I/ Mục tiêu bài học:
-Học sinh hiểu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và tác dụng của màu sắc đối với đời sống con người.
-Học sinh biết được một số màu thường dùng và cách pha màu để áp dụng vào bài trang trí và vẽ tranh.
-Học sinh biết yêu quí đồ vật có màu sắc, biết thưởng thức các tác phẩm được tạo nên bởi màu sắc.
II/ Chuẩn bị:
1/ Tài liệu tham khảo
2/Đồ dùng dạy- học
GV: -Ảnh màu cỏ cây, hoa lá, chim thú
-Màu sắc để pha trộn.
-Bài vẽ, tranh ảnh, khẩu hiệu có màu đẹp.
HS : -Sưu tầm tranh ảnh màu
-Màu vẽ.
3/Phương pháp dạy- học:
Trực quan, nêu vấn đề, trò chơi theo nhóm(6em với 6 màu)
III/ Tiến trình dạy học:
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 10, Bài 10: Vẽ trang trí màu sắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 10; BÀI 10: VẼ TRANG TRÍ
MÀU SẮC
-------------------------------------
I/ Mục tiêu bài học:
-Học sinh hiểu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và tác dụng của màu sắc đối với đời sống con người.
-Học sinh biết được một số màu thường dùng và cách pha màu để áp dụng vào bài trang trí và vẽ tranh.
-Học sinh biết yêu quí đồ vật có màu sắc, biết thưởng thức các tác phẩm được tạo nên bởi màu sắc.
II/ Chuẩn bị:
1/ Tài liệu tham khảo
2/Đồ dùng dạy- học
GV: -Ảnh màu cỏ cây, hoa lá, chim thú
-Màu sắc để pha trộn.
-Bài vẽ, tranh ảnh, khẩu hiệu có màu đẹp.
HS : -Sưu tầm tranh ảnh màu
-Màu vẽ.
3/Phương pháp dạy- học:
Trực quan, nêu vấn đề, trò chơi theo nhóm(6em với 6 màu)
III/ Tiến trình dạy học:
Tg
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
7ph
25ph
5ph
8ph
I/Màu sắc trong thiên nhiên:
-Dưới tác động của ánh sang ta thấy mọi vật đều có màu sắc rất phong phú.
-Màu vẽ là màu nhân tạo.
II/Màu vẽ và cách pha màu.
1/Màu cơ bản (Màu gốc, màu chính)
- Đỏ - Vàng – Lam.
2/Màu nhị hợp:
Cam - Lục – Tím.
3/Màu bổ túc(cặp màu)
-Đỏ và Lục
-Vàng và Tím
-Lam và Cam.
4/Màu tương phản (Cặp màu)
-Đỏ và Vàng
-Vàng và Lục
-Đỏ và Trắng
5/ Màu nóng:
-Đỏ, Cam, Vàng
6/Màu lạnh:
-Lam, Lục, Tím
III/Một số loại màu vẽ thông dụng (Thường dùng).
-Bút dạ
-Chì màu
-Sáp màu
-Màu nước
-Bột màu.
*Đánh giá kết quả
*Dặn dò
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
-Cho hs quan sát một lá cây thật và một chiếc lá bằng nhựa (vải)
? Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau của màu sắc ở hai chiếc lá trên.
-Giới thiệu tranh ảnh màu (cỏ cây...)
?Em hãy gọi tên màu trong ảnh.
?Màu sắc trong thiên nhiên có ở đâu.
?Nhờ đâu mà ta thấy được màu sắc.
-Cho hs xem hiện tượng cầu vồng.
?Gọi tên các màu ở cầu vồng trên.
-Phân tích hiện tượng cầu vồng.
-Giới thiệu tranh vẽ tĩnh vật màu.
?Màu vẽ tranh là màu nhờ đâu mà có.
*Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn, cuộc sống vui tươi, phong phú hơn. Cuộc sống không thể không có màu sắc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách pha màu.
Giới thiệu tranh vẽ- phân tích về màu và hướng học sinh pha màu để vẽ chứ không phải cần nhiều màu sẵn có.
-Màu cơ bản
? Vì sao ba màu này gọi là màu cơ bản.(từ nó pha chế ra nhiều màu khác nhưng các màu khác không thể pha chế ra nó được)
-Cho học sinh quan sát màu theo từng cột và màu nước chuẩn bị pha trộn.
?Nếu lấy đỏ pha với vàng thì được màu gì.
-Pha màu trực tiếp để chứng minh.Tương tự với các màu lam với vàng; đỏ với lam.
?Màu được tạo bởi hai màu cơ bản gọi là gì.
?Nhắc lại thế nào là màu nhị hợp.
Vậy Cam- Lục – Tím là màu nhị hợp.
+Tùy theo tỉ lệ pha trộn ta có các màu khác nhau.
Hoạt động 3: Giới thiệu một số màu và cách dùng.
+Màu bổ túc là cặp màu khi đứng cạnh nhau nó sẽ tôn nhau lên (cùng rực rỡ). Gồm một màu nhị hợp và một màu nguyên sắc còn lại.
VD: Đỏ + Vàng = Cam bổ túc với màu Lam.(Thường dùng trong quảng cáo, bao bì hàng hóa, bìa sách
VD liên hệ hs giỏi văn và hs giỏi tóan=>2hs giỏi toàn diện.
+Màu tương phản là cặp màu đối chọi nhau gay gắt thường dùng cho tranh cổ động, khẩu hiệu nhằm gây sự chú ý cho mọi người.
VD liên hệ học sinh khắc nhau thì không nên vì gây sự chú ý không tốt với mọi người.
-Ngoài ra còn một số cặp màu nữa nhưng ít được sử dụng. Như Đỏ-Đen, Đen-Trắng.
+Màu nóng.
?Màu thế nào gọi là màu nóng.
?Kể tên một số màu nóng.
?Ngược lại thì có màu gì.
+Màu lạnh
?Thế nào là màu lạnh? Kể tên.
Nói thêm: Vàng,tím còn giữ vai trò là màu trung gian bởi khi đứng cạnh màu nóng gây cảm giác rất nóng, cạnh màu lạnh thì trở nên rất lạnh.
-Đen và trắng gọi là sắc độ nó làm cho màu nào đó đậm hơn hoặc nhạt đi.
Hoạt động 4: Giới thiệu một số loại màu vẽ thông dụng (Hs thường dùng).
Giới thiệu qua và cách sử dụng.
Hoạt động5: Đánh giá kết quả học tập.
-Cho học sinh điểm số 1-> 6, lấy 6em làm một nhóm và mỗi em là một màu tương ứng với Đỏ, lam, vàng, cam, lục, tím.
?Màu cơ bản đâu.
?Màu nhị hợp đâu.
?Cặp màu bổ túc.
?Ai với ai sẽ là tương phản
- Ổn định các nhóm
?Kể tên theo số 3
-3 màu cơ bản
-3 màu nhị hợp
-3cặp màu bổ túc.
-3cặp màu tương phản thường dùng.
-3 màu nóng tiêu biểu.
-3 màu lạnh tiêu biểu.
-3 loại màu thường dùng nhất.
+Nói thêm một số màu liên tưởng, Vd tím hoa cà, tím hoa xoan, tím bông bèo
+Nhận xét chung tiết học khen thưởng động viên kịp thời những học sinh tích cực, nhóm hoạt động..
DẶN DÒ
Về nhà làm bài tập SGK
-Chuẩn bị cho bài học tiếp theo, học kĩ bài 10 để vận dụng vào bài 11.
-Quan sát, nhận xét.
-Cùng có màu lục (xanh lá)
-Màu tự nhiên và màu nhân tạo
-Cỏ cây, hoa lá, chim thú
-Nhờ có ánh sáng
-Đỏ,cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
-Do con người làm ra (Màu nhân tạo)
-Vì từ nó pha chế ra nhiều màu khác nhưng các màu khác không thể pha chế ra nó được.
-Màu nhị hợp
- Màu được tạo bởi hai màu cơ bản
-Lĩnh hội kiến thức và phản hồi thông tin.
-Lĩnh hội kiến thức và phản hồi thông tin.
-Màu gây cảm giác ấm, nóng.
-Đỏ,Cam,Vàng..
-Màu gây cảm giác mát, dịu,lạnh
-Lam, Lục,Tím
-Lĩnh hội thêm kiến thức sử dụng các loại màu vẽ.
Học sinh điểm số phân nhóm nhận vai màu sắc theo số đếm.
-Học sinh có số 1,2,3 đứng dậy
-Học sinh có số 4,5,6 đứng dậy
-Học sinh có số 1 tìm hs số5; số2 tìm số4,số3 tìm số6 thành từng cặp.
-Học sinh bắt đầu có sự xáo trộn
-Trả lời kiến thức mới học
-Ghi nhớ
Người soạn: PHAN THANH LÂM
TRƯỜNG THCS ĐẶNG DUNG- QUẢNG ĐIỀN- TT-HUẾ
File đính kèm:
- bai 10 mau sac cuu haymoi.doc