I. MỤC TIÊU
- HS thấy được vẻ đẹp của lọ cắm hoa qua nhiều kiểu dáng, đường nét, hình khối và cách trang trí, nắm được cấu trúc của lọ, tỷ lệ các bộ phận và tìm ra đặc điểm để vẽ lọ cắm hoa.
- HS vẽ được cái lọ cắm hoa theo mẫu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV chuẩn bị
- Một số cái lọ có hình dáng, trang trí khác nhau.
- Hình minh hoạ cách vẽ.
- Một số bài vẽ của HS năm trước.
HS chuẩn bị
- Vở mĩ thuật 5.
- Bút chì, tẩy.
26 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 Bài 14-33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thích.
- Cho điểm một số bài.
Dặn dò HS (1’)
+ Quan sát hình dáng, đặc điểm con vật.
Thứ .... ngày .... tháng .... năm 2005
Bài 28: Vẽ trang trí
Trang trí bao diêm
I. mục tiêu
- HS hiểu được trang trí làm cho bao diêm đẹp hơn và hiểu cách trang trí bao diêm như thế nào cho đẹp (các hình vẽ, chữ, màu sắc,...).
- HS trang trí được mặt trên của bao diêm.
II. đồ dùng dạy - học
GV chuẩn bị
- Một vài bao diêm có trang trí khác nhau.
- Hình minh hoạ cách giáo khoa.
- Một số bài vẽ của HS năm trước.
HS chuẩn bị
- Vở Mĩ thuật 5.
- Bút chì , tẩy, màu vẽ.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
* ổn định tổ chức lớp (1’)
Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (3’)
GV HS
- Giới thiệu các bao diêm và giải thích:
+ Bao diêm là hình hộp có 6 mặt, mặt trên thường trang trí để bao diêm đẹp, hấp dẫn hơn.
- Trang trí mặt trên bao diêm như thế nào?
+ Thường trang trí đơn giản, gồm có: chữ, hình minh hoạ, màu sắc.
- Đề tài trang trí thường là gì?
+ Đề tài cần sâu rộng, tuyên truyền nhẹ nhàng như:
* Bảo vệ rừng
* Bảo vệ thú hiếm
* Bảo vệ di tích văn hoá,....
Hoạt động 2: Cách trang trí (4’)
- Muốn trang trí bao diêm cần lưu ý:
+ Không vẽ ngay, mà suy nghĩ tìm để tìm chọn đề tài để trang trí bao diêm.
+ Suy nghĩ về hình minh hoạ và chữ ( đơn giản, rõ chữ, ngắn gọn).
+ Vẽ phác phần hình, chữ trên bề mặt theo chiều ngang hay dọc.
+ Vẽ hình, kẻ chữ.
+ Tìm màu, vẽ màu theo ý thích, đảm bảo rõ, phù hợp nội dung.
Hoạt động 3: Thực hành (23’)
- Yêu cầu HS
+ Suy nghĩ tìm chọn đề tài đơn giản để vẽ.
- Giúp HS
+ Tìm hình và chữ minh hoạ.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (3’)
- Hướng dẫn HS nhận xét một số bài về:
+ Hình vẽ.
+ Nội dung đê tài.
+ Cách trang trí.
- Yêu cầu HS
+ Tìm ra bài đẹp theo ý thích.
- Đánh giá một số bài.
Dặn dò HS (1’)
+ Quan sát cảnh vui chơi sân trường, cảnh chăn trâu, đá bóng.... của thiếu nhi.
Thứ .... ngày .... tháng ..... năm 2005
Bài 29: Vẽ tranh đề tài
Vẽ cảnh vui chơi chủa thiếu nhi
I. Mục tiêu
- HS biết cách khai thác đề tài, tìm ra nhiều cách thể hiện khác nhau.
- Tìm được những hình ảnh tiêu biểu và các dáng tư thế biểu hiện nội dung. Màu sắc đẹp, phong phú.
- Biết cách vẽ tranh đề tài vui chơi của thiếu nhi.
- HS vẽ được tranh về đề tài vui chơi của thiếu nhi với nội dung phù hợp rõ nội trọng tâm.
II. Đồ dùng dạy - học
GV chuẩn bị
- Một số tranh, ảnh của các hoạ sĩ và thiếu nhi về các đề tài khác nhau.
- Mốt sô vài vẽ của HS năm trước.
HS chuẩn bị
- Vở Tập vẽ 5.
- Bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
* ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (3’)
GV HS
- Cho HS xem một số tranh vẽ về đề tài thiếu nhi vui chơi và các tranh về đề tài khác và đặt câu hỏi để các em tìm ra các tranh về đề tài này:
+ Tranh thiếu nhi vui chơi là tranh vẽ cảnh về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi.
+Có nhiều cách vẽ màu khác nhau, nhưng đều rất đẹp.
- Hãy nêu một số hoạt động vui chơi của thiếu nhi.
+ Cảnh nhảy dây, đá cầu ở sân trường hay trong sân nhà mình, thả diều,...
