Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Tuần 4- 6

I. Mục tiêu:

- HS biết tìm chọn nội dung phù hợp

- Vẽ được tranh về đề tài trường em.

- HS thêm yêu mến trường lớp.

II. Chuẩn bị:

GV: Tranh cũ HS về đề tài trường, lớp.

- Hình hướng dẫn cách vẽ.

HS: Sưu tầm tranh về trường học,

- Màu, bút, chì, tẩy.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Tuần 4- 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 21 tháng 9 năm 2009 Tuần 4 Bài 4. Vẽ tranh: Đề tài trường em I. Mục tiêu: - HS biết tìm chọn nội dung phù hợp - Vẽ được tranh về đề tài trường em. - HS thêm yêu mến trường lớp. II. Chuẩn bị: GV: Tranh cũ HS về đề tài trường, lớp. - Hình hướng dẫn cách vẽ. HS: Sưu tầm tranh về trường học, - Màu, bút, chì, tẩy. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giới thiệu bài: Có thể dùng tranh để giới thiệu HS biết rõ hơn về trường học. Hay có thể đặt câu hỏi dẫn dắt HS tiếp cận bài học. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. - Quan sát tranh xem các bạn trong tranh đang làm gì ? - Màu sắc trong tranh có đẹp không ? - Hay đề tài nhà trường có thể vẽ những gì ? ( Giờ học trên lớp, các hoạt động ở sân trường trong giờ ra chơi ). + Các hình ảnh nào thể hiện được nội dung chính trong tranh. + Cách sắp xếp hình, cách vẽ màu. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh - GV gợi ý để HS chọn nội dung phù hợp với khả năng của mình. VD: Vui chơi ở sân trường, đi học, học tập trên lớp, cả sân trường trong ngày lễ hội. - Cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối, hình dáng và động tác thế nào ? - Vẽ màu: Nên vẽ ít màu từ 3 đến 4 màu: Màu tươi sáng, phù hợp với nội dung. Hoạt động 3: Thực hành: - GV đến từng bàn để quan sát HS vẽ để hướng dẫn, bổ sung. - Nhắc HS cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối. - Gợi ý HS tìm hình dáng, động tác của các hình ảnh chính trong tranh và tìm màu vẽ cho phù hợp. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Dặn dò: Về nhà chuẩn bị cho bài sau. Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: 28 tháng 9 năm 2009 Tuần 5 Bài 5. Tập nặn tạo dáng tự do : Nặn quả I. Mục tiêu: - HS nhận biết hình khối của một số quả. - Nặn được một vài quả gần giống với mẫu. II. Chuẩn bị: GV: Sưu tầm tranh, ảnh một số loại quả có hình dáng, màu sắc đẹp. - Một số loại quả thực như cam, chuối, xoài, đu đủ. - Bài nặn của GV nếu có: HS: Đất nặn hoặc giấy màu - Giấy vẽ hoặc vở vẽ. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giới thiệu: Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: - GV dùng vài loại quả và đặt câu hỏi gợi ý để HS nhận biết: + Tên của quả. + Đặc điểm hình dáng, màu sắc và sự khác nhau của một vài loại quả. + GV gợi ý cho HS chọn quả để nặn hoặc xé dán. Hoạt động 2: Cách nặn quả - GV có thể hướng dẫn HS: - Nhào, bóp đất nặn cho dẻo, mềm. Nặn thành khối có dáng của quả trước. - Nắn, gọt, dán cho giống với quả mẫu. - Sửa hoàn chỉnh và gắn, dính các chi tiết ( Cuống, lá... ) + Chọn đất màu thích hợp để nặn hoặc vẽ màu cho gần với mẫu. Hoạt động 3: - GV đặt một số quả ở vị trí theo mẫu gợi ý HS chọn quả để nặn. - Trong khi HS thực hành: GV đến từng bàn để gợi ý hoặc hướng dẫn bổ sung. - Yêu cầu học sinh vừa quan sát mẫu vừa nặn. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS những bài nặn đẹp. - Nhận xét tiết học và khen ngợi một số HS để động viên chung. Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: 5 tháng 10 năm 2009 Tuần 6 Bài 6. vẽ trang trí Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông I. Mục tiêu: - Học sinh biết thêm về trang trí hình vuông. - Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông. - Cảm nhận được vẽ được vẽ đẹp của hình vuông khi được trang trí. II. Chuẩn bị: GV: sưu tầm một vài đồ vật có dạng hình vuông. - Được trang trí như : khăn tay, gạch hoa... - Một số bài vẽ trang trí hình vuông của học sinh các năm trước. HS : Bút, màu, vở. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: GV: Cho HS xem một số đồ vật có dạng hình vuông có trang trí và gợi ý để các em nhận biết : + Sự khác nhau về cách trang trí hình vuông: Về hoạ tiết, cách sắp xếp hoạ tiết và màu sắc. + Hoạ tiết nào thường dùng để trang trí hình vuông: Hoa, lá, chim, thú... + Hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ. + Hoạ tiết phụ ở các góc giống nhau. - Đậm nhạt và màu hoạ tiết. Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu GV: Giới thiệu cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu : - GV giới thiệu cách vẽ hoạ tiết + Quan sát hình a để nhận ra các hoạ tiết và tìm cách vẽ tiếp. + Vẽ hoạ tiết ở giữa hình vuông trước. Dựa vào các đường trục để vẽ cho đều ( hình b ). + Vẽ hoạ tiết vào các góc vào xung quanh để hoàn thành bài vẽ ( hình c ). + Gợi ý HS vẽ màu + Trước khi vẽ màu nên chọn màu phù hợp với hoạ tiết. + Lưu ý : Có thể để một vài chi tiết là màu giấy nếu thấy đẹp. - Vẽ màu đều, không lan ra ngoài hoạ tiết. - Các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt. Hoạt động 3: Thực hành: Nhắc HS nhìn đường trục để vẽ hoạ tiết. Trong quá trình HS làm bài, GV có thể gợi ý các em cách tìm và vẽ màu. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét, đánh giá. - Nhận xét chung tiết học. Dặn dò: Chuẩn bị đủ đồ dùng cho bài học sau Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docMI THUAT 3 SOAN KIDEP T46.doc