I- MỤC TIÊU.
- Biết quan sát, nhận xét thiên nhiên xung quanh.
- Biết cách vẽ cảnh thiên nhiên.
- HS tập vẽ cảnh thiên nhiên đơn giản.
*HS khá giỏi: Vẽ được cảnh thiên nhiên có hình ảnh, màu sắc theo ý thích.
II- THIẾT BỊ DẠY -HỌC.
*GV: - Một số tranh, ảnh phong cảnh: nông thôn, miền núi, phố phường,.
- Một số tranh phonh cảnh của HS năm trước.
*HS : - Vở Tập vẽ 1, bút chì, tẩy, màu vẽ.
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 Tuần 31 Trường TH Lê Văn Tám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hỏi:
+ Em chọn con vật nào để vẽ.
+ Để bức tranh sinh động ,em vẽ thêm hình ảnh nào nữa ?
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS nhớ lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc con vật yêu thích để vẽ.
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G,
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để nhận xét
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá bổ sung.
* Dặn dò:
- Quan sát hình dáng của người thân, bạn bè.Chuẩn bị bài sau: TNTD: Tập nặn hoặc xé dán hình dáng người.
- Đưa vở, đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán,.../.
- HS quan sát và lắng nghe.
+ Con mèo, con gà, con chó,...
+ HS trả lời thao cảm nhận riêng.
+ Đầu, thân, chân,...
+ Con thỏ, con vịt, con lợn, con trâu.
+ HS trả lời theo cảm nhận riêng.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ con vật yêu thích.
- HS trả lời:
+ HS trả lời theo cảm nhận riêng.
+ Hình ảnh phụ: cây, nhà,...
- Vẽ màu theo ý thích.
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét về cách sắp xếp hình vẽ, hình dáng con vật, hình ảnh phụ màu sắc và chọn ra bài vẽ đẹp nhất
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
MĨ THUẬT: Bài 31: Vẽ theo mẫu
MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
I-MỤC TIÊU:
Hiểu cấu tạo hình dáng và đặc điểm của vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
Biết cách vẽ hình trụ và hình cầu.
Vẽ được hình gần với mẫu.
*HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II-THIẾT BỊ DẠY-HỌC:
*GV: - Chuẩn bị một vài mẫu có dạng hình trụ, hình cầu.
- Hình gợi ý cách vẽ. Bài vẽ của HS năm trước.
*HS: - G iấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu...
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV bày vật và gợi ý:
+ Đây là vật gì?
+ Có dạng hình gì?
+ Vật nào đứng trước, vật nào đứng sau.
+ Tỉ lệ giữa các vật mẫu ?
+ Độ đậm, nhạt ?
- GV cho xem 1 số bài của HS năm trước.
- GV củng cố.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV y/c HS nêu các bước tiến hành vẽ theo mẫu.
- GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở các nhóm nhìn mẫu để vẽ, vẽ KH sao cho cân đối...
- Xác định độ đậm nhạt.
* Lưu ý: Không được dùng thước...
- GV giúp đỡ 1 số nhóm yếu, động viên HS
khá, giỏi...
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để nhận xét:
- GV gọi 2 đến 3 HS lên nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá bổ sung.
* Dặn dò:
- Quan sát hình dáng, cách trang trí chậu cảnh. Chuẩn bị bài sau: VTT: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
- Nhớ đưa sách, vở... để học./.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Cái ca, cái chai, quả bóng...
+ Có dạng hình trụ và hình cầu.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
B1:Vẽ KHC và KHR.
B2:Tìm tỉ lệ của từng vật mẫu, Phác hình bằng nét thẳng.
B3:Vẽ chi tiết.
B4:Vẽ đậm,vẽ nhạt.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ bài theo mẫu.
- HS đưa bài lên dán trên bảng.
- HS nhận xét về bố cục, hình, độ đậm, nhạt, và chọn ra bài vẽ đẹp nhất.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
MĨ THUẬT: Bài 31: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM
I- MỤC TIÊU
Hiểu nội dung đề tài.
Biết cách chọn hoạt động.
- HS tập vẽ tranh đề tài ước mơ của em.
*HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II- THIẾT BỊ DẠY-HỌC:
*GV: - sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em và 1 số đề tài khác.
- Hình gợi ý cách vẽ:
*HS: - Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu,...
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Tìm và chọn nội dung đề tài
- GV treo 1 số bức tranh có nội dung khác nhau và gợi ý.
+ Bức tranh nào có nội dung về ước mơ ?
- GV tóm tắt:
- GV y/c HS nêu ước mơ của mình.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh
- GV y/c HS nêu các bước tiến hành vẽ tranh.
- GV hướng dẫn ở bộ ĐDDH.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV nêu y/c vẽ bài.
- GV bao quát lớp,nhắc nhở HS chọn hình ảnh đặc trưng nhất để vẽ,...vẽ màu theo ý thích.
- GV giúp đỡ 1 số HS yếu, động viên HS khá giỏi,...
* Lưu ý: Không được dùng thước,...
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn 4 đến 5 bài (K,G, Đ,CĐ) để nhận xét.
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận sét bổ sung.
* Dặn dò:
- Về nhà quan sát lọ, hoa và quả. Chuẩn bị bài sau: VTM: Vẽ tĩnh vật (vẽ màu)
- Nhớ đưa vở, bút chì, màu,.../.
- HS quan sát và trả lời:
+ Học giỏi, trở thành kỷ sư, bác sĩ,...
- HS lắng nghe.
- Trở thành nhà giáo, hoạ sĩ,...
