I/ Mục tiêu :
1/. Kiến thức :
- Hướng dẫn học sinh biết được ba độ đậm nhạt chính : Đậm, đậm vờa, nhạt.
2/. Kỹ năng :
- Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí , vẽ tranh.
3/. Thái độ :
- Vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích .
II/ Đồ dùng dạy học :
GV: - Sưu tầm một số tranh ảnh , bài vẽ trang trí có các độ đậm , độ nhạt.
- Hình minh hoạ ba sắc độ : Đậm , đậm vừa, nhạt
- Phấn màu , bộ Đ D D H
HS: Vởp tập vẽ, bút chì màu
68 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 Trường Tiểu học Số I Phước Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M HIỂU VỀ TƯỢNG.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Hs bước đầu nhận biết được thể loại tượng.
Kỹ năng:
Có ý thức trân trọng , gìn giữ tác phẩm điêu khắc .
II/ Chuẩn bị:
Gv : Sưu tầm một số ảnh tượng đài, tượng cổ , tượng chân dung, lớn và đẹp .
Giới thiệu Hs một vài tường thật , để Hs sinh quan sát
Aûnh các tác phẩm điêu khắc..
* HS: Giấy vẽ, bút chì , màu vẽ.
III/ Các hoạt động:
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
2’
18’
6’
4’
Khởi động:.
Bài cũ: Vẽ tranh.
- Gv gọi 2 Hs trình bày hai bức tranh của mình về lễ hội.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu quan sát các bức tượng để trả lời các câu hỏi.
PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp
- Gv giới thiệu một số tượng hoặc ảnh đã chuẩn bị và hướng dẫn Hs quan sát.
- Gv phân biệt cho các em thấy tranh khác với tượng.
- Gv kể cầu Hs kể một vài pho tượng quen thuộc?
- Em có nhận xét gì về các bức tượng đó?
- Gv hướng dẫn cho Hs quan sát ảnh , hoặc pho tượng và tóm tắt:
+ Aûnh chụp các pho tượng nên ta chỉ nhìn thấy một mặt như tranh.
+ Các pho tượng này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mĩ thuật hoặc ở trong chùa.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình ở VBT và đặt câu hỏi:
+ Hãy kể tên các pho tượng.
+ Pho tượng nào là tượng Bác Hồ.
+ Hãy kể tên chất liệu của mỗi pho tượng.
* Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết nhận xét, đánh giá các câu trả lời của bạn.
PP: Luyện tập, thực hành.
- Gv chốt lại.
+ Tượng rất phong phú về kiểu dáng: có tượng ngồi, tượng đứng, tượng chân dung.
+ Tượng cổ đặt ở những nơi nghiêm trang như đình, chùa, miếu mạo.
+ Tượng mới thường đặt ở các công viên, cơ quan, quảng trường….
+ Tượng cổ thường không có kết quả ; tượng mới có tên tác giả.
5.Tổng kềt – dặn dò.
-Về tập vẽ lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu.Vẽ cái bình đựng nước
- Nhận xét bài học.
. Hát
Hs quan sát.
Hs trả lời: tượng Bác Hồ tượng Phật…….
Hs lắng nghe.
Hs quan sát hình ở VBT.
Hs trả lời.
Hs lắng nghe.
Rút Kinh Nghiệm :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mĩ thuật- LỚP 2
Tiết 33 : Vẽ theo mẫu.
VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của bình đựng nước.
Kỹ năng:
Tập quan sát, so sánh tỉ lệ của bình.
Vẽ được cái bình đựng nước.
II/ Chuẩn bị:
*Gv :
-Cái bình đựng nước (có thể tìm vài kiểu khác nhau).
-Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
-Một vài bài vẽ của HS
*HS: Giấy vẽ, bút chì , màu vẽ.
III/ Các hoạt động:
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1’
3’
1’
5’
5’
15’
3’
2’
Khởi động:.
Bài cũ: Vẽ tranh.
- Gv gọi 2 Hs trình bày hai bức tranh của mình về lễ hội.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét.
-GV giới thiệu mẫu và gợi ý để HS nhận biết :
+Có nhiều loại bình nước khác nhau ;
+Bình đựng nước gồm có nắp, miệng, thân, đáy và tay cầm.Tuỳ theo vật mẫu chuẩn bị mà GV gợi ý HS nhận xét cho phù hợp.
-GV yêu cầu HS nhìn cái bình từ nhiều chiều hướng khác nhau để các em thấy hình dáng của nó sẽ có sự thay đổi, không giống nhau (có chỗ không thấy tay cầm hoặc chỉ thấy một phần)
* Hoạt động 2: Vẽ cái bình đựng nước
-GV vẽ phát hình bình đựng nước có kích thước khác nhau lên bảng và đặt câu hỏi:Hình vẽø nào đúng (sai) so với mẫu cái bình đựng nước (H.1)?
-GV nhắc HS cách bố cục: Vẽ cái bình không to, nhỏ hay lệch quá so với phâng giấy đã chuẩn bị hoặc ở vở bài tập vẽ.
+Quan sát mẫu và ước lượng chiều ngang và chiều cao của cái bình để vẽ khung và vẽ trục.Với cái bình này, khung hình của nó là hình chữ nhật đứng(H.2a);
+Sau đó tìm vị trí của các bộ phận(nắp, quai, miệng, thân, đáy, tay cầm) và đánh dấu khung hình(H.2b);
+Vẽ hình toàn bộ bằng nét phác thẳng mờ(H.2c);
+Nhìn mẫu vẽ cho đúng cái bình đượng nước .
Lưu ý: Trong khi hướng dẫn HS tìm vị trí của các bộ phận của cái bình đượng nước, GV có thể “cố ý” đưa ra vị trí các bộ phận hoặc khoảng cách ước lượng sai nhiều so với mẫu để HS phát hiện và tự điều chỉnh. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho HS chú ý hơn khi quan sát và so sánh.
*Hoạt động 3:Thực hành
-GV nêu yêu cầu của bài tập :
+Vẽ được cái bình đựng nước gần giống mẫu và vừa với phần giấy qui định .
+Sau khi hoàn thành bài vẽ, HS tự trang trí cho bình đựng nước của mình thêm đẹp(bằng những hoạ tiết hay đường diềm nhẹ nhàng).
-GV gợi ý HS làm bài:
+Vẽ hình vừa với phần giấy qui định;
+Tìm tỉ lệ các bộ phận .
*Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá
GV cùng với Hschọn và nhận xét những bài vẽ đẹp, khen ngợi một số HS có bài vẽ tốt.
5.Tổng kềt – dặn dò.
-Quan sát phong cảnh xung quanh nơi em ở(nhà, cây, đường sá, ao, hồ,…).
-Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh.
. Hát
Hs quan sát.
Hs trả lời: tượng Bác Hồ tượng Phật…….
Hs lắng nghe.
Hs quan sát hình ở VBT.
Hs trả lời.
Hs lắng nghe.
Rút Kinh Nghiệm :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mĩ thuật- LỚP 2
Tiết 34 : Vẽ tranh
Đề Tài Phong Cảnh
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
HS nhận biết được tranh phong cảnh.
Cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảch thiên nhiên
Kỹ năng:
Biết cách vẽ tranh phong cảnh.
- Nhớ lại và vẽ được một bức tranh phong cảnh theo ý thích.
II/ Chuẩn bị:
*Gv : - Sưu tầm tranh phong cảnh và một bức tranh về đề tài khác (chân dung, sinh hoạt,…).
- Aûnh phong cảnh
*HS: Giấy vẽ, bút chì , màu vẽ.
III/ Các hoạt động:
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1’
3’
1’
5’
5’
15’
3’
2’
1/ Khởi động:.
2/ Bài cũ: Vẽ tranh.
- Gv gọi 2 Hs trình bày hai bức tranh của mình về lễ hội.
- Gv nhận xét.
3/ Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1:Tìm và chọn nội dung đề tài
-GV giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để HS nhận biết :
+Tranh phong cảnh thường vẽ :nhà, cây, cổng làng, con đờng, ao, hồ,..(những hình ảnh có ngoài thiên nhiên)
+Tranh phong cảnh có thể vẽ thêm người hoặc các con vật, nhưng cảnh vật là chính.
(ở vở tập vẽ 2 có các bức tranh cảnh nông thôn của hoạ sĩ Tiến Chung, Đi Thăm Văn Miếu của bạn Tạ Bích Ngọc đều là tranh phong cảnh. Nơi nào HS không có vở bài tập vẽ 2, GV cho HS xem tranh, ảnh phong cảnh(đã chuẩn bị trước)rồi những tranh vẽ đề tài khác rồi hướng dẫn, gợi ý tương tự như trên để HS thấy rõ thế nào là tranh phong cảnh, thế nào là ảnh phong cảnh)
* Hoạt động 2: cách vẽ tranh phong cảnh
-GV yêu cầu HS:
+Nhớ lại những cảnh đẹp xung quanh nơi ở,hoăch đã nhìn thấy;
+Tìm ra cảnh định vã(đường phố, công viên, trường học hay cảnh làng quê, núi đồi, sông biển,…)
-GV gợi ý HS cách vẽ tranh:
+Hình ảnh chính vẽ trước, vẽ to, rõ vào khoảng giữa phần giấy định vẽ;
+Hình ảnh phụ vẽ sau, sao cho nổi rõ hình ảnh chính;
+Vẽ màu theo ý thích.
*Hoạt động 3:Thực hành
-GV có thể gợi ý một vài hình ảnh cụ thể để HS liên tưởng dễ dàng.
-Nhắc HS vẽ mảng hình cao, thấp, to, nhỏ khác nhau để bức tranh thêm sinh động.
-Khi HS làm bài, GV gợi ý, động viên, khích lệ để các em nhấn mạnh dạn vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ riêng.
+Tuỳ từng trường hợp cụ thể, GV nhắc HS khônh nên vẽ hình cân đối quá(Ví dụ:nhôi nhà ở giữa, hai bên vẽ hai cây giống nhau,.. ). Khi thấy bài vẽ có những thiếu sót về cách vẽ hình , cách bố cục hoặc vẽ màu, GV góp ý bổ sung kịp thời để HS hiểu và tự điều chỉnh bài vẽ của mình.
+Với những HS chưa nắm chắc cách vẽ, GV gợi mở cụ thể hơn và động viên để các em hoàn thành bài vẽ.
*Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá
-GV cho HS xem các bài vẽ đẹp và khen ngợi một số HS làm bài tốt .
-HS tự nhận xét bài vẽ của mình, của bạn.
-GV bổ sung nhận xét của HS và chỉ ra một số bài vẽ đẹp.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Hoàn thành tốt bài vẽ để chuẩn bị cho trưng bày kết quả năm học.
. Hát
Hs quan sát.
Hs trả lời: phong cảnh thiên nhiên, mà các em đã nhìn thấy thực tế .
Hs lắng nghe.
Hs quan sát hình ở VBT.
Hs trả lời.
Hs lắng nghe.
Rút Kinh Nghiệm : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- GAn.doc