I ) Mục tiêu:
- Hs hiểu được nội dung về đề tài Em đi học.
- Biết cách sắp xếp hình ảnh để làm rõ nội dung.
- Vẽ được tranh đề tài Em đi học.
II ) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh ảnh về đề tài Em đi học
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
- Một số bài của Hs năm trước.
*) Học sinh:
- Vở tập vẽ 2.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
2) Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 Tuần 7-10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số bài vẽ đạt và chưa đạt để nhận xét:
? Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
? Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương.
*
Hoạt động 4
- Hs quan sát, nhận xét về:
+ Nội dung (rõ hay chưa rõ)
+ Hình vẽ (có chính phụ)
+ Màu sắc, độ đậm nhạt.
- Chọn bài mình thích.
4) Dặn dò: (1’)
- Hoàn thành bài ở nhà nếu chưa xong
- Chuẩn bị bài sau: Xem tranh: Tiếng đàn bầu
Giáo án Mĩ Thuật 2
Tiết 8: Bài 8: Thường thức mĩ thuật.
XEM TRANH TIẾNG ĐÀN BẦU
(Tranh của hoạ sĩ Sỹ Tốt)
I ) Mục tiêu:
- Hs làm quen, tiếp xúc với tranh hoạ sĩ.
- Học tập cách sắp xếp hình vẽ và cách vẽ màu trong tranh.
- Yêu mến anh bộ đội.
II ) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- Sưu tầm một vài tranh của hoạ sĩ tranh phong cảnh, sinh hoạt, chân dung…bằng nhiều chất liệu khác nhau.
*) Học sinh:
- Vở tập vẽ 2.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
2) Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
III ) Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát một bài hát.
Kiểm tra bài củ: (2’) Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
3) Giới thiệu bài: (1’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
(28’)
Hoạt động 1
Xem tranh:
- Yêu cầu hs quan sát tranh ở vở tập vẽ 2 và nêu câu hỏi:
+ Em hãy nêu tên bức tranh?
+ Ai vẽ bức tranh này?
+ Tranh vẽ bao nhiêu người?
+ Chú bộ đội và 2 em bé đang làm gì?
- Tranh vẽ bằng chất liệu gì?
* Tranh vẽ bằng sơn dầu là chất liệu được nghiền từ bột màu pha với dầu lanh thành một chất đặc dẻo quánh, dễ vẽ khi ướt và đanh chắc khi khô. Sơn dầu được vẽ trên vải, gỗ, tường…nó giữ được rất lâu, có thể bôi, trát, cạo, xoá, đè chồng lên nhau…có thể loãng đặc, mỏng, dày tuỳ theo sở thích.
- Trong tranh có những màu gì?
- Hình ảnh chính trong tranh là gì?
* Ngoài ra còn có hình ảnh cô thôn nữ đang đứng bên cửa sổ ra vào vừa hong tóc, vừa lắng nghe tiếng đàn bầu, làm cho người xem cảm nhận tiến đàn bầu hay hơn và không khí thêm ấm áp.
* Hoạ sĩ Sỹ Tốt quê ở làng Cỗ Đô, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Ngoài tranh “Tiếng đàn bầu”, ông còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như: “Em nào cũng được học cả; Ơ! bố…”
- Theo em bức tranh này diễn tả tình cảm gì?
* Hình ảnh chú bộ đội say mê gãy đàn và 2 em bé chăm chú lắng nghe diễn tả tình cảm thắm thiết của chú bộ đội và thiếu nhi, và còn có thêm cô thôn nữ vừa hong tóc vừa lắng nghe tiếng đàn bầu làm cho không khí thêm ấm áp. Tiếng đàn bầu là 1 bức tranh đẹp.
* Trò chơi: Thi vẽ nhanh( Vẽ tiếp sức)
- Gv chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 em.
- Gv đính lên bảng 2 tờ giấy và nêu luật chơi.
- Gv nêu đề tài là vẽ tranh ngôi nhà của em.
Đội 1: Hs1: vẽ nhà; Hs2: vẽ cây; Hs3: vẽ mặt trời; Hs4: vẽ…
Đội 2: Hs1: vẽ nhà; Hs2: Vẽ cây…
Đội nào vẽ nhanh, đúng, đẹp là đội đó thắng.
Hoạt động 1
Xem tranh:
- Hs chú ý quan sát tranh.
- Tiếng đàn bầu.
- Họa sĩ Sỹ Tốt.
- Tranh có 4 người.
- Chú bộ đội đang đánh đàn và 2 em nhỏ đang chăm chú lắng nghe.
