I - MỤC TIÊU :
HS biết cách pha màu : da cam, xanh lục ( xanh lá cây) và tím.
HS biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh.
HS pha được màu theo hướng dẫn.
HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên :
SGK ; SGV ; Hộp màu ; Bút vẽ ; Bảng pha màu ;
Hình giới thiệu 3 màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha các màu: da cam , xanh lục, tím Bảng màu giới thiệu các màu nóng , màu lạnh và màu bổ túc.
Học sinh:
SGK ; Vở thực hành ; Hộp màu ; Bút vẽ hoặc sáp màu , bút chì màu, bút dạ.
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 Tiết 1-9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong tranh.
+Màu sắc tranh.
+Chất liệu.
+Cách thể hiện.
*Chốt:Phong cảnh đẹp thường gắn với môi trường xanh-sạch-đẹp, vừa cho con người sức khoẻ và nguồn cảm hứng vẽ tranh, cho ta thêm yêu đất nước tươi đẹp.
( HS khá giỏi Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích)
Hoạt động 2:Nhận xét,đánh giá
Nhận xét chung, tuyên dương những hs có nhận xét tinh tế.
Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
-Vẽ người, nhà, ao, ruộng, đồng..
-Nông thôn.
-Tươi sáng, nhẹ nhàng
-Phong cảnh làng quê.
-Các cô gái.
-Đường phố.
-Xiêu vẹo, nhấp nhô, cổ kính.
-Trầm ấm, giản dị.
-Cầu Thê Húc…
-Tươi sáng, rực rỡ…
-Màu bột.
-Ngộ nghĩnh, hồn nhiên, trong sáng.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : / /
Ngày dạy : / /
MÔN : MĨ THUẬT
TIẾT: 6
BÀI: VẼ THEO MẪU : VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU
I - MỤC TIÊU :
HS hiểu hình dáng, đặc điểm màu sắc của một số loại quả dạng hình cầu.
HS biết cách vẽ một vài quả dạng hình cầu.
HS vẽ được một vài quả dạng hình cầu và vẽ màu theo ý thích.
HS yêu thích thiên nhiên , biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên :
SGK , SGV ; Chuẩn bị tranh ảnh về một số loại quả dạng hình cầu.
Một vài quả dạng hình cầu có màu sắc đậm nhạt khác nhau.
Bài vẽ của HS lớp trước
Học sinh:
SGK ; Một số loại quả dạng hình cầu ; Vở thực hành ; Bút chì , tẩy, màu vẽ.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Khởi động :Hát
Kiểm tra bài cũ :
Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét
-Giới thiệu một số quả cho hs quan sát.
-Quả đó là quả gì?
-Có dạng hình gì, đặc điểm, màu sắc như thế nào?
-So sánh các quả với nhau?
-Em còn biết những quả nào dạng cầu?
-Yêu cầu hs nư tên các quả dạng cầu và mô tả các quả đó.
*Chốt:Quả dạng cầu có rất nhiều loại, rất đa dạng và phong phú với đặc điểm và màu sắc khác nhau.
Hoạt động 2:Cách vẽ quả
-Yêu cầu hs dựa vào cách vẽ hoa lá nêu cách vẽ quả.
-Lưu ý cách xếp hình trên giấy.
Hoạt động 3:Thực hành
-Yêu cầu hs thực hành vẽ.( HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu)
-Nhắc nhở, hướng dnẫ nếu cần.
Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá
Nhận xét một số bài tốt về: bố cục; cách vẽ hình. Tuyên dương.
Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
-Quan sát và nêu ý kiến quan sát được.
-Nêu tên quả và mô tả quả.
-Nêu các bước vẽ quả
-Thực hành vẽ theo hướng dẫn.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : / /
Ngày dạy : / /
MÔN : MĨ THUẬT
TIẾT:7
BÀI: VẼ TRANH : ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
I - MỤC TIÊU :
HS hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh .
HS biết cách vẽ tranh phong cảnh.
HS vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.
