- GV g.thiệu một số quả đã chuẩn bị và tranh,ảnh.
- Đây là những quả gì?
- Hình dáng,đặc điểm,màu sắc của từng loại quả như thế nào?
- Tìm thêm một số loai quả có dạng hình cầu mà em biết, miêu tả hình dáng đặc điểm của chúng.
*GV tóm tắc:Quả dạng hình cầu có rất nhiều và phong phú, mỗi loại có đđ màu sắc khác nhau và có vẻ đẹp riêng.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tuần 6 đến 10 (bản đầy đủ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét về:
+ Bố cục, cách vẽ hình, vẽ nét và cách vẽ màu.
- Gợi ý HS xếp loại bài đã nhận xét
- GV nhận xét chung giờ học.
-HS nhận xét.
+Bố cục.
+Hình dáng.
+Đặc điểm.
+ Màu sắc.
-Tự xếp loại.
4.Dặn dò:(1p)
-Hoàn thành bài vẽ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
------------------ & ------------------
BÀI 7
Vẽ tranh
Đề tài PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
I/MỤC TIÊU:
- HS biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.
- HS thêm yêu mến quê hương đất nước.
II/CHUẨN BỊ:
GV: - Sưu tầm một số tranh, ảnh phong cảnh.
- Bài vẽ phong cảnh của HS năm trước.
HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về đề tài phong cảnh.
- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy.
III/:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ :(2p)
3.Bài mới : (32 p)
Hoạt động dạy và học:
-Kiểm tra đồ dùng học tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động1:Tìm,chọn nội dung đề tài.
- GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu: SGK- SGV
* GV đặt câu hỏi :
- Ở nơi em ở có cảnh đẹp nào không?
- Em đã đi tham quan hay đi du lịch
ở đâu chưa?
- Phong cảnh ở đó như thế nào?
-GV bổ sung phong cảnh có rất nhiều em hãy chọn một cảnh mà em thích để vẽ.
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Em hãy tả lại 1 cảnh đẹp mà em thích.
+Cảnh đẹp quê hương đất nước.
+Cảnh vật là chính.
+Nhà cữa ,hàng cây ,đồi núi biển cả..
+Màu sắc gần giống với thiên nhiên.
+Tả cảnh theo cảm nhận.
Hoạt động 2: Cách vẽ.
- Cho HS nhớ lại cách vẽ tranh.
- Có mấy bước vẽ tranh?
+ HS trả lời.
+Có ba bước.
+B1:Nhớ lại các hình ảnh định vẽ
+B2:Sắp xếp các hình ảnh chính , phụ sao cho cân đối.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV nhắc HS cần quan sát và nhớ lại các hình ảnh định vẽ.
-Treo tranh phong cảnh của hs năm trước.
+B3:vẻ màu.
+HS quan sát nhận xét rút kinh nghiệm cho bài vẽ mình.
Hoạt động 3:Thực hành.
- Hướng dẫn các em thực hành.
- Chọn hình ảnh cảnh trước khi vẽ, chú ý xem hình vẽ cân đối với tờ giấy
- Khuyến Gv khích học sinh vẽ màu tự do theo ý thích.
- Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau, luôn nhớ vẽ cảnh là trọng tâm, có thể vẽ thêm người hoặc con vật cho tranh sinh động.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài ưu,nhược điểm để nhận xét về:
+ Bố cục, cách vẽ hình, vẽ nét và cách vẽ màu.
- GV xếp loại đánh giá chung tiết học.
-Nhận xét bài và xếp loại
+Cách chọn cảnh .
+Cách sắp xếp bố cục .
+Cách vẽ hình ,vẽ màu .
-Tự xếp loại
4.Dặn dò:(1p)
-Hoàn thành bài vẽ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
------------------ & ------------------
BÀI 8
Tập nặn tạo dáng
NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I/MỤC TIÊU:
- Học sinh nhận biết hình dáng đặc điểm con vật.
- Học sinh biết cách nặn và nặn được con vật theo ý thích.
- Học sinh yêu mến các con vật.
II/CHUẨN BỊ:
GV: - Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc- Sản phẩm nặn con vật của học sinh
- Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán.
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy, màu sáp.
III/:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ :(2p)
3.Bài mới : (32 p)
Hoạt động dạy và học:
-Kiểm tra đồ dùng học tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Quan sát nhận xét.