- Sơn dầu.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe
- Toàn bộ bức tranh là màu xanh, có đậm, có nhạt, màu trong sáng làm cho bức tranh đẹp.
- Hình ảnh chính trong tranh là chú bộ đội ngồi trên chiếc chõng tre đang say me gảy đàn và 2 em bé một em đang quỳ bên chõng và 1 em nằm trên chõng tay tì vào má chăm chú lắng nghe.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs trả lời theo cảm nhận.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs tham gia trò chơi.
(2’)
Hoạt động 4
Nhận xét đánh giá
- Gv đặt câu hỏi để củng cố lại bài học.
- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương những Hs tích cực phát biểu xây dựng bài, nhắc nhở, phê bình những Hs chưa chú ý, chưa tham gia tích cực trong tiết học.
Hoạt động 4
- Hs trả lời theo trí nhớ.
- Hs chú ý lắng nghe.
4) Dặn dò: (1’)
- Sưu tầm tranh in trên sách, báo.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ cái mũ.
+ Quan sát các loại mũ.
Giáo án Mĩ Thuật 2
Tiết 6: Bài 9: Vẽ theo mẫu:
VẼ CÁI MŨ
I ) Mục tiêu:
- Hs hiểu đựơc hình dáng, vẽ đẹp, ích lợi của các loại mũ (nón).
- Biết cách vẽ cái mũ.
- Vẽ được cái mũ theo mẫu.
II ) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- Tranh ảnh các loại mũ.
- Một vài cái mũ có hình dáng và màu sắc khác nhau.
- Hình minh hoạ cách vẽ.
- Một số bài của Hs năm trước.
*) Học sinh:
- Vở tập vẽ 2 và giấy A4.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
2) Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
III ) Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát một bài hát.
Kiểm tra bài củ: (2’) Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
3) Giới thiệu bài: (1’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
(4’)
Hoạt động 1
Hướng dẫn Hs quan sát nhận xét:
- Gv giới thiệu 1 số loại mũ.
+ Đây là các loại mũ gì?
+ Hình dáng và đặc điểm các loại mũ này như thế nào?
+ Màu sắc các loại mũ như thế nào?
- Em hãy kể một số loại mũ mà em biết?
* Có rất nhiều loại mũ khác nhau, em hãy chọn loại mũ mà em thích để vẽ.
Hoạt động 1
Quan sát nhận xét:
- Mũ lưỡi trai, mũ tròn, mũ vành lớn, mũ bộ đội
- Mũ lưỡi trai có cán ở phía trước.
- Mũ tròn thì có vành tròn ở xung quanh mũ.
- Mũ bộ đội có ngôi sao ở chính giữa…
- Có rất nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, tím, vàng… rất phong phú đa dạng, đặc biệt mũ bộ đội chỉ có màu xanh lá cây và ngôi sao màu đỏ.
- Mũ trẻ sơ sinh, mũ cát, mũ công an, mũ tai bèo, mũ bảo hiểm…
(4’)
Hoạt động 2
Hướng dẫn Hs cách vẽ:
- Gv bày một số mũ để Hs chọn vẽ.
+ Phác hình bao quát phần mũ.
+ Phác những phần chính của mũ.
+ Vẽ các nét chi tiết cho giống
+ Có thể trang trí thêm cho cái mũ đẹp bằng màu sắc tự chọn.
- Gv vẽ minh hoạ và hướng dẫn:
- Gv giới thiệu bài vẽ của các Hs năm trước.
Hoạt động 2.
Cách vẽ:
- Hs chọn mẫu để vẽ.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs chú ý quan sát.
(20’)
Hoạt động 3
Hướng dẫn Hs thực hành.
- Gv quan sát, nhắc nhở Hs vẽ hình vừa với khổ giấy.
- Gv bao quát lớp và kịp thời hướng dẫn cho các em còn yếu, hướng dẫn nâng cao cho các em khá giỏi.
Hoạt động 3
Thực hành.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs tiến hành vẽ bài.
(2’)
Hoạt động 4
Nhận xét đánh giá
- Gv chọn một số bài vẽ đạt và chưa đạt để nhận xét:
? Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
? Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương.
+ Cái mũ chúng ta dùng để làm gì?
* Khi đi bất cứ đâu, con người luôn luôn đội mũ, mũ (nón) nó giúp chúng ta che nắng, che bụi…bảo vệ cơ thể con người và còn là đồ vật trang sức, làm đẹp…ta phải biết giữ gìn sạch sẽ, đặt đúng nơi, đúng chỗ…
Hoạt động 4
- Hs quan sát, nhận xét về:
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc, độ đậm nhạt.
- Chọn bài mình thích.