HS thêm yêu mến quê hương.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên :
SGK , SGV ; 1 số tranh ảnh phong cảnh ; Bài vẽ phong cảnh của HS các lớp trước.
Học sinh :
SGK ; Tranh ảnh phong cảnh; Vở thực hành; Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Khởi động :Hát
Kiểm tra bài cũ :
Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1:Tìm, chọn nội dung đề tài
-Giới thiệu cho hs tranh phong cảnh:
+Vẽ về cảnh đẹp quê hương, đất nước,
+Cảnh vật là chính.
+Được sáng tác trên cảm xúc của người vẽ.
-Nơi em ở có phong cảnh nào đẹp không?
-Em biết những cảnh đẹp nào?
-Em chọn cảnh nào để vẽ tranh? Mô tả lại cảnh đẹp đó?
-Lưu ý chọn cảnh đơn giản.
Hoạt động 2:Cách vẽ tranh phong cảnh
-Giới thiệu cho hs 2 cách vẽ tranh phong cảnh: vẽ trực tiếp và vẽ bằng trí nhớ.
-Gợi ý các bước vẽ tranh:
+Nhớ lại các hình vẽ.
+Sắp xếp hình ảnh chính phụ cho cân đối.
+Vẽ hết phần giấy và vẽ hết phần nền. (Có thể dúng màu trực tiếp)
-Cho hs xem một số tranh mẫu của hs các năm trứơc.
Hoạt động 3:Thực hành
-Yêu cầu hs thực hành.( HS khá giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp)
-Lưu ý vẽ hình chính trước và vẽ thêm hình phụ là người, con vật cho sinh động.
Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá
-Nhận xét một số bài tốt.
Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
-Quan sát các bức tranh phong cảnh.
-Nêu.
-Đà Lạt, Vũng Tàu….
-Nêu và mô tả lại cảnh đẹp hs biết.
-Nêu cách vẽ
-Thực hành vẽ.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : / /
Ngày dạy : / /
MÔN : MĨ THUẬT
TIẾT: 8
BÀI: TẬP NẶN TẠO DÁNG : NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I - MỤC TIÊU :
HS hiểu hình dáng , đặc điểm, màu sắc của con vật.
HS biết cách nặn con vật.
Nặn được con vật theo ý.
HS thêm yêu mến các con vật
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên :
SGK , SGV ; Tranh ảnh 1 số con vật ; Hình gợi ý cách nặn.
Sản phẩm nặn con vật của HS ; Đất nặn hoặc giấy màu , hồ dán.
Học sinh :
SGK ; Đất nặn hoặc vở thực hành , giấy màu , hồ dán ; Giấy nháp
III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Khởi động :Hát
Kiểm tra bài cũ :
Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét.
-Giáo viên dùng tranh ảnh các con vật, đặt câu hỏi để hs tìm hiểu:đây là con vật gì? Hình dáng, các bộ phận của con vật như thế nào? Nhận xét đặc điểm nổi bật của con vật. Màu sắc của nó như thế nào? Hình dáng con vật khi hoạt động thay đổi như thế nào?
-Yêu cầu hs kể thêm những con vật mà các em biết, miêu tả hình dáng, đặc điểm chính của chúng.
-Gv hỏi thêm: em thích nặn con vật nào và trong hoạt động nào? Gv gợi ý các em về đặc điểm nổi bật của những con vật mà các em chọn.
Hoạt động 2:Cách nặn con vật.
-Gv dùng đất để nặn và yêu cầu hs chú ý quan sát:nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại ; nặn con vật với các bộ phận chính gồ thân , đầu , chân, … từ một thỏi đất sau đó thêm các chi tiết cho sinh động.
-Gv bố trí thời gian để nặn thêm con vật khác cho hs quan sát .
-Chú ý các thao tác khó: ghép dính các bộ phận, sửa, nắn, để tạo dáng cho hình con vật sinh động hơn.
Hoạt động 3:Thực hành .
-Yêu cầu hs chuẩn bị đất nặn, giấy lót bàn để làm bài tập thực hành.
-Nhắc hs chọn con vật quen thuộc và yêu thích để nặn.
