Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Trường Tiểu học Tiểu La - Nguyễn Trung Hiếu

GV: Chia nhóm theo tổ hoặc theo bàn và cho HS đọc mục 1 trang 3 SGK

- Chuẩn bị các câu hỏi để các nhóm trao đổi:

- Em hãy nêu một vài nét tiểu sử của họa sĩ Tô Ngọc Vân.

- Hãy kể tên một số tác phẩm của họa sĩ Tô Ngọc Vân.

- GV bổ sung:

+ Ông tốt nghiệp khóa II (1926 - 1931) Trường Mỹ thuật Đông Dương

+ Các tác phẩm: Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Thiếu nữ bên hoa sen (1944), Hai thiếu nữ và em bé (1944) .

+ Ông đóng góp rất nhiều cho công tác đào tạo họa sĩ Việt Nam và phong tràocách mạng.

+ Ông hi sinh trên đường công tác trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

 

doc70 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Trường Tiểu học Tiểu La - Nguyễn Trung Hiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p : - HS trật tự - Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài GV giới thiệu tranh có nội dung khác nhau với đề tài về ước mơ: Vẽ về giấc mơ là thể hiện những mong muốn tốt đẹp của người vẽ về hiện tại hoặc tương lai - HS quan sát. Đối với HS là các ước mơ được trở thành: họa sĩ, bác sĩ, phi công, nhà khoa học, Yêu cầu HS nêu ước mơ của mình. - HS nêu ước mơ của mình Hoạt động 2: Cách vẽ tranh GV phân tích cách vẽ để thấy được sự đa dạng về cách vẽ, cách thể hiện đề tài: + Cách chọn hình ảnh - HS trả lời + Cách bố cục + Cách vẽ hình, vẽ màu Hoạt động 3: Thực hành GV có thể tổ chức vẽ như sau. - HS thực hiện bài vẽ + Vẽ theo cá nhân + Vẽ theo nhóm: tìm nội dung, phân công vẽ hình ảnh, tô màu. (trên khổ giấy lớn) - Phân công công việc cho các thành viên GV theo dõi, gợi ý, bổ sung để HS hoàn thành được bài vẽ GV bao quát lớp, khuyến khích các nhóm chọn nội dung và tìm cách thể hiện khác nhau, tạo không khí thi đua giữa các nhóm. - Hướng dẫn cụ thể những HS còn lúng túng. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá GV chọn một số bài vẽ đẹp, nêu nhận xét và cho các HS nhận xét về bài vẽ của các bạn - HS quan sát và đưa ra nhận xét. + Cách chọn nội dung + Cách sắp xếp hình vẽ + Cách phối màu - GV nhận xét chung buổi học, chọn một số bài vẽ đẹp làm ĐDDH. IV. DẶN DÒ: - Quan sát lọ, hoa, quả - Chuẩn bị mẫu cho bài học sau. Bài 32: Vẽ theo mẫu VẼ TĨNH VẬT (Vẽ màu) I. MỤC TIÊU: - HS biết cách quan sát, so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu. - HS vẽ được hình và màu theo cảm nhận riêng. - HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - SGK, SGV. - Mẫu vẽ: hai hoặc ba mẫu lọ, hoa, quả khác nhau để HS quan sát và vẽ theo nhóm. - Hình gợi ý cách vẽ - Tranh tĩnh vật của họa sĩ; bài vẽ lọ, hoa và quả của HS lớp trước. Học sinh: - SGK. - Sưu tầm mẫu vẽ của họa sĩ, của thiếu nhi. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ hoặc kéo, giấy màu, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định lớp : - HS trật tự - Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật đẹp để cho HS hứng thú với bài. Có thể đặt một số câu hỏi gợi ý để HS nhận xét bức tranh, từ đó để các em hiểu thế nào là tranh tĩnh vật: là tranh vẽ các vật ở trạng thái tĩnh như: ấm, bát, chai, lọ,. - HS thực hiện bày mẫu - GV cùng HS bày một vài mẫu chung hoặc hướng dẫn HS bày mẫu theo nhóm và gợi ý các em nhận xét: + Tỷ lệ chung của mẫu vẽ. - HS rút ra nhận xét + Vị trí của mẫu + Hình dáng, đặc điểm của các bộ phận + Màu sắc, nhận xét về độ đậm nhạt Trên cơ sở những nhận xét của HS, GV tóm tắt và hệ thống những ý chính để HS hiểu bài nhanh hơn. Hoạt động 2: Cách vẽ GV vho HS vẽ màu hoặc cắt, xé dán bằng giấy màu. GV gợi ý cách vẽ - HS quan sát, lắng nghe + Ước lượng chiều cao, chiều ngang để vẽ khung hình chung. + Tìm tỷ lệ của các bộ phận, vẽ phác thảo hình dáng chung bằng các nét thẳng. + Vẽ nét chi tiết và điều chỉnh nét vẽ cho đúng hình. + Vẽ đậm, nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu theo cảm nhận riêng GV giới thiệu them cách cắt, xé dán giấy: - HS quan sát + Chọn giấy màu phù hợp với mỗi hình. + Vẽ phác các hình mẫu lên giấy màu + Cắt hoặc xé theo hình mẫu. + Sắp xếp các hình đã được cắt, xé sao cho có bố cục hợp lý rồi dán lên nền giấy. Hoạt động 3: Thực hành GV yêu cầu Hs quan sát và vẽ như đã hướng dẫn. - HS thực hành bài vẽ Gợi ý cụ thể hơn với một số HS cách ước lượng tỷ lệ, cách bố cục, các vẽ hình. HS tự cảm nhận và vẽ theo Góp ý cho HS thấy được phần đạt, chưa đạt trong bài vẽ của mình về hình, đậm nhạt và màu sắc. cảm nhận riêng. Dành nhiều thời gian cho HS thực hành. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá GV gợi ý để HS nhận xét các bài vẽ. - HS nhận xét GV bổ sung, điều chỉnh, khen ngợi và động viên cả lớp GV nhận xét chung tiết học IV. DẶN DÒ: - Sưu tầm các tranh ảnh về trại hè thiếu nhi trên sách báo, tạp chí. Bài 33: Vẽ trang trí TRANG TRÍ CỔNG TRẠI HOẶC LỀU TRẠI THIẾU NHI I. MỤC TIÊU: - HS hiểu vai trò và ý nghĩa của trại thiếu nhi. - HS biết cách trang trí và trang trí được cổng trại và lều trại theo ý thích. - HS yêu thích các hoạt động tập thể. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - SGK, SGV. - Ảnh chụp cổng trại và lều trại: băng, đĩa hình về hội trại...(nếu có) - Hình gợi ý cách vẽ. - Bài vẽ của HS lớp trước. Học sinh: - SGK. - Sưu tầm một số hình ảnh về trại thiếu nhi. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định lớp : - HS trật tự - Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV giới thiệu một số hình ảnh về trại và gợi ý HS nhận xét: - HS quan sát, lắng nghe + Hội trại thường được tổ chức vào dịp nào? Ở đâu? + Trại gồm những phần chính nào + Những vật liệu cần thiết dùng để dựng trại. GV tóm tắt và bổ sung: + Vào dịp lễ, kỳ nghỉ hè các trường thường tổ chức trại hè ở sân trường, bãi biển, công viên, là nơi sinh hoạt tập thể vui tươi, bổ ích. + Các phần chính của trại gồm có: · Cổng trại: Cổng trại là bộ mặt của trại, có nhiều kiểu dáng khác nhau (đốin xứng, không đối xứng). Cổng trại gồm có: cổng, hàng rào được trang trí bằng chữ, hình vẽ... · Lều trại: Là trung tâm của trại, nơi tổ chức sinh hoạt chung, cũng có rất nhiều kiểu dáng: hình chữ nhật, hình tam giác, hình lục giác,đưọc trang trí khá bắt mắt. · Bên ngoài được bố trí hài hòa, phù hợp với không gian của trại. · Vật liệu thường được dùng để làm trại: tre, nứa, vải, giấy màu, hồ dán, dây,. Hoạt động 2: Cách trang trí đầu báo tường GV giới thiệu hình ảnh gợi ý cách vẽ hoặc vẽ minh họa lên bảng để HS nhận biết cách trang trí. + Vẽ hình cổng trại, hàng rào + Vẽ các hình trang trí theo ý thích + Vẽ màu. - Trang trí lều trại : + Trang trí lều trại theo ý thích (lựa chọn hình ảnh trang trí phù hợp với các hoạt động của HS) + Không nên chọn quá nhiều hình, cần bố trí hài hòa, tạo nên nhịp điệu, thể hiện sức trẻ và sự thay đổi hấp dẫn. GV cần cho HS tham khảo một số hình tham khảo khác. Hoạt động 3 : Thực hành GV nêu yêu cầu của bài tập : tự chọn chủ đề để vẽ cổng trại hoặc lều trại của lớp, trang trí theo ý thích. GV cho HS làm bài theo cá nhân trên giấy vẽ hoặc vở thực hành hay làm bài theo nhóm trên khổ giấy lớn. + Có thể cho HS xé dán bằng giấy màu. GV bao quát lớp, hướng dẫn các em làm bài Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. GV cùng HS chọn một số bài hoàn chỉnh và bài chưa hoàn thành để cả lớp nhận xét, đánh giá - HS nhận xét GV gợi ý để HS xếp loại theo cảm nhận GV nhận xét chung tiết học và xếp loại các bài vẽ IV. DẶN DÒ : - Tìm hiểu và quan sát các hình ảnh về một đề tài mà em yêu thích. Bài 34: Vẽ tranh ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I. MỤC TIÊU: - HS biết cách tìm và chọn nội dung đề tài. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích. - HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - SGK, SGV. - Tranh của các họa sĩ và HS về những đề tài khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ. - Bài vẽ của HS lớp trước. Học sinh: - SGK. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định lớp : - HS trật tự - Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài GV cho HS xem một số bức tranh về những đề tài khác nhau và gợi ý để HS quan sát, nhận ra - HS quan sát. + Có rất nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn để vẽ tranh. - HS trả lời + Có rất nhiều cách vẽ tranh khác nhau. GV phân tích để HS thấy được vẻ đẹp và tính sáng tạo về nội dung cũng như cách bố cục, vẽ hình, vẽ màugiúp HS hình thành ý tưởng tốt cho bài vẽ của mình. - GV cần gọi ý để HS chọn đề tài cho mình cho phù hợp Hoạt động 2: Cách vẽ tranh GV gợi ý cho HS cách vẽ tranh: - HS quan sát, lắng nghe + Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm bức tranh. + Vẽ hình ảnh phụ làm cho bức tranh thêm sinh động + Vẽ màu theo cảm nhận riêng của mỗi HS Hoạt động 3: Thực hành Trong khi HS làm bài, GV quan sát và góp ý, gợi mở thêm đề tài cho HS chọn. - HS thực hiện bài vẽ theo cảm nhận riêng của mình Nhắc HS vẽ rõ ràng, chú ý các hình ảnh chính, các hình ảnh phụ để làm cho bức tranh thêm sinh động Động viên, khen ngợi những em vẽ tranh đẹp,để tạo không thi đua. - HS chọn đề tài và vẽ như đã hướng dẫn Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá GV chọn một số bài vẽ đẹp, nêu nhận xét và cho các HS nhận xét về bài vẽ của các bạn - HS quan sát và đưa ra nhận xét. Khen ngợi, động viên những HS học tập tốt. - GV nhận xét chung buổi học, chọn một số bài vẽ đẹp làm ĐDDH. IV. DẶN DÒ: Tự chọn các bài vẽ đẹp trong năm để chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm. Bài 35: Tổng kết năm học TRƯNG BÀY CÁC BÀI VẼ, BÀI NẶN ĐẸP. I. MỤC TIÊU: - Đây là năm học cuối của bậc Tiểu học, GV và HS cần thấy được kết quả dạy - học mỹ thuật trong năm học và trong bậc học. - Nhà trường thấy được công tác quản lý dạy - học mỹ thuật. - GV rút kinh nghiệm trong dạy - học ở những năm tiếp theo. - HS thấy được những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong năm học tiếp theo ở bậc THCS. - Phụ huynh học sinh biết kết quả học tập mỹ thuật của con em mình. II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - GV và HS chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn (vẽ ở lớp và vẽ ở nhà). - Dán bài vẽ vào bảng hoặc giấy A0. - Trưng bày nơi thuận tiện trong trường để mọi người cùng xem. - Trình bày đẹp: có bo, nẹp, dây treo. Phía dưới các bài vẽ có đề tên tranh, tên HS, tên lớp. Có thể trình bày theo từng phân môn, có thể dùng trang trí ở lớp, ở trường vào các ngày lễ hội; đồng thời còn sử dụng để làm ĐDDH. - Bày các bài tập nặn vào khay, có tên bài nặn, tên HS. - GV tổ chức cho HS xem và trao đổi ngay ở nơi trưng bày để nâng cao hơn nhận thức, cảm thụ về cái đẹp, giúp cho việc dạy học mỹ thuật có hiệu quả hơn ở những năm sau. III. ĐÁNH GIÁ: - Tổ chức cho HS xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá. - Tổ chức cho phụ huynh HS xem vào dịp tổng kết năm học. - Khen ngợi những HS có nhiều bài vẽ đẹp và những tập thể lớp học tốt.

File đính kèm:

  • docgiao an my thuat-5.doc