- HS trả lời:
B1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
B2: Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ
B3: Vẽ chi tiết.
B4: Vẽ màu.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ bài.
- Tìm và chọn nội dung theo cảm nhận riêng. Vẽ màu theo ý thích,....
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
THỦ CÔNG: CẮT, DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (T2)
I. MỤC TIÊU: Học sinh:
- Biết cách kẻ, cắt các nan giấy.
- Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng. Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
- Yêu thích môn học, tích cực học tập và vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài thực hành.
* Với HS khéo tay: Kẻ, cắt được các nan giấy đều nhau. Dán được các nan giấy thành hình hàng rào ngay ngắn, cân đối. Có thể kết hợp vẽ trang trí hàng rào.
II/ THIẾT BỊ DẠY- HỌC:
*GV: Các nan giấy và hàng rào mẫu.
*HS: Giấy màu, giấy vở, dụng cụ thủ công.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài mới:
*Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa
*Tìm hiểu bài:
* Hướng dẫn dán hàng rào:
- GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời:
+ Để dán được hàng rào ta cần bao nhiêu nan đứng và nan ngang?
- GV vừa thực hiện thao tác mẫu vừa hướng dẫn cách làm.
* Tổ chức cho HS thực hành:
- Yêu cầu HS thực hiện dán hàng rào.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm và nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương.
*Củng cố và dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài.Chuẩn bị bài sau: Cắt, dán trang trí ngôi nhà (T1).
- Cả lớp theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Cắt, dán hàng rào đơn giản
(tiết 2)
- 1 HS trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
+ Để dán được hàng rào ta cần 4 nan đứng và 2 nan ngang.
- Cả lớp theo dõi.
+ Kẻ 1 đường chuẩn.
+ Dán 4 nan đứng: các nan cách nhau 1 ô.
+ Dán 2 nan ngang:
Nan ngang thứ nhất cách đường chuẩn 1 ô.
Nan ngang thứ hai cách đường chuẩn 4 ô.
- HS tiến hành làm việc theo yêu cầu.
- HS tiếp nối nhau trưng bày sản phẩm theo yêu cầu. Cả lớp quan sát, nhận xét và bình chọn sản phẩm đẹp nhất và sáng tạo nhất.
- Cả lớp theo dõi.
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ và chuẩn bị bài cho tiết học sau theo yêu cầu của giáo viên.
kỹ thuật: LẮP ô tô tẢI (T1)
I/ MỤC TIÊU :
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết đế lắp ô tô tải.
- Lắp được ô ô tải theo mẫu. ô tô chuyển động được
*Với HS khéo tay:Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
II/ THIẾT BỊ DẠY - HỌC:
- Bộ lắp gép mô hình kĩ thuật
- Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bài mới: Giới thiệu bài:
*HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Cho HS quan sát mẫu ôtô tải đã lắp.
+ Để lắp được ôtô tải cẩn phải có bao nhiêu bộ phận ?
+ Nêu tác dụng của ôtô tải ?
*HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a) GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết như SGK .
- GV cùng HS gọi tên và số lượng và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK cho đúng đủ .
b) Lắp từng bộ phận
- Lắp giá đỡ vào trục bánh xe và sàn ca bin ( H2- SGK )
+ Để lắp được bộ phận này ta cần phải lắp mấy phần ?
- GV tiến hành lắp từng phần giá đở , trục bánh xe , sàn xe nối 2 phần với nhau .
* Lắp ca bin ( H3 - SGK )
- Hs quan sát hình 3 SGK , em hãy nêu các bước lắp cabin ?
* Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe ( H 4 , H5 SGK )
c) Lắp ráp xe ôtô tải
- GV lắp ráp xe theo các bước trong SGK
- GV hướng dẫn Hs thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp .
* Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Lắp ôtô tải (T2).
-Giá đỡ bánh xe và sàn ca bin, thành sau của thành xe và trục bánh xe .
- Xe để chở hàng hóa
- HS sắp xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp
- Giá đở, trục bánh xe sàn ca bin.
- Một HS lên lắp, HS khác nhận xét bở sung cho hoàn chỉnh.
- Có 4 bước như SGK
- ( HS khéo tay lắp được ô tô chắc chắn, chuyển động được )
- Học Sinh chú ý lắng nghe dặn dò.
KỸ THUẬT: LẮP RÔ BỐT (T2)
I/ MỤC TIÊU : HS cần phải :
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
- Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt.
II/ THIẾT BỊ DẠY - HỌC:
- Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
*HĐ3: HS thực hành lắp rô-bốt.
a) Chọn chi tiết
- Yêu cầu:
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
- Trước khi HS thực hành, yêu cầu:
- Trong khi HS lắp GV quan sát, giúp đỡ thêm cho những HS còn lúng túng.
c) Lắp ráp rô-bốt (H.1-SGK)
- GV yêu cầu:
- GV nhắc HS kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của tay rô-bốt.
*HĐ 4: Đánh giá sản phẩm
- GV yêu cầu:
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu:
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Yêu cầu:
*Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuận bị bài sau: Lắp Rô-bốt (T3)
- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết xếp vào nắp hộp.
- 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững qui trình lắp rô-bốt.
- QS kĩ hình và đọc nd từng bước lắp SGK
- HS thực hành lắp các bộ phận của rô-bốt.
- HS lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS dựa vào tiêu chuẩn. đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
- Học Sinh chú ý lắng nghe dặn dò.
File đính kèm:
- GIAO AN MT TUAN 31 20132014 CKTKN.doc