-Khuyến khích các em có năng khiếu nặn nhiều con vật hơn.( HS Khá giỏi:Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu)
-Có thể cho hs nặn theo nhóm.
-Gợi ý những em nặn chậm chọn con vật có hình dáng đơn giản .
Gv quan sát, hướng dẫn giúp các em tạo dáng và sáp xếp hình nặn thành đề tài.
-Nhắc hs giữ vệ sinh.
Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá.
-Yêu cầu hs bày sản phẩm lên bàn hoặc theo nhóm tổ.
-Gv gợi ý hs nhận xét và chọn sản phẩm đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu để nhận xét rút kinh nghiệm cho cả lớp.
-Gợi ý hs xếp loại và khen ngợi những hs làm đẹp.
Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
-Hs trả lời câu hỏi .
-Hs quan sát.
-Hs nặn theo chỉ dẫn của gv.
Ngày soạn : / /
Ngày dạy : / /
MÔN : MĨ THUẬT
TIẾT: 9
BÀI: VẼ TRANG TRÍ : VẼ ĐƠN GIẢN HOA , LÁ
I - MỤC TIÊU :
HS hiểu hình dáng , đặc điểm và màu sắc của một số loại hoa, lá đơn giản.
HS biết cách vẽ đơn giản một hoặc hai bông hoa, chiếc lá.
Vẽ đơn giản được một số bông hoa, chiếc lá .
HS yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên :
SGK , SGV ; 1 số hoa , lá thật ; 1 số ảnh chụp hoa, lá và hình hoa, lá đã được vẽ đơn giản 1số bài vẽ trang trí có sử dụng họa tiết hoa lá ; Hình gợi ý cách vẽ ; Bài vẽ của HS lớp trước.
Học sinh : SGK ; 1 vài bông hoa , chiếc lá thật ; Vở thực hành ; Bút chì , tẩy, màu vẽ.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Khởi động : Hát
Kiểm tra bài cũ :
Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét.
-Gv giới thiệu một số hoa lá thật hoặc ảnh và bài trang trí hình vuông , hình tròn có sử dụng họa tiết hoa lá để hs nhận ra:các loại hoa lá có nhiều hình dáng màu sắc đẹp và phong phú ; hình vẽ hoa lá cần vẽ đơn giản cho đẹp hơn.
-Yêu cầu hs xem hình hoa lá ở hình 1,trang 23 sgk hoặc ảnh chụp, các nhóm trao đổi trả lời một số câu hỏi :cho biết tên của một số hoa lá, hình dáng và màu sắc.
-Yêu cầu hs nêu tên và mô tả đặc điểm một số loại hoa, lá.
-Giới thiệu hoa lá đã được vẽ đơn giản, yêu cầu hs so sánh.
*Chốt:Hoa lá trong thiên nhiên có hình dáng và màu sắc đẹp. Để vẽ được hình hoa lá cân đối và đẹp để dùng trong trang trí khi vẽ ta cần bớt chi tiết rườm rà, gọi là vẽ đơn giản hoa lá.
Hoạt động 2:Cách vẽ đơn giản hoa ,lá
-Hướng dẫn cách vẽ:
+Vẽ hình dáng chung.
+Vẽ các nét chính của hoa, lá
+Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết.
-Lưu ý:có thể vẽ theo trục đối xứng, lượt bớt một số chi tiết rườm rà phức tạp, chú ý màu sắc hình dáng cho mềm mại, vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3:Thực hành
-Cho hs dùng mẫu hoa lá mang theo để vẽ.
-Yêu cầu hs vẽ.( HS khá giỏi: Biết lược bỏ các chi tiết, hình vẽ cân đối)
-Gợi y nhắc nhở .
-Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá
-Chọn các bài tốt để nhận xét và tuyên dương.
Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
-Xem hình.
-Nêu tên và mô tả đặc điểm nmột số loại hoa, lá:…
-Nêu lại cách vẽ.
-Thực hành vẽ đơn giản hoa, lá.
RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- MI THUAT 4 TUAN 1 DEN 9.doc