- Giáo viên dùng tranh, ảnh các con vật đã chuẩn bị:
+ Đây là con vật gì?
+ Hình dáng các bộ phận của con vật?
+ Nhận xét đặc điểm của con vật?, + Màu sắc của nó như thế nào?
+ Hình dáng của con vật khi hoạt động thay đổi như thế nào?
- GV củng cố: Xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật khác, mỗi con vật đều có một đặc điểm riêng, con to, nhỏ khác nhau và màu sắc khác..
- Ngoài hình ảnh những con vật đã xem, học sinh kể thêm những con vật mà em biết, miêu tả hình dáng, đặc điểm của chúng.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Cách vẽ quả.
- Giáo viên dùng đất nặn mẫu và yêu cầu học sinh chú ý quan sát cách nặn.
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Nặn con vật với các bộ phận lớn gồm: Thân, đầu, chân ... từ một thỏi đất sau đó thêm các chi tiết cho sinh động.
- Giáo viên cho các em xem các sản phẩm để học sinh học tập cách nặn, cách tạo dáng.
+ Nặn các bộ phận khác (bộ phận chính con vật: Thân, đầu)
-HS quan sát.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Chuẩn bị đất nặn, giấy lót để làm bài tập.
- Chọn con vật quen thuộc và yêu thích để nặn.
- Chú ý giữ vệ sinh cho lớp học.
-GV đến tường bàn hướng dẫn bổ sung.
+ Nặn các bộ phận đầu,mình, chân tai, đuôi .
+ Ghép dính các bộ phận.
+Tạo dáng và sửa chữa cho con vật.
-Chỉnh sửa bài lần cuối.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
-Yêu cầu trưng bày sản phẩm lên bàn
-GV chon một số bài nhận xét rút kinh nghiệm cho cả lớp.
- GV nhận xét chung giờ học.
-Bày sản phẩm.
-HS nhận xét bài và tự xếp loại.
4.Dặn dò:(1p)
- Hoàn thành bài nặn.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
------------------ & ------------------
BÀI 9
Vẽ trang trí
ĐƠN GIẢN HOA - LÁ
I/MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa, lá đơn giản; nhận ra vẻ đẹp của hoạ tiết hoa lá trong trang trí.
- Học sinh biết cách vẽ đơn giản và vẽ đơn giản một số bông hoa, chiếc lá.
- Học sinh yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên.
II/CHUẨN BỊ:
GV: - Chuẩn bị một số hoa, lá thật. - Bài vẽ của học sinh các lớp trước.
- Một số ảnh chụp hoa, lá và hình hoa, lá đã được vẽ đơn giản; một số bài vẽ trang trí có sử dụng hoạ tiết hoa lá.
HS: - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy, màu. Một vài bông hoa, chiếc lá thật.
III/:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ :(2p)
3.Bài mới : (32 p)
Hoạt động dạy và học:
-Kiểm tra đồ dùng học tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Quan sát nhận xét.
- GV yêu cầu hs xem ảnh chụp và hoa, lá thật:
+ Tên gọi của các loại hoa, lá?
+ Hình dáng và màu sắc của chúng có gì khác nhau?
- Giáo viên giới thiệu một số hoa, lá thật như hoa hồng, hoa cúc, ... lá bưởi, lá trầu không ... và hình các loại hoa, lá trên đã được vẽ đơn giản để học sinh thấy sự giống nhau, khác nhau giữa hình hoa, lá thật và hình hoa, lá đã được vẽ đơn giản.
- HS quan sát tranh và trả lời:
+ Kể tên một số loại hoa, lá mà em biết.
- Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung để các em nhận thấy hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp và mỗi loại đều có đặc điểm riêng.
Hoạt động 2: Cách vẽ hoa, lá.
- Giáo viên cho các em xem các bài vẽ đơn giản hoa, lá đẹp của các bạn
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
học sinh năm trước để các em học tập cách vẽ.
-Treo hình ảnh gợi ý cách vẽ.
-GV vẽ từng bước lên bảng.
-Gvlưu ý:
+Có thể vẽ theo trục đối xứng.
+Lược bớt một số chi tiết rườm rà phức tạp .
+Chú ý vào đặc điểm,hình dáng của hoa lá và vẽ nét cho mềm mại .
+Vẽ màu theo ý thích.
+ Quan sát và vẽ theo các bước.
+B1:Vẽ khung hình chung.
+B2:Vẽ các nét chính của hoa và lá.
+B3: Hoàn chỉnh và vẽ màu.
+ Chú ý lược bớt một số chi tiết rườm rà, phức tạp;
Hoạt động 3: Thực hành.
- HS làm bài cá nhân.
- GV đến từng bàn để hướng dẫn nhắc nhở những hs còn lúng túng.
- Yêu cầu hoàn thành bài vẽ.
- Làm bài theo các bước đã hướng dẫn.
- Nhìn mẫu hoa lá để vẽ
- Vẽ hình dáng chung cho cân đối với phần giấy.
- Chỉnh sửa bài lần cuối.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- Gv chọn một số bài vẽ treo lên bảng gv nhận xét đánh giá bài vẽ.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Khen ngợi, động viên những học. sinh,nhóm học sinh có hiều ý kiến phát. biểu
- HS nhận xét bài vẽ.
+ Hình dáng .
+Màu sắc.
-Tự xếp loại.
4.Dặn dò:(1p)
-Hoàn thành bài nặn.
-Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
------------------ & ------------------
BÀI 10
Vẽ theo mẫu
ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ
I/MỤC TIÊU:
- Học sinh nhận biết được các đồ vật dạng hình trụ và đặc điểm, hình dáng của chúng.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu.
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật.
II/CHUẨN BỊ:
GV: - Chuẩn bị một số đồ vật dạng hình trụ để làm mẫu.
- Một số bài vẽ đồ vật dạng hình trụ của học sinh các lớp trước
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy.
III/:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ :(2p)
3.Bài mới : (32 p)
Hoạt động dạy và học:
-Kiểm tra đồ dùng học tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Quan sát nhận xét.
-Gv giới thiệu mẫu có có dạng hình trụ đã chuẩn bị:
+ Hình dáng chung?
+ Cấu tạo?
- Giáo viên yêu cầu:
+Tìm sự giống-khác nhau của cái chén và cái chai.
- Giáo viên bổ sung, nêu sự khác nhau của 2 đồ vật đó về:
+ Hình dáng chung.
+ Các bộ phận và tỉ lệ.
+ Màu sắc và độ đậm nhat.
- HS quan sát tranh mẫu:
+ Cao ,thấp ,rộng ,hẹp.
+ Miệng ,cổ ,thân ,đế.
+ Hình dáng ,thân ,quai.
-HS trả lời.
- Hs lắng nghe.
Hoạt động 2: Cách vẽ .
+ Ước lượng và so sánh tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của vật mẫu để phác khung hình cho cân đối với khổi giấy,
- HS chú ý.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
sau đó phác đường trục của đồ vật.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận.
- Vẽ thoe các bước:
+B1: vẽ phát hình dáng chung của.
+B2: Vẽ các bộ phận chi tiết cho rõ đặc điểm.
B3: Hoàn chỉnh bài vẽ.
+B4: Vẽ đậm nhạc và vẽ màu.
- Sửa chữa hoàn chỉnh hình và vẽ màu cho phù hợp.
+ Hình dáng chung.
+ Các bộ phận và tỉ lệ các bộ phận,
+B1:
+B2:
+B3:
+ Màu sắc và độ đậm nhạt.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Quan sát vật mẫu.
+ Vẽ khunh hình.
+Phác nét thẳng
+ Vẽ chi tiết.
- Hoàn thành bài vẽ.
+ Thực hành theo sự chỉ dẫn của giáo viên.
-Chỉnh sửa lần cuối.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một số bài treo lên bảng để nhận xét và xếp loại
- Yêu cầu học sinh chọn ra bài vẽ đẹp của các bạn mình.
- Động viên khích lệ những HS có bài vẽ hoàn thành tốt.
- GV nhận xét chung giờ học.
-HS quan sát nhận xét và tự xếp loại.
+Bố cục
+Hình dáng,tỉ lệ của hình vẽ.
+Màu sắc
-Tự xếp loại.
4.Dặn dò:(1p)
-Hoàn thành bài vẽ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
------------------ & ------------------
File đính kèm:
- mt 5 tuan 6 tuan 10.doc