Hoạt động 2: Cách vẽ (4’)
- Muốn vẽ được tranh có nội dung, đúng đề tài cần phải làm gì ?
+ Chọn cho mình một đề tài cụ thể, rõ ràng, phù hợp với khả năng.
* Cách vẽ:
+ Nhớ lại những hình ảnh chính: người và những dáng của động tác đi đứng, chạy nhảy....( hoạt động vui chơi).
+ Nhớ lại cảnh - nơi vui chơi: nhà, cây, sân trường, đường đi,..
+Vẽ những hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
- Hình ảnh chính phải sinh động, nỗi rõ ở trung tâm bức tranh.
Vẽ xong nhìn lại hình toàn bộ vẽ để có thể thêm bớt những gì cho bức tranh thêm đẹp.
Hoạt động 3: Thực hành (23’)
- Cho các em xem một số bài vẽ của HS năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ:
- Yêu cầu HS
+ Suy nghĩ tìm chọn đề tài và nhớ lại các hoạt động vui chơi.
Giúp HS
+ Vẽ các hình ảnh chính phụ làm rõ nội dung
+ Vẽ các dáng phù hợp với nội dung.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (3’)
- Hướng dẫn HS nhận xét một số bài về;
+ Nội dung đề tài;
+ Bố cục: rõ nhóm chính, nhóm phụ.
+ Màu sác đẹp.
- Yêu cầu HS
+ Tìm ra bài đẹp theo ý thích.
- Đáng một số bài.
Dặn dò HS (1’)
+ Sưu tầm tranh vẽ của hoạ sĩ và thiếu nhi.
Thứ .... ngày .... tháng ..... năm 2005
Bài 30: Giới thiệu tác phẩm
Bác hồ đi công tác
(Tranh lụa của Nguyễn Thụ)
I. Mục tiêu
- HS hiểu thế nào là tranh lụa, biết tìm hiểu tranh qua bố cục, hình ảnh, màu sắc, biết cảm nhận vẽ đẹp của tranh lụa.
- HS có thói quen xem tranh để tìm hiểu nội dung, và thường thức cái đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học
GV chuẩn bị
- Tranh Bác Hồ đi công tác trong SGK, trang 63.
- Một số tranh về Bác Hồ.
HS chuẩn bị
- Vở Mĩ thuật 5.
- Sưu tầm tranh về Bác Hồ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
* ổn định tổ chức lớp (2’)
Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Giới thiệu tác phẩm (25’)
- Hoạ sĩ thường vẽ tranh bằng nhiều chất liệu khác nhau như: Màu nước, màu bột, sơn dầu, sơn mài,.... các em thường dùng chì màu, sáp màu, bút dạ,... Hôm nay chúng ta xem tranh vẽ bằng chất liệu khác. Đó là tranh lụa. Thế nào là tranh lụa ?
+ Tranh lụa là tranh được vẽ bằng màu nước trên nền lụa tơ tằm (lụa sợi, nhỏ, mịn).
- Đặc điểm của lụa ?
+ Tranh lụa thường diễn tả được sự mềm mại, huyền ảo, màu sắc được chọn lọc tinh tế. Các mảng màu ở tranh lụa chuyển đổi nhẹ nhàng, uyển chuyển không gay gắt, đột ngột, rõ ràng như ở tranh màu dầu hoặc tranh sơn mài.
- Hoạ sĩ Nguyễn Thụ vẽ tranh Bác Hồ đi công tác như thế nào, em hãy tả lại bức tranh đó ?
Hình ảnh Bác Hồ và anh bộ đội cưỡi ngựa nổi bật trên nền trên nền tranh là hình ảnh chính của bức tranh. Bác Hồ trong bộ quần áo giản dị, vài khoắc tíu dáng điệu ung dung, lỏng tay cương nhìn về phí trước. Đi sau là anh bộ đội bảo vệ Bác. Hai con ngựa mỗi con một dáng đang mãi mê bước. Nền tranh màu sáng, điểm xuyết mấy bông lau phất phơ theo chiều gió làm không gian vừa tĩnh lặng vừa thơ mộng, hài hoà giữa cảnh và người, tạo nên vẻ đẹp cho tác phẩm, đúng như lời thơ: “... Ung dung yên ngựa trên đường suối reo”. Của nhà thơ Tố Hữu.
- Màu sắc trong tranh như thế nào ?
+ Tác giả dùng màu đơn giản nhưng tinh tế: Màu nâu, xanh lam của nhân vật (người và ngựa) nổi trên nền của núi rừng vào buổi sớm mai đẹp va yên ả.
- Xem tranh Bác Hồ đi công tác em có cảm nhận gì ?
+ Tranh Bác Hồ đi công tác của họa sĩ Nguyễn Thụ có lối cách cục thoáng và tập trung, làm nổi bật nhân vật chính là Bác Hồ hoà quyện vào cảnh đẹp thơ mộng của núi rừng, tất cả đều vừa đủ, không thiếu, không thừa, gây cảm xúc cho người xem hay nói cách khác làm cho người xem yêu thích và nhớ mãi.