4) Dặn dò: (1’)
- Sưu tầm tranh, ảnh chân dung.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ chân dung.
+ Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ.
Giáo án Mĩ Thuật 2
Tiết 10: Bài 10: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI TRANH CHÂN DUNG
I ) Mục tiêu:
- Hs tập quan sát nhận xét khuôn mặt người.
- Làm quen với cách vẽ chân dung.
- Vẽ được một bức tranh chân dung theo ý thích.
II ) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- Một số tranh ảnh chân dung của người già, thiếu nhi và người trưởng thành.
- Một số bài vẽ tranh chân dung của các lớp trước.
- Tranh in trong bộ ĐDDH.
- Một số bài của Hs năm trước.
*) Học sinh:
- Vở tập vẽ 2 và giấy A4.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
2) Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
III ) Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát một bài hát.
Kiểm tra bài củ: (2’) Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
3) Giới thiệu bài: (1’) Trong cuộc sống có rất nhiều loại tranh như tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh chân dung là một thể loại chúng ta thường rất hay bắt gặp trong cuộc sống. Để vẽ một bức tranh chân dung như thế nào chúng ta cùng học nhau đến với:
Bài 10 Vẽ tranh: Đề tài: Tranh chân dung.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
(4’)
Hoạt động 1
Hướng dẫn Hs quan sát nhận xét:
- Gv giới thiệu một số tranh chân dung và đặt câu hỏi:
+ Những bức tranh trên vẽ gì là chủ yếu?
+Vẽ tranh chân dung nhằm mục đích gì?
+ Khuôn mặt người có mấy dạng?
+ Trên khuôn mặt có những bộ phận nào?
+ Mắt mủi miệng mỗi người có gióng nhau không?
+ Tranh chân dung ngoài vẽ khuôn mặt chúng ta con có thể vẽ thêm gì nữa?
+ Em hãy mô tả khuôn mặt của: Ông bà, cha mẹ và bạn bè.
- Để giúp các em biết cách để vẽ một bức tranh chân dung như thế nào cho đẹp và đúng chúng ta qua phần 2 cách vẽ.
Hoạt động 1
Quan sát nhận xét:
- Hs chú ý quan sát.
- Vẽ chân dung.
- Diễn tả đặc điểm của người được vẽ.
- Nhiều dạng như: Mặt trái xoan, mặt chử điền, mặt hình tròn…
- Mắt, mủi, miệng, tai…
Có người mắt to, mắt nhỏ, có người miệng rộng hẹp khác nhau.
- Cổ, vai, một phần hay toàn thân.
- Hs mô tả chân dung theo trí nhớ.
(4’)
Hoạt động 2
Hướng dẫn Hs cách vẽ:
- Gv giới thiệu cách vẽ.
+ Vẽ hình khuôn mặt vừa với phần giấy đã chuẩn bị
+ Vẽ, cổ, vai.
+ Vẽ tóc, mắt mủi miệng, tai và các chi tiết.
+ Vẽ màu: màu tóc, màu da, màu áo, màu nền.
- Gv vẽ minh hoạ và hướng dẫn:
- Gv giới thiệu tranh của các Hs năm trước.
Hoạt động 2.
Cách vẽ:
- Hs chọn mẫu để vẽ.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs chú ý quan sát.
- Hs chú ý quan sát.
(20’)
Hoạt động 3
Hướng dẫn Hs thực hành.
- Gv quan sát, nhắc nhở Hs
+ Vẽ hình vừa với khổ giấy.
+ Có thể quan sát bạn để vẽ hoặc vẽ theo trí nhớ về chân dung ông bà, cha mẹ, anh chị, chân dung của các cô chú bộ đội, công an, bác sĩ...
+ Mỗi người chỉ vẽ 1bức chân dung, ko vẽ nhiều người.
- Gv bao quát lớp và kịp thời hướng dẫn cho các em còn yếu, hướng dẫn nâng cao cho các em khá giỏi.
Hoạt động 3
Thực hành.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs tiến hành vẽ bài.
+ Vẽ chân dung ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô, bạn...
+ Vẽ màu theo ý thích.
(2’)
Hoạt động 4
Nhận xét đánh giá
- Gv chọn một số bài vẽ đạt và chưa đạt để nhận xét:
? Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
? Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương.
+ Cái mũ chúng ta dùng để làm gì?
Hoạt động 4
- Hs quan sát, nhận xét về:
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc, độ đậm nhạt.
- Chọn bài mình thích.
4) Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài sau: Bài 11: Vẽ tranh trí Vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm và vẽ màu.
+ Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ.
File đính kèm:
- BAI MI THUAT LOP 2 TUAN 7 10.doc