I) Mục tiêu:
- Hs nhận biết được đặc điểm của một số khuôn mặt người.
- Hs biết cách vẽ và vẽ được chân dung theo ý thích.
- Hs biết quan tâm đến mọi người.
II) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Một số tranh, chân dung của hoạ sĩ của học sinh và tranh ảnh về đề tài khác để so sánh
- Một vài bài của Hs lớp trước.
*) Học sinh:
- Giấy vẽ huặc vỡ tập vẽ.Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
.III) Hoạt động dạy học:
1) Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát 1 bài hát.
2) Kiểm tra bài củ: (2’) Kiểm tra dụng cụ học tập.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 Tuần 15 Trường tiểu học Diễn Cát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/12/2010
Tiết 15: Bài 15: Vẽ tranh
VẼ CHÂN DUNG
I) Mục tiêu:
- Hs nhận biết được đặc điểm của một số khuôn mặt người.
- Hs biết cách vẽ và vẽ được chân dung theo ý thích.
- Hs biết quan tâm đến mọi người.
II) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Một số tranh, chân dung của hoạ sĩ của học sinh và tranh ảnh về đề tài khác để so sánh
- Một vài bài của Hs lớp trước.
*) Học sinh:
- Giấy vẽ huặc vỡ tập vẽ.Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
.III) Hoạt động dạy học:
1) Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát 1 bài hát.
2) Kiểm tra bài củ: (2’) Kiểm tra dụng cụ học tập.
3) Giới thiệu bài: (1’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
(4’)
Hoạt động 1
Hướng dẫn Hs quan sát nhận xét:
- Gv cho Hs xem ảnh và tranh chân dung và đặt câu hỏi.
+ Tranh và ảnh khác nhau như thế nào?
+ Tranh chân dung vẽ cái gì là chủ yếu?
+ Các bộ phận trên khuôn mặt mọi người có gióng nhau không?
+ Khác nhau
- Gv tóm tắt:
+ Mắt, mủi, miệng của mỗi người có hình dạng khác nhau.
+ Vị trí của mắt, mủi, miệng...trên khuôn mặt của mỗi người một khác (xa, gần, cao, thấp...)
Hoạt động 1
Quan sát nhận xét:
- Hs quan sát tranh, ảnh và trả lời câu hỏi.
+ Ảnh: Được chụp bằng máy nên rất giống thật và rõ chi tiết.
+ Tranh: Được vẽ bằng tay, thường diễn tả tập trung vào đặc điểm chính của nhân vật…
- Khuôn mặt người là chủ yếu.
- Hs quan sát và trả lời.
+ Mắt, mủi, miệng, lông mày, tai...
+ Khuôn mặt trái xoan, chữ điền...
+ Khi vui, buồn, tức giận hay đăm chiêu suy nghĩ, tình cảm đều biểu hiện trên khuôn mặt.
+ Tỉ lệ dài ngắn, rộng hẹp khác nhau...
- Hs lắng nghe.
(6’)
Hoạt động 2
Hướng dẫn Hs cách vẽ.
- Gv yêu cầu Hs nêu các bước tiến hành vẽ chân dung.
- Gv tổng hợp:
+ Vẽ phác hình khuôn mặt (mặt trái xoan, chử điền, mặt tròn...)
+ Vẽ trục
+ Xác định vị trí vẽ mắt, mũi, miệng, cổ, áo...
+ Vẽ màu.
- Gv vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn.
- Gv cho Hs xem một số bài tham khảo.
Hoạt động 2
Cách vẽ.
- Hs trả lời.
+ Vẽ phác hình khuôn mặt, cổ vai, tóc cho vừa với phần giấy.
+ Xác định vị trí mắt, mũi, miệng...
+ Vẽ các chi tiết và vẽ màu cho gióng mẫu.
+ Vẽ màu tóc, da, áo...và màu nền.
- Hs quan sát và lắng nghe.
- Hs chú ý quan sát.
(15’)
Hoạt động 3
Hướng dẫn Hs thực hành.
- Gv nhắc nhở Hs không vẽ lại các hình trong SGK.
- Gv bao quát gợi ý cho một số Hs còn yếu.
- Gv lưu ý các em về tỉ lệ và bố cục tờ giấy.
Hoạt động 3
Thực hành.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs tiến hành vẽ chân dung người thân hoặc bạn bè...
(4’)
Hoạt động 4
Nhận xét đánh giá
- Gv chọn một số bài cho Hs cùng xem:
? Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
? Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv tổng hợp nhận xét và tuyên dương.
Hoạt động 4
- Hs đưa bài lên để nhận xét.
- Hs nhận xét về bố cục, hình dáng khuôn mặt, màu sắc...
- Hs lắng nghe.
4) Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài sau:Bài 16: Tập nặn tạo dáng: Tạo dáng con vật huặc ô tô bằng vỏ hộp.
Lơpi8yo + Quan sát hình dáng ô tô.
File đính kèm:
- mi thuat 4 t15.doc