Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Năm học 2008-2009

I- MỤC TIÊU:

+ Giúp học sinh:

- Tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của họa sĩ về đề tài môi trường.

- Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh.

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1- Giáo viên:

- Sưu tầm một số tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường và đề tài khác.

- Tranh của họa sĩ vẽ cùng đề tài.

2- Học sinh:

- Sưu tầm tranh, ảnh về môi trường.

- Đồ dùng học vẽ.

 

doc51 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Năm học 2008-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
09 Tuần 19 Bài 19: Vẽ trang trí Trang trí hình vuông I. Mục tiêu: - Học sinh biết cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong trang trí hình vuông. - Học sinh biết cách trang trí hình vuông. - Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị +GV - Khăn tay hình vuông có trang trí, gạch hoa. - Hình gợi ý cách trang trí hình vuông. - Bốn bài trang trí hình vuông khác nhau + HS Đồ dùng học tập . III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra đồ dùng học tập 2 Bài mới Giới thiệu bài : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Hoạt động 1: Quan sát nhận xét Cho HS xem một số bài trang trí hình vuông để các em thấy có nhiều cách trang trí qua cách sắp xếp hoạ tiết và vẽ màu. Hoạ tiết chính thường đwocj sắp xếp ở đâu ? Hoạ tiết phụ đặt ở đâu ? Hoạ tiết giống nhau thì vẽ ntn? Hoạ tiết ở các bài trang trí là những hoạ tiết gì ? * Cách sắp xếp họa tiết lớn với họa tiết nhỏ, màu đậm với màu nhạt vẽ làm cho bài trang trí hình vuông phong phú hơn. Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông - Cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ hình vuông . - Gợi ý để HS nhận ra độ đậm nhạt của màu ở bài trang trí hình vuông 3.Hoạt đông 3: Thực hành - Cho HS xem bài của anh chị khoá trước - Em tự kẻ hình vuông vừa phải vào phần giấy ở VTV. - Vẽ các mảng to nhỏ khác nhau. - Tìm hoạ tiết vẽ phù hợp và vẽ màu. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. Sau khi HS làm bài xong GV chọn 1 số bài vẽ đẹp cho cả lớp quan sát nhận xét về - Hình vẽ to , cân đối. - Màu sắc tươi sáng Yêu cầu HS chọn bài mình thích nhất. HS quan sát + Hoạ tiết lớn thường ở giữa (làm rõ trọng tâm) + Hoạ tiết nhỏ ở 4 góc và xung quanh. + Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau vẽ cùng màu. + Là hoa lá và các con vật - Cách vẽ màu + Màu sắc rõ trọng tâm. + Màu có đậm, có nhạt + Vẽ màu ít chờm ra ngoài + Vẽ hình vuông + Kẻ các đường trục. + Vẽ hình mảng (có thể vẽ hình mảng khác nhau). + Vẽ họa tiết cho phù hợp với các mảng (vuông , tròn...). +Vẽ màu có đậm có nhạt HS làm bài thực hành Ngày soạn : 07/02/2009 Ngày giảng : 10/02/2009 Tuần 20 Bài 20: Vẽ tranh đề tài ngày tết và lễ hội I- Mục tiêu: - Học sinh tìm, chọn nội dung đề tài về ngày Tết hoặc ngày lễ hội của dân tộc, của quê hương. - Vẽ được tranh về ngày Tết hay lễ hội ở quê hương. - Học sinh thêm yêu quê hương, đất nước. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh, ảnh về ngày Tết và lễ hội. - Một số tranh của học sinh các năm trước. 2- Học sinh: - Sưu tầm tranh, ảnh về lễ hội. - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1 Kiểm tra bài cũ Gvkiểm tra bài vẽ của Hs Gv nhận xét 2 Bài mới: Giới thiệu bài : Trong 1 năm có rất nhiều lễ hội được diễn ra trên khắp đất nướckhông khí của lễ hội rất đông vui nhộn nhịp .Vậy để vẽ tranh ngày tết và lễ hội cô cùng các con học bài hôm nay Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh để học sinh nhận biết: + Không khí của ngày Tết và lễ hội? + Các hoạt động về ngày lễ hoặc lễ hội mà em biết? + Trang trí trong ngày Tết, lễ hội? GV yêu cầu học sinh kể về ngày Tết hoặc lễ hội ở quê mình. Hoạt động 2:Cách vẽ tranh: Gv giới thiệu hình gợi ý cách vẽ + Hình dung hình ảnh sẽ vẽ. + Vẽ hình ảnh chính + Vẽ hình ảnh phụ + Vẽ màu tự chọn. - Giáo viên cho xem một số bài vẽ ngày tết và lễ hội của lớp trước để các em học tập cách vẽ. Hoạt động 3:Thực hành: + Tìm và vẽ hoạt động chính ở phần trọng tâm của tranh, vẽ các hình ảnh hoạt động phụ khác để cho tranh thêm phong phú, sinh động. + Tập trung màu sắc rực rỡ, tươi vui vào phần chính để làm nổi rõ đề tài. + Vẽ màu có đậm, có nhạt. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét một số bài (có hình vẽ, màu sắc thể hiện được nội dung đề tài). - Học sinh tìm ra các bài vẽ mà mình thích. * Dặn dò: - Hoàn thành bài vẽ (nếu chưa xong). - Tìm và xem tượng (ở họa báo, ở các chùa). Hs quan sát + Tưng bừng náo nhiệt + Hội trọi trâu ,đập liêu ,rước kiệu ... +Rất đẹp cờ hoa quần áo nhiều mầu rức rỡ + Hội chùa Quỳnh, đền An Sinh ...... HS quan sát và ghi nhớ Hs quan sát HS làm bài thực hành Hs nhận xét bài Ngày soạn :14/02/2009 Ngày giảng : 17/02/2009 Tuần 21 Bài 21: Thường thức mĩ thuật Tìm hiểu về tượng I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Bước đầu làm quèn với nghệ thuật điêu khắc (giới hạn ở các loại tượng tròn). - Có thói quen quan sát, nhận xét các pho tượng thường gặp - Yêu thích giờ tập nặn. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Chuẩn bị một vài pho tượng thạch cao loại nhỏ (là phiên bản thu nhỏ của các bức tượng nghệ thuật - nếu có). - ảnh các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Việt Nam và thế giới - Các bài tập nặn (người hoặc con vật) của học sinh các năm trước. 2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. - Một vài bức tượng nhỏ (nếu có). III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài Yêu cầu học sinh kể một vài pho tượng quen thuộc: - Em có nhận xét gì về các bức tượng đó? Vậy hôm nay cô cùng các con đi tìm hiểu về một số bức tưọng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài +Tượng thường có nhiều ở đâu? + Người ta thường làm tượng để làm gì ? 2 Hoạt động 2 :Tìm hiểu tượng - Giáo viên hướng dẫn các em quan sát ảnh, hoặc các pho tượng thật Tượng có gì khác với tranh? + Các pho tượng này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam (Hà Nội) hoặc ở trong chùa. Tượng phật có thể nhìn thấy ở các phía (trước, sau, nghiêng) vì người ta có thể đi vòng quanh tượng để xem. - Yêu cầu học sinh quan sát hình ở Vở tập vẽ 3 (nếu có) và đặt những câu hỏi gợi ý sau: + Hãy kể tên các pho tượng. + Pho tượng nào là tượng Bác Hồ, tượng anh hùng Liệt sĩ? + Hãy kể tên chất liệu của mỗi pho tượng (đá, gỗ, thạch cao, gốm), - Giáo viên bổ sung ý kiến trả lời của học sinh và nhấn mạmh: - Tượng rất phong phú về kiểu dáng: Có tượng trong tư thế ngồi (Phật trên toà sen), có tượng đứng, tượng chân dung. + Tượng cổ thường đặt ở những nơi tôn nghiêm như đình, chùa, miếu mao (Ví dụ: Tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp - Bắc Ninh). +Tượng mới thường đặt ở các công viên, cơ quan, bảo tàng, quảng trường, trong các triển lãm mĩ thuật (ví dụ: Tượng chân dung Bác Hồ; tượng đài cấcnh hùng, danh nhân ... + Tượng cổ thường không có tên tác giả; tượng mới có tên tác giả . Hoạt động 3:Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên nhận xét tiết học của lớp. Động viên, khen ngợi các học sinh phát biểu ý kiến. * Dặn dò: - Quan sát các pho tượng thường gặp - Nếu có điều kiện mua một vài bức tượng thạch cao (hoặc tượng bằng sứ) trang trí góc học tập. - Quan sát cách dùng màu ở các chữ in hoa trong báo, tạp chí. + ở chà ,ở các cong trình kiến trúc ,công viên bảo tàng và các gia đình +Để thờ , để ghi nhớ công ơncác vị anh hùng Hs quan sát + ảnh chụp các pho tượng nên ta chỉ nhìn thấy một mặt như tranh. Hs quan sát +Bác Hồ với đại biểu dũng sĩ miền Nam,chân dung Nguyễn Văn Trỗi ..... + Chân dung Nguyễn Văn Trỗi là tượng anh hùng liệt sĩ . +đá, gỗ, thạch cao, gốm, Hs chú ý lắng nghe và ghi nhớ Ngày soạn : 21/2/2009 Ngày giảng : 24/12/2009 Tuần 22 Bài 22: Vẽ trang trí Vẽ màu vào dòng chữ nét đều I- Mục tiêu: - HS làm quen với kiểu chữ nét đều - Biết cách vẽ màu vào dòng chữ - Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Sưu tầm một số dòng chữ nét đều - Bảng mẫu chữ nét đều - Bài tập của học sinh các năm trước - Phấn màu. 2- Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ Kể tên các bức tượng con đã học ở bài trước ? Tượng và tranh khác nhau ntn? 2. Bài mới Giới thiệu bài: - Chữ nét đều là chữ có các nét rộng bằng nhau (các nét đều bằng nhau) - Chữ nét đều có chữ hoa và chữ thường - Có thể dùng các màu sắc khác nhau cho các dòng chữ. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Giáo viên chuẩn bị được nhiều mẫu chữ nét đều (trên báo, tạp trí, khẩu hiệu ...) và chia nhóm để học sinh xem, thảo luận và phát biểu theo các câu hỏi gợi ý. + Mẫu chữ nét đều của nhóm em có màu gì? + Nét của mẫu chữ to (đậm) hay nhỏ (thanh) + Độ rộng của chữ có bằng nhau không? + Ngoài mẫu chữ ra có vẽ thêm hình trang trí không? - Giáo viên củng cố: + Các nét của chữ đều bằng nhau, dù nét to hay nét nhỏ, chữ rộng hay chữ hẹp. + Trong một dòng chữ, có thể vẽ một màu hoặc hai màu; có màu nền hoặc không có màu nền. Hoạt động 2: Cách vẽ màu vào dòng chữ: - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập để học sinh nhận biết: + Tên dòng chữ ? + Các con chữ, kiểu chữ? - Gợi ý học sinh tìm màu và cách vẽ màu: + Chọn màu theo ý thích (nên vẽ màu chữ đậm, màu nền nhạt và ngược lại). + Vẽ màu chữ trước. Màu sát nét chữ (không ra ngoài nền). + Vẽ màu ở xung quanh chữ trước, ở giữa sau (có thể xoay giấy để luôn nhìn thấy nét chữ ở bên trái). + Màu của dòng chữ phải đều (đậm hoặc nhạt). Hoạt động 3: Thực hành: + Vẽ màu theo ý thích: Chọn 2 màu (màu chữ và màu nền) + Không vẽ màu ra ngoài nét chữ - Giáo viên phóng to dòng chữ kẻ nét đều, cho một nhóm học sinh dùng phấn màu và màu để vẽ theo nhóm. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên chọn một số bài có cách vẽ màu khác nhau và gợi ý học sinh nhận xét (hoặc nhận xét và góp ý với nhóm vẽ màu trên bảng) về: + Cách vẽ màu (có rõ nét chữ không) + Màu chữ và màu nền được vẽ như thế nào (nổi dòng chữ). - Học sinh tự tìm ra các bài vẽ mà mình thích và xếp loại. - Nhận xét chung về tiết học, tìm những ưu điểm để khen ngợi, khích lệ. * Dặn dò: - Sưu tầm những dòng chữ nét đều có màu, cắt và dán vào giấy - Quan sát cái bình đựng nước. HS quan sát Hs thảo luận +Đỏ .vàng ,Xanh .... + Nét thanh , nét đậm + Độ rộng chữ bằng nhau + Có Hs chú ý lắng nghe HS quan sát + Học giỏi +Kiểu chữ nét đều HS chú ý lắng nghe HS làm bài thực hành HS nhận xét Hs xếp loại

File đính kèm:

  • docmt3.doc
Giáo án liên quan