Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tuần 3 - Tiết 3: Vẽ tranh Đề tài trường em - Trường TH Minh Hưng A - Năm học 2009-2010

1/ Ổn định:

 Cho lớp hát vui.

2/ Kiểm tra:

 - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

 - GV nhận xét chung.

3/ Bài mới:

* Giới thiệu bài:

 Trường học là nơi diễn ra các hoạt động dạy và học. Ngoài ra chúng ta còn thấy nhà trường còn là nơi để các em học hỏi trao đổi những kiến thức mới với thầy cô, bạn bè. Vậy tiết học hôm nay các em hãy nói lên sự cảm nhận của bản thân đối với ngôi trường thân yêu của mình bằng tranh vẽ qua bài: Vẽ tranh đề tài trường em.

 - GV ghi tên bài học lên bảng.

 a/ Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài

 - GV treo 3 tranh vẽ về đề tài nhà trường lên bảng và đưa ra câu hỏi để HS quan sát:

 + Hãy cho biết nội dung của các bức tranh trên ?

 GV nhận xét bổ sung ý đúng: Tranh vẽ khung cảnh trường học; tranh vẽ sân trường giờ ra chơi; tranh vẽ cổng trường trước giờ học.

 + Theo em vẽ tranh đề tài trường học ta có thể vẽ gì ?

 GV nhận xét bổ sung ý đúng: vẽ tranh về trường ta có thể vẽ về vẽ phong cảnh nhà trường, các hoạt động nhà trường.

 + Hãy kể tên các hoạt động ở trường ?

GV nhận xét, gợi ý các em về đề tài định vẽ, và gợi ý thêm về hình thức BVMT

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tuần 3 - Tiết 3: Vẽ tranh Đề tài trường em - Trường TH Minh Hưng A - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày dạy: 07 / 09 / 2009 Đến: 11 / 09 / 2009 Tiết 3 Bài 3: Vẽ Tranh: ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM (Mức Độ Tích Hợp BVMT:Bộ Phận) I. MỤC TIÊU: - HS hiểu nội dung đề tài, biết chọn các hình ảnh về nhà trường để vẽ tranh. - Biết cách vẽ tranh đề tài trường em. - HS vẽ được tranh về đề tài trường em. . -Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, SGV - Một số tranh vẽ về đề tài nhà trường . - Một số bài vẽ của HS về đề tài nhà trường. - Hình gợi ý các bước vẽ . 2. Học sinh - SGK, vở tập vẽ hoặc giấy vẽ - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1’ 1’ 1’ 3’ 5’ 16’ 5’ 2’ 1’ 1/ Ổn định: Cho lớp hát vui. 2/ Kiểm tra: - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. - GV nhận xét chung. 3/ Bài mới: * Giới thiệu bài: Trường học là nơi diễn ra các hoạt động dạy và học. Ngoài ra chúng ta còn thấy nhà trường còn là nơi để các em học hỏi trao đổi những kiến thức mới với thầy cô, bạn bè. Vậy tiết học hôm nay các em hãy nói lên sự cảm nhận của bản thân đối với ngôi trường thân yêu của mình bằng tranh vẽ qua bài: Vẽ tranh đề tài trường em. - GV ghi tên bài học lên bảng. a/ Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài - GV treo 3 tranh vẽ về đề tài nhà trường lên bảng và đưa ra câu hỏi để HS quan sát: + Hãy cho biết nội dung của các bức tranh trên ? GV nhận xét bổ sung ý đúng: Tranh vẽ khung cảnh trường học; tranh vẽ sân trường giờ ra chơi; tranh vẽ cổng trường trước giờ học. + Theo em vẽ tranh đề tài trường học ta có thể vẽ gì ? GV nhận xét bổ sung ý đúng: vẽ tranh về trường ta có thể vẽ về vẽ phong cảnh nhà trường, các hoạt động nhà trường. + Hãy kể tên các hoạt động ở trường ? GV nhận xét, gợi ý các em về đề tài định vẽ, và gợi ý thêm về hình thức BVMT + Ở trường các em thường tham gia những hoạt động gì để góp phần làm cho ngôi trường của chúng ta ngày càng xanh-sạch-đẹp. + Các em có thể thể hiện những hoạt động đó bằng những hình ảnh cụ thể trong 1 bức tranh không? GV nhận xét bổ sung ý đúng: có thể vẽ về ..... Giờ học trên lớp. Cảnh vui chơi ở sân trường Cảnh lao động ở vườn trường Các lễ hội được tổ chức ở sân trường như: lễ 20-11, lễ 8-3, lễ tổng kết năm học, lễ khai giảng Để vẽ tranh về đề tài nhà trường, cần chú ý nhớ lại các hình ảnh, hoạt động nêu trên và lựa chọn được nội dung yêu thích, phù hợp với khả năng , tránh chọn những nội dung khó, phức tạp. - GV cất tranh về đề tài nhà trường c/ Hoạt động 2: Cách vẽ tranh - GV treo tranh thể hiện các bước vẽ lên bảng, hướng dẫn cách vẽ kết hợp chỉ vào hình minh họa: + Bước 1: suy nghĩ chọn hình ảnh để vẽ tranh về trường em (cảnh nào? Có những hoạt động gì?) + Bước 2: Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ sao cho cân đối. + Bước 3: Vẽ rõ nội dung bằng nét chi tiết (hình dáng, tư thế, trang phục Nếu vẽ phong cảnh thì chú ý ngôi trường, cây, bồn hoa là hình ảnh chính, hình ảnh con người là hình ảnh phụ). + Bước 4: Vẽ màu theo ý thích (có đậm có nhạt) sao cho rõ trọng tâm thể hiện được nội dung đề tài. - GV vẽ lên bảng cho HS quan sát một số cách hình ảnh và cách vẽ hình. - GV cho HS xem một số bài vẽ của HS về đề tài nhà trường. - GV cất tranh. c/ Hoạt động 3: Thực hành GV yêu cầu HS vẽ tranh về đề tài nhà trường vào phần bài tập trong vở tập vẽ, nếu không có vở tập vẽ thì vẽ trên giấy vẽ . Trong khi HS vẽ GV đến từng bàn để quan sát hướng dẫn nhắc nhở các em: + Sắp xếp hình ảnh sao cho cân đối, có chính phụ, không nên vẽ nhiều chi tiết rờm rà, cần vẽ đơn giản. + Màu sắc có đậm nhạt phù hợp với từng mảng, cần phối hợp màu sắc chung cho cả bức tranh không nên tách biệt. +Lưu ý học sinh khi chuốt bút chì,màu vẽ phải đúng nơi qui định để giữ gìn vệ sinh lớp học GV yêu cầu HS hoàn thành bài tại lớp. d/ Hoạt động 4: Nhận xét – Đánh giá GV chọn một số bài đẹp và chưa đẹp, hướng dẫn HS nhận xét theo các tiêu chuẩn sau: + Cách chọn nội dung (phù hợp với đề tài). + Cách sắp xếp hình vẽ (cân đối hay chưa cân đối). + Cách vẽ màu đậm nhạt (rõ hay chưa rõ trọng tâm). +Bài vẽ nào vẽ về những hoạt động BVMT - GV xếp loại bài, khen ngợi những em có bài vẽ đẹp. -Khuyến khích,khen ngợi những HS có những bài vẽ có nội dung về BVMT - Nhận xét tiết học 4/- Củng cố: - Các em vừa vẽ xong tranh đề tài, hãy nhắc lại các bước vẽ ? Sau khi HS trả lời GV bổ sung nếu chưa đủ ý. - GV liên hệ giáo dục HS: Qua bài này chúng ta thấy nhà trường còn là đề tài để tạo ra nhiều bức tranh đẹp, vì thế các em phải biết yêu mến ngôi trường của mình. Giữ gìn vệ sinh, chăm sóc cây xanh, vườn hoa, thường xuyên giử vệ sinh chung như vệ sinh lớp học, sân trường, không bẻ cây xanh, không vẽ bậy lên tường để bảo vệ cảnh quan sân trường sạch đẹp. 5/- Dặn dò: Về nhà vẽ tiếp bài (nếu em nào vẽ chưa xong). Quan sát các đồ vật có dạng hình hộp và hình cầu. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau. - HS hát - HS để đồ dùng học tập lên bàn - HS lắng nghe - HS nhắc lại tên bài học - HS quan sát tranh vẽ nhà trường. - HS trả lời - HS lắng nghe - HS trả lời - HS lắng nghe - HS trả lời - HS lắng nghe - HS quan sát hình vẽ - HS lắng nghe và ghi nhớ các bước vẽ. -HS quan sát GV vẽ trên bảng - HS xem tranh vẽ về đề tài trường học - HS vẽ trong vở tập vẽ hoặc trên giấy vẽ -HS nhận xét bài vẽ - HS lắng nghe - HS trả lời - HS lắng nghe - HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docMT5TH BVMT.doc