Nhìn tranh và chỉ ra những đặc điểm của kiến trúc, trang trí, điêu khắc thời Lý(Giáo viên gợi ý) Hoạt động 3 I Kiến trúc chùa một cột ( Diên hựu tự) - Chùa một cột còn gọi là chùa Diên Hữu Tự xây dựng 1049 là công trình tiêu biểu của công trình Thăng Long - Chùa có cảnh quan thoáng đãng - Hình dáng chùa xuất phát từ giấc mơ của vua Lý - Chùa có cấu trúc hình vuông cạnh 3m đợc xây dựng trên 1 cột đá(1,25m) - Xung quanh hồ có lan can bao bọc hành lang tường có tranh vẽ - Chùa nằm giữa hồ Liên Trì - Chùa có mái cong từng đoá sen nở trước hồ. Cột thẳng khoẻ khoắn KL: Chùa một cột là ý tưởng rất bay bổng của các nghệ nhân thời Lý mang đậm tính sáng tạo II, Điêu khắc và gốm 1. Điêu khắc a,Tượng adiđà : ở chùa Phật Tích Bắc Ninh + Pho tượng được tạc từ khối đá nguyên màu xanh xám(Có tên khác là Thu) + Tượng có tư thế ngồi xếp bằng, tay đặt trước đùi, hơi dướn về phía trước + Toàn bộ tượng gồm 2 phần: Bệ và phần tượng: Bệ gồm 2 tầng trên là toa sen tròn . Dưới hình bát giác có trang trí hoa văn rất đẹp + Tượng có khuân mặt rất phúc hậu, áo bó mềm mại b, Rồng thời Lý Rồng có dáng dấp hiền hoà uốn lợn theo kiểu thắt túi - Rồng có vẩy, chân, lông. Không có sừng - Là biểu trưng của văn hoá dân tộc 2., Gốm Rất tinh sảo, xương gốm mỏng nhẹ nhiều màu men - Đề tài trang trí là hoa sen, hoa cúc cách điệu *, Đánh giá kết quả học tập - Nhận xét về chùa một cột - Tượng adiđà - Rồng - Gốm * HDVN: Học sinh học bài và chuẩn bị bài tiếp theo Ngày.tháng.năm 2008 Tổ trưởng duyệt Nguyễn Thị Thu Ngân

File đính kèm:

  • docgiao an MT nam 2008.doc
Giáo án liên quan