Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 Trường tiểu học 1 Thị trấn Phố Châu – Năm học 2007 – 2008

I. MỤC TIÊU.

- Học sinh biết nhận được 3 độ đậm nhạt chính.

- Tạo được những sắc độ trong bài vẽ, trang trí vẽ tranh.

II. CHUẨN BỊ:

- Sưu tầm tranh ảnh có độ đậm nhạt.

- Hình minh hoạ.

- Bộ đồ dùng dạy học.

- Bài vẽ của học sinh năm trước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

*Giới thiệu bài: Trong thiên nhiên màu sắc rất phong phú và đa dạng. Nêú chúng ta biết cách pha trộn, sắp xếp chúng lại vói nhau thì sẽ tạo nên những hoà sắc rất đẹp.

- Dùng mực viết pha với 3 cốc nước để tạo 3 độ đậm nhạt khác nhau: đậm, đậm vừa, nhạt. Gọi HS chỉ ra độ đậm nhạt của 3 cốc nước trên.

 

doc22 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 Trường tiểu học 1 Thị trấn Phố Châu – Năm học 2007 – 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cùng học sinh chọn bài, hướng dẫn các em nhận xét đánh giá. - Chọn bài mà em thích nhất. _____________________________________________________ Thứ 3 ngày 19 tháng 12 năm 2006 Mĩ Thuật Bài: 15 Vẽ theo mẫu Vẽ cái cốc (cái ly) I. Mục tiêu: - Học sinh biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng các loại cốc - Biết cách vẽ và vẽ được cái cốc. II. Chuẩn bị - Hai cái cốc thực có hình dáng, kích thước khác nhau. - Ba bài vẽ của học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài: Một trong những đồ vật dùng để uống nước là cái cốc. Cái cốc có rất nhiều loại khác nhau về kích thước, màu sắc cách trang trí cũng như vẽ đẹp của chúng. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Giới thiệu mẫu để học sinh quan sát và đặt câu hỏi - Những cái cốc này có đặc điểm gì khác nhau ? (về hình dáng, màu sắc, cách trang trí, chất liệu...). - Vẽ hình minh hoạ lên bảng và giảng giải: Hình vẽ cái cốc được tạo bởi nét thẳng và nét cong. Hoạt động 2: Cách vẽ cái cốc - Giáo viên bày mẫu để cho học sinh dễ quan sát - Em vẽ cái cốc vừa với phần giấy ở vở tập vẽ. - Cái cốc em vẽ miệng so với đáy như thế nào ? * Các bước tiến hành vẽ: + Vẽ phác khung hình chung + Đánh dấu các vị trí chính của cái cốc + Nối các vị trí đó lại bằng các nét thẳng + Hoàn chỉnh hình + Đánh bóng. Hoạt động 3: Thực hành - Giáo viên cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước. - GV bao quát lớp, hướng dẫn học sinh làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. - Giáo viên chọn một số bài hoàn thành sớm cho cả lớp nhận xét ________________________________________________ Thứ 3 ngày 26 tháng 12 năm 2006 Mĩ Thuật Bài: 16 Tập nặn tạo dáng tự do Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật I. Mục tiêu: - HS biết cách nặn, cách vẽ, cách xé dán con vật. - Vẽ được con vật theo cảm nhận của mình. - Thêm yêu quý các con vật có ích. II. Chuẩn bị: - Bốn bức tranh, ảnh các con vật. - Ba bài của học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài: Xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật đáng yêu và rất gần gủi. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vẽ đẹp của nó qua bài vẽ con vật. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, ảnh về con vật - Em hãy gọi tên các con vật trên ? - Con vật gồm những bộ phận nào ? - Sự khác nhau của các con vật trên ? - Em thích con vật nào nhất ? - Ngoài những con vật trên, em còn biết con vật nào nữa không ? Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ - Vẽ hình vừa với phần giấy vở tập vẽ. - Vẽ các bộ phận chính trước, các chi tiết sau. Cố gắng tạo dáng các con vật cho sinh động. - Có thể vẽ thêm các hình ảnh như cây cối, đò vật...cho tranh sinh động, chặt chẽ hơn. - Vẽ màu theo ý thích. - Theo em, thì dự định sẽ vẽ con vật gì ? Con vật đó có đặc điểm gì nỗi bật ? Hoạt động 3: Thực hành - Giáo viên cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước. - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài. - Chọn bài mà em thích nhất. _______________________________________________ Thứ 4 ngày 2 tháng 1 năm 2007 Mĩ Thuật Bài 17 : Thường thức mĩ thuật Xem tranh dân gian Phú quý, Gà mái (Tranh dân gian Đông Hồ). I. Mục tiêu: - Học sinh tập nhận xét về màu sắc và hình ảnh trong tranh dân gian. - Yêu thích tranh dân gian. II. Chuẩn bị: - Tập tranh dân gian (có tranh Phú quý, Gà mái). III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Giới thiệu bài và tranh dân gian. - Cho học sinh xem tranh dân gian đã chuẩn bị và gợi ý để học sinh nhận biết: + Tên tranh là gì ? + Trong tranh có những hình ảnh nào ? + Màu nào là màu chính trong tranh ? - Tranh dân gian có từ lâu đời, thường được treo vào các dịp tết nên còn gọi là tranh tết. - Tranh do các nghệ nhân làng Hồ, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh sáng tác. Nghệ nhân khắc hình vẽ (khắc bản nét, bản mảng màu) trên mặt gỗ rồi mới in bằng phương pháp thủ công (in bằng tay). - Tranh dân gian đẹp ở bố cục (cách sắp xếp hình vẽ), ở màu và đường nét. Hoạt động 2: Xem tranh Tranh Phú quý: cho học sinh xem và đặt câu hỏi - Trong tranh có những hình ảnh nào ? (em bé và con vật). - Hình ảnh nào là hình ảnh nỗi bật nhất ? (em bé) - Hình ảnh em bé được vẽ như thế nào ? Em quan sát kĩ thấy các vòng cổ, vòng tay...Hình ảnh trong tranh em bé rất bủ bẩm. - Ngoài hình ảnh em bé trong tranh còn có hình ảnh nào nữa? (con vịt, hoa sen, chữ... - Hình ảnh con vịt được vẽ như thế nào? màu sắc ra sao. Tranh Phú Quý nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống: Mong cho con cái khoẻ mạnh, gia đình no đủ, giàu sang, phú quý. Tranh Gà mái . - Hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh? (gà mái và gà con). - Hình ảnh đàn gà được vẽ thế nào? Gà mẹ to khoẻ, vừa bắt dược mồi cho con. Đàn gà con mỗi con mỗi dáng vẽ: con chạy, con nhảy, con trên lưng mẹ. Những màu nào có trong tranh? Xanh đỏ vàng da cam... * Tranh gà mái vẽ cảnh đàn gà con đang quây quần bên gà mẹ.Gà mẹ tìm dược mồi cho con thể hiện sự quan tâm chăm sóc đàn con. Bức tranh nói lên sự yên vui của gia đình nhà gà cũng là mong muốn cuộc sống no đủ của người nông dân. Như vậy qua 2 bức tranh ta vừa xem ta thấy vẽ đẹp nổi bật ở tranh dân gian chính là đường nét, hình vẽ, màu sắc và cánh lựa chọn đề tài thể hiện. Muốn hiểu nội dