Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 19: Thường thức Mĩ thuật Tranh dân gian Việt Nam - Vẽ chân dung bạn - Năm học 2013-2014 - Trương Quỳnh Như

I/ Mục tiêu

- Học sinh hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam.

- HS hiểu giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức thể hiện của tranh dân gian.

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

Giáo viên:

- Hình minh họa ở bộ ĐDDH MT 6.

- Tranh dân gian Đông Hồ.

- Tập tranh dân gian (NXB văn hóa thông tin,1996).

- Sưu tầm trên báo chí các hình vẽ minh họa các bức tranh dân gian.

Học sinh:

- Sưu tầm tranh, ảnh về tranh dân gian (ở báo chí, sách vở, )

2. Phương pháp dạy-học:

- Sử dụng các phương pháp: Trực quan, quan sát, thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.

III/ Gợi ý tiến trình dạy-học:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

* Giới thiệu bài: ( ổn định lớp + giới thiệu bài 2 phút )

Dân ca là một thể loại âm nhạc dân gian của đất nước chúng ta và Quan Họ cũng thế. Ngày nay nếu chúng ta có dịp về Bắc Ninh chúng ta sẽ được nghe những làn điệu Quan Họ rất tình tứ:

Hỡi anh đi đường cái quan

Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu

Mua tờ tranh điệp tươi màu

Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.

Vậy tranh điệp là gì? Đàn gà, lợn có ở đâu? Với kí ức ngọt ngào ấy hôm nay chúng sẽ đến thăm những ngôi làng đã làm ra các bức tranh dân gian Việt Nam.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 19: Thường thức Mĩ thuật Tranh dân gian Việt Nam - Vẽ chân dung bạn - Năm học 2013-2014 - Trương Quỳnh Như, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 20 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 19: Thường thức mĩ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM. I/ Mục tiêu - Học sinh hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam. - HS hiểu giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức thể hiện của tranh dân gian. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: - Hình minh họa ở bộ ĐDDH MT 6. - Tranh dân gian Đông Hồ. - Tập tranh dân gian (NXB văn hóa thông tin,1996). - Sưu tầm trên báo chí các hình vẽ minh họa các bức tranh dân gian. Học sinh: - Sưu tầm tranh, ảnh về tranh dân gian (ở báo chí, sách vở,) 2. Phương pháp dạy-học: - Sử dụng các phương pháp: Trực quan, quan sát, thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm. III/ Gợi ý tiến trình dạy-học: 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Giới thiệu bài: ( ổn định lớp + giới thiệu bài 2 phút ) Dân ca là một thể loại âm nhạc dân gian của đất nước chúng ta và Quan Họ cũng thế. Ngày nay nếu chúng ta có dịp về Bắc Ninh chúng ta sẽ được nghe những làn điệu Quan Họ rất tình tứ: Hỡi anh đi đường cái quan Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu Mua tờ tranh điệp tươi màu Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều. Vậy tranh điệp là gì? Đàn gà, lợn có ở đâu? Với kí ức ngọt ngào ấy hôm nay chúng sẽ đến thăm những ngôi làng đã làm ra các bức tranh dân gian Việt Nam. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG * Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh dân gian (5 phút ). ¥Treo 1 vài bức tranh dân gian. GT: Tranh dân gian nằm trong dòng nghệ thuật cổ dân gian VN, tranh dân gian có từ lâu, được nhân dân ưa thích sThế nào là tranh dân gian? sTranh dân gian chia làm mấy loại? sTại sao gọi là tranh Tết? sKể một vài bức tranh Tết? sTại sao gọi là tranh Thờ? sKể một vài bức tranh Thờ? sNhững nơi nào sản xuất tranh dân gian? Chuyển ý: Trong số các nơi làm ra tranh dân gian, đặc biệt phải kể đến tranh Đông Hồ ( Bắc Ninh) và tranh Hàng Trống ( Hà Nội ) được nhiều người biết đến và yêu thích. Chúng ta sẽ tìm hiểu hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống * Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu về kĩ thuật làm tranh gỗ dân gian VN. (10 phút). Chia HS thảo luận nhóm nhỏ Nhóm ở dày bàn 1, 3 sTại sao gọi là tranh Đông Hồ? sTác giả tranh Đông Hồ là ai? sMàu sắc trong tranh Đông Hồ lấy từ đâu? sĐường nét trong tranh như thế nào? sKỹ thuật in tranh? sGiấy in tranh là giấy gì? Nhóm ở dãy bàn 2, 4 sTại sao gọi là tranh Hàng Trống? sTác giả tranh Hàng Trống là ai? sMàu sắc trong tranh Hàng Trống lấy từ đâu? sĐường nét trong tranh như thế nào? sKỹ thuật in tranh? sGiấy in tranh là giấy gì? GT: GV giảng giải và minh họa quá trình làm tranh, cho HS xem giấy dó. Chuyển ý: Tranh dân gian xuất phát từ nhu cầu đời sống tinh thần phong phú của người lao động. Bởi vậy đề tài trong tranh dân gian rất gần gũi với đời sống của người lao động. * Hoạt động 3: HD HS tìm hiểu về đề tài tranh dân gian. (10 phút). - Tranh khắc gỗ dân gian phục vụ quảng đại quần chúng nên đề cập tới nhiều đề tài khác nhau và rất gần gũi với đời sống của người lao động. sCác em biết được những đề tài nào trong tranh dân gian? GV cung cấp thêm một số đề tài. sTrong các đề tài này, em biết được những tranh nào? ¥ Mỗi một đề tài GV đưa 1 vài bức tranh minh họa. * Hoạt động 4: Tìm hiểu nghệ thuật tranh dân gian ( 7 phút). sCảm nghĩ của em khi xem các bức tranh dân gian? sVì sao? sTranh hứng dừa ngoài phần hình ảnh em còn thấy gì khác? Giải tích về bố cục, đường nét, màu sắc. * Hoạt động 5: Đánh giá kết quả học tập (8 phút). Cho học sinh chơi tró chơi ô chữ. * Dặn dò: - Sưu tầm thêm tranh dân gian Việt Namvà học bài tranh dân gian VN. - Giờ sau mang theo mẫu có 2 đồ vật (4 nhóm mang 4 mẫu). - Chuẩn bị bài học sau. –Được lưu hành rộng rãi trong dân gian, được nhân dân ưa thích. –2 loại. – Tranh Tết (treo trong ngày tết). – Vinh Hoa, Phú Quý –Tranh Thờ (để thờ cúng). – Ngũ Hổ, Phật bà Quan Aâm –Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây) – Sản xuất tại làng Đông Hồ –Tác giả là “nghệ sĩ nông dân” –Thiên nhiên, đen từ than, đỏ từ sỏi đỏ tán mịn –Chắc khỏe. –Tranh bao nhiêu màu sẽ có bấy nhiêu bản gỗ. –Giấy dó. –Tranh xuất hiện và bày bán ở phố Hàng trống. –Những thợ thủ công ở thành thị –Lấy từ màu phẩm nhuộm. –Mảnh mai, trau chuốt và tinh tế. –Đầu tiên dùng bản khắc nét viền đen, sau đó dùng bút lông tô màu. –Giấy Gam. - HS lắng nghe. - Lắng nghe. –Chúc tụng, vui chơi, lịch sử - Lắng nghe. –Vinh hoa, phú quý - Quan sát. – Em rất yêu thích –Hình ảnh đơn giản, nội dung gần gũi, vui –Có chữ. - HS chơi trò chơi trả lời những gì tiếp thu được. I/ Vài nét về tranh dân gian: Tranh dân gian là loại tranh được lưu hành rộng rãi trong dân gian, được nhân dân ưa thích. II/ Hai dòng tranh Đông hồ và hàng trống: 1. Tranh Đông Hồ - Tranh Đông Hồ được sản xuất tại làng Đông Hồ tác giả là những người nông dân vì thế màu sắc tranh rất trầm ấm vì màu được lấy từ thiên nhiên. Đường nét tranh rất chắc khỏe. Tranh bao nhiêu màu sẽ có bấy nhiêu bản gỗ. Giấy in tranh là giấy dó. 2. Tranh Hàng Trống. - Tranh Hàng Trống được bày bán ở phố Hàng Trống. Tác giả tranh Hàng Trống là những người ở thành thị màu sắc trong tranh rất rực rỡ vì là màu phẩm nhuộm. Đường nét trong tranh mảnh mai trau chuốt. Tranh được in bản khắc nét viền đen, sau đó dùng bút lông tô màu.Giấy in tranh là giấy Gam. III.Đề tài trong tranh dân gian - Tranh chúc tụng. -Tranh sinh hoạt, vui chơi. - Tranh lao động sản xuất. - Tranh lịch sử. - Tranh vẽ theo truyện tích. - Tranh châm biếm. - Tranh ca ngợi cảnh đẹp - Tranh Thờ. IV. Giá trị nghệ thuật: - Tranh dân gian Việt Nam được đa số nhân dân yêu thích, là một bộ phận của nền văn hóa dân tộc và của nhân loại. Tranh có vẻ đẹp hài hòa, hình tượng có tính khái quát cao khiến người xem thấy gần gũi, yêu thích, ngắm mãi không chán.

File đính kèm:

  • docBai 19 Lop 6 TTMT.doc