Hoạt động 2: Giới thiệu tác giả (7’)
+ Hoạ sĩ Nguyễn Thụ là người gỗ Hà Nội nhưng ông lại vẽ nhiều và thành công về đề tài miền núi , về sinh hoạt của đồng bào các dân tộc vùng cao như: Múa, Làng ven núi, Qua bản, Mẹ con. Hoạ sĩ đã giành được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Ông nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội. Vì những công lao đóng góp trong sự nghiệp sáng tạo và đào tạo đội ngũ hoạ sĩ cho đất nước, ông đã được phong Giáo sư và dan hiệu cao quý Nhà giáo nhân dân.
Dặn dò HS (1’)
- Sưu tầm tranh vẽ của học sĩ Nguyễn Thụ và các hoạ sĩ khác.
- Đọc trước bài 31 và xem hình minh hoạ trang 64, SGK.
Thứ ..... ngày ... tháng ..... năm 2005
Bài 31: vẽ trang trí
Trang trí lều trại
I. Mục tiêu
- HS biết cách trang trí cho lều trại đẹp, hấp dẫn.
- HS trang trí được lều trại đẹp theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy- học
GV chuẩn bị
- Môt số tranh, ảnh về lều trại.
- Hình minh hoạ sách giáo khoa.
- Một số tranh vẽ của HS năm trước
HS chuẩn bị
- Vở Mĩ thuật 5.
- Bút chì, màu vẽ.
III. Các hoat động dạy- học chủ yếu
* ổn định tổ chức lớp (1’)
Kiểm tra đồ dùng học tập
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (3’)
GV HS
- Giới thiệu một số tranh, ảnh lều trại để HS quan sát nhận biết:
+Trại thường có: Cổng trại: làm bằng các vật liệu đơn giản, dễ tìm (cành lá đan, uốn thành vòm...)
+ Lều trại: “Ngôi nhà” tượng trưng, có mái bằng vải.
+ Nhà trại có thể là vải hoa, vải màu và thường được trang trí cho rực rỡ vui nhộn.
+ Trong lều thường sắp xếp gọn như phòng ở.
+ Khu vực xung quanh có thể có những khu vực tượng trưng khác, như công viên, vườn thú, bãi bóng.
Tóm tắt: Có rất nhiều cách trang trí trại khác khác nhau, trang trí làm cho lều trại đẹp thêm và hấp dẫn.
Hoạt động 2: Cách vẽ (4’)
- Nêu yêu cầu của bài học: Các em tự do trang trí mái trại (bên ngoài) sao cho đẹp.
+ Tìm hình chủ đề và suy nghĩ cách sắp xếp các hình trên mái trại (cũng như vẽ tranh đề tài).
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành (23’)
- Yêu cầu HS
+ Chọn cho mình một cách trang trí ngộ ngĩnh, vui nhộn.
- Giúp HS
+ Tìm hình vẽ và sắp xếp hình trên mặt lều.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (3’)
- Hướng dẫn HS nhận xét một số bài trang trí về:
+ Cách vẽ hình.
+ Cách vẽ màu.
- Yêu cầu HS
+ Tìm ra bài đẹp theo ý thích.
- Đánh giá một số bài.
Dặn do HS (1’)
+ Quan sát cuộc sống xung quanh: phong cảnh, cảnh vui chơi,....
Thứ .... ngày ... tháng ... năm 2005
Bài 32: Kiểm tra học kỳ II
Vẽ tự do
( Thời gian 35 phút)
I. Yêu cầu
- HS vẽ được bức tranh rõ nội dung.
- Sắp xếp hình vẽ có nhóm chính, nhóm phụ và hợp lý trong tờ giấy.
- Vẽ màu rõ nhóm chính, rõ ràng, đẹp mắt.
II. Cách đánh giá và cho điểm
- Bài 8 - 10 điểm: Bài vẽ thể hiện rõ chủ đề, bố cục hợp lý, màu sắc rõ ràng thể hiện rõ nhóm chính, nhóm phụ....
- Bài 5 - 7 điểm: Bài vẽ có bố cục hợp lý, thể hiện rõ chủ đề, nhưng màu sắc không thể hiện rõ được hình ảnh chính, hình ảnh phụ .....
- Bài dưới 5 điểm : Bài vẽ không rõ chủ đề, bố cục chưa hợp lý, màu sắc không rõ ràng,....
Thứ .... ngày ..... tháng .... năm 2005
Bài 33: Tổng kết - tổ chức trưng bày tranh
I. Muc tiêu
- Trưng bày kết quả hoc tập của HS để động viên khích lệ phong trào học tập của học sinh.
II. kế hoạch trưng bày
- Tuyển chọn những tranh đẹp của HS trong cả năm học (tất cả các phân môn).
File đính kèm:
- GIAO AN 5 BAI15-.doc