Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Năm 2008-2009

I- MỤC TIÊU:

 - HS tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ về đề tài môi trường.

 - Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh.

 - Có ý thức bảo vệ môi trường.

II – CHUẨN BỊ:

GV: - Sưu tầm một số tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường và đề tài khác.

 - Tranh của hoạ sĩ vẽ cùng đề tài.

HS: - Sưu tầm tranh ảnh về môi trường.

 - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ

 - Bút chì, màu vẽ.

 

doc47 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Năm 2008-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - GV cho học sinh xem hình vẽ sẵn ở vở tập vẽ 3 ? Trong hình vẽ sẵn vẽ những gì ? (lọ, hoa) ? Tên hoa đó là gì ? ? Vị trí của lọ và hoa trong hình vẽ? Hoạt động 2: Cách vẽ màu Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ để học sinh biết cách vẽ màu - Vẽ màu ở xung quanh hình trước, ở giữa sau - Thay đổi hướng nét vẽ, ngang, dọc, xiên, thưa, dày... - Với bút dạ cần đưa nét nhanh - Bút chì màu và sáp màu không nên chồng nét nhiều lần - Với màu nước, màu bột cần thử màu Hoạt động 3: Thực hành: Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập - Vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích - Vẽ màu kín hình hoa, lọ, quả, nền - Vẽ màu tươi sáng, có đậm, nhạt - Học sinh làm bài ở vở tập vẽ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: GV giới thiệu một số bài vẽ đẹp và vẽ theo nhóm - Cách vẽ màu - Màu bài vẽ, tươi sáng - Đánh giá và xếp loại Dặn dò: Quan sát lọ hoa Thứ 3 ngày 1 tháng 4 năm 2008 Mĩ thuật (k3) Bài 29: Vẽ tranh Tĩnh vật (lọ và hoa) Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên I. Mục tiêu: - HS nhận biết thêm về tranh tĩnh vật. - Vẽ được tranh tĩnh vật và vẽ màu theo ý thích. - Hiểu được vẽ đẹp tranh tĩnh vật II. Chuẩn bị: GV: - Sưu tầm tranh tĩnh vật - Mẫu vẽ, lọ và hoa có hình đơn giản, màu đẹp - Hình gợi ý cách vẽ hình, vẽ màu. HS: - Tranh tĩnh vật của bạn, của họa sĩ. - Vở tập vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật và tranh khác loại. ? Vì sao gọi tranh tĩnh vật ? Là loại tranh vẽ đồ vật như lọ hoa, quả... vẽ các vật ở dạng tĩnh. - Giới thiệu một số tranh để HS nhận biết về đặc điểm của tranh tĩnh vật - Hình vẽ trong tranh (lọ hoa và quả cây...) - Màu sắc trong tranh Hoạt động 2: Cách vẽ tranh: Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ tranh. + Các vẽ hình: - Vẽ vừa với phần giấy - Vẽ lọ, vẽ hoa + Cách vẽ màu: - Nhìn mẫu nhớ lại màu. - Vẽ màu lọ, hoa theo ý thích, có đậm có nhạt. - Vẽ màu nền cho sinh động. Hoạt động 3: Thực hành: GV yêu cầu bài tập. - Nhìn mẫu vẽ. - Kiểu lọ, loại hoa: hoa cúc, sen, hồng, đồng tiền... - Màu sắc theo cảm nhận riêng. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: GV giới thiệu một số bài hoàn thành đẹp. - Bố cục - Hình vẽ lọ hoa - Màu sắc Dặn dò: Quan sát ấm pha trà. ` Thứ 3 ngày 8 tháng 4 năm 2008 Mĩ thuật (k3) Bài 30: Vẽ theo mẫu vẽ cái ấm pha trà Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên I. Mục tiêu: - HS nhận biết được hình dáng các bộ phận của ấm pha trà - Vẽ được cái ấm pha trà - Nhận ra vẻ đẹp của cái ấm pha trà. II. Chuẩn bị: GV: - Một vài ấm pha trà khác nhau. - Tranh ảnh về ấm pha trà. - Hình gợi ý cách vẽ. - Một vài bài vẽ của HS năm trước. HS: - Giấy, vở, màu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Kiểm tra đồ dùng Giới thiệu bài Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV giới thiệu một số mẫu. + ấm pha trà có nhiều kiểu dáng và trang trí khác nhau. + Các bộ phận ấm pha trà: nắp, miệng, thân, vòi, tay cầm ... GV đặt câu hỏi gợi ý. - Tỉ lệ của ấm (cao, thấp) - Đường nét ở thân, vòi, tay cầm - Cách trang trí và màu sắc Hoạt động 2: Cách vẽ ấm pha trà: GV nhắc HS ? Muốn vẽ ấm đúng, đẹp cần phải làm gì ? - Nhìn mẫu để thấy hình dáng chung - Ước lượng chiều cao, ngang và vẽ khung hình vừa. - Ước lượng tỉ lệ các bộ phận, miệng, vai, thân đáy, vòi, tay cầm... - Nhìn mẫu, vẽ các nét Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ Gợi ý cách trang trí - Trang trí vẽ màu như cái ấm mẫu. Hoạt động 3: Thực hành: GV cho HS xem bài HS năm trước. - Bày mẫu lên bảng - HS thực hành - GV quan sát chung + Vẽ phác hình + Tìm tỉ lệ các bộ phận + Vẽ nét chi tiết + Trang trí Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: GV hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ. - Hình vẽ - Trang trí Dặn dò: Sưu tầm tranh của thiếu nhi. Thứ 3 ngày 15 tháng 4 năm 2008 Mĩ thuật (k3) Bài 31: vẽ tranh đề tài các con vật Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên I. Mục tiêu: - HS nhận biết được hình dáng đặc điểm và màu sắc của một số con vật quen thuộc. - Biết cách vẽ các con vật và vẽ màu theo ý thích - Có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật II. Chuẩn bị: GV: - Sưu tầm tranh, ảnh (trong sách báo) về một số con vật - Một vài tranh dân gian Đông Hồ, Gà mái, lợn ăn cây ráy - Một vài bài vẽ các con vật của học sinh năm trước. HS: - Giấy, vở ô li, màu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài GV giới thiệu tranh, ảnh học sinh quan sát + Tranh vẽ con gì ? (tên con vật) + Con vật đó có dáng thế nào ? + Nếu vẽ em vẽ con vật nào? Hoạt động 2: Cách vẽ tranh: - Vẽ hình dáng con vật - Vẽ cảnh phù hợp với nội dung cho tranh sinh động (cây , nhà, sông, núi) - Vẽ màu - Vẽ màu các con vật và cảnh xung quanh - Màu nền của bức tranh - Màu có đậm có nhạt Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ Hoạt động 3: Thực hành: HS làm bài, GV quan sát góp ý Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: GV giới thiệu một số bài + Các con vật được vẽ như thế nào? + Màu sắc các con vật và cảnh ở xung quanh? Học sinh tự liên hệ Dặn dò: Quan sát con gà Thứ 3 ngày 22 tháng 4 năm 2008 Mĩ thuật (k3) Bài 32: Tập nặn tạo dáng tự do (Nặn hoặc vẽ xé dán hình dáng người) Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên I. Mục tiêu: - HS nhận được hình dáng của người đang hoạt động - Biết cách nặn hoặc vẽ xé dán hình dáng người - Nhận biết vẻ đẹp sinh động về hình dáng của con người khi hoạt động II. Chuẩn bị: GV: - Sưu tầm tranh ảnh về các hình dáng khác nhau của con người - Một số bài của học sinh năm trước HS: - Vở, giấy, đất nặn, bảng con... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV hướng dẫn HS xem tranh + Các nhân vật đang làm gì ? + Động tác của từng người như thế nào ? - Đầu, thân, tay, chân + Tư thế có những tư thế nào ? - Chạy, nhảy, đá bóng ... Hoạt động 2: Cách nặn hoặc cách vẽ, cách xé dán hình dáng người a) Cách nặn: - HS tự chọn 2 dáng người đang hoạt động - Nặn rời từng bộ phận rồi gắn để tạo thành hình dáng người - Nặn từng khối đất tạo thành hình dáng con người. b) Cách xé dán: - Chọn màu giấy cho các bộ phận - Xé hình các bộ phận - Xé các hình ảnh khác - Sắp xếp hình đã xé lên giấy nền, điều chỉnh cho phù hợp với các hoạt động. - Dán hình c. Cách vẽ: Vẽ từng bước như đã hướng dẫn. Hoạt động 3: Thực hành: HS chọn có thể nặn, vẽ, xé dán Học sinh làm bài GV theo dõi Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: GV thu một số bài tập nặn hoặc vẽ, xé dán. Dặn dò Buổi 2 đưa giấy màu, hồ dán. Thứ 3 ngày 29 tháng 4 năm 2008 Mĩ thuật (k3) Bài 33: Thưởng thức mĩ thuật (Xem tranh thiếu nhi thế giới) Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên I. Mục tiêu: - HS tìm hiểu nội dung các bức tranh - Nhận biết vẻ đẹp của các bức tranh qua bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc. - Quý trọng tình cảm mẹ con và bạn bè II. Chuẩn bị: GV: - Tranh ở vở tập vẽ - Một vài bức tranh của thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới có cùng đề tài HS: - Vở tập vẽ - Sưu tầm tranh của thiếu nhi III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Xem tranh Tranh mẹ tôi của Xvet ta Balanova Giáo viên cho học sinh xem, đặt câu hỏi + Trong tranh có những hình ảnh gì? + Hình ảnh nào được vẽ nổi bật nhất ? (mẹ và em bé) + Tình cảm của mẹ đối với em bé biểu hiện như thế nào ? - Mẹ vòng tay ôm em bé vào lòng + Tranh vẽ cảnh diễn ra ở đâu? - ở trong phòng, mẹ ngồi trên chiến ghế salong, đằng sau là tấm rèm đẹp + Tranh được vẽ như thế nào ? - Hình ảnh vẽ ngộ nghĩnh, mảng màu tươi sáng, đơn giản + Tranh cùng giã gạo của Xa-rau- giu the Pxôngkrao Giáo viên gợi ý học sinh xem tranh + Tranh vẽ cảnh gì ? - Cảnh giã gạo: có 4 người, 3 người đứng, 1 người ngồi, trước sân nhà, bên cạnh là dòng sông.. +Các dáng của những người giã gạo có giống nhau không? + Hình ảnh nào chính trong tranh ? + Trong tranh còn có hình ảnh nào khác ? + Trong tranh có những màu gì ? Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi những học sinh tích cực Dặn dò: Sưu tầm các tranh của thếu nhi và nhận xét. Thứ ngày tháng năm 200... Buổi sáng: Tuần 34 vẽ tranh đề tài mùa hè I. Mục tiêu: - HS hiểu được nội dung đề tài - Biết cách sắp xếp hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài - Vẽ được tranh và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị: GV: - Một số tranh ảnh về đề tài mùa hè - Tranh vẽ về mùa hè của HS các lớp trước - Hình gợi ý cách vẽ tranh HS: - Sưu tầm tranh ảnh về đề tài mùa hè - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ - Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài: GV giới thiệu tranh và gợi ý HS ? Tiết trời mùa hè như thế nào ? ? Cảnh vật ở mùa hè thường có những màu sắc nào ? ? Con vật nào kêu báo hiệu mùa hè đến ? (Con ve) ? Cây nào chỉ nở hoa về mùa hè ? (Cây phượng) ? Những hoạt động vui chơi nào thường diễn ra vào mùa hè ? Thả diều, tắm biển, đi tham quan, sinh hoạt hè, ôn bài tập ... ? Mùa hè em đã đi nghỉ mát ở đâu ? HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ tranh GV gợi ý HS + Nhớ lại những hoạt động tiêu biểu về mùa hè để vẽ. ? Có nhiều người tham gia không ? ? Những hoạt động cụ thể nào ? + Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to, rõ để nêu bật nội dung + Vẽ hình ảnh phụ sau + Vẽ màu theo ý thích làm nổi cảnh sắc mùa hè HĐ3: Thực hành: GV khuyến khích HS mạnh dạn thể hiện HS làm bài GV theo dõi HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - GV cùng HS chọn một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét + Nội dung tranh + Các hình ảnh được sắp xếp ở trong tranh + Màu sắc trong tranh Khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. Dặn dò: Vẽ tranh đề tài tự do. Thứ ngày tháng năm 200... Buổi chiều Tuần 34 Kiểm tra cuối năm Em hãy vẽ một bức tranh tự do Thứ ngày tháng năm 200... Tuần 35 Trưng bày kết quả học tập I – mục tiêu: - GV và HS thấy được kết quả giảng dạy, học tập trong năm. - HS yêu thích môn MT và nâng dần trình độ nhận thức của công tác quản lý dạy – học mỹ thuật. II – hình thức tổ chức: - Chọn các loại bài vẽ đẹp. - Trưng bàu nơi thuận tiện cho nhiều người xem. + Dán các bài theo từng loại vào giấy A4, nẹp, dây treo. + Trình bày đẹp có đầu đề.

File đính kèm:

  • docmi thuat 3 0809.doc
Giáo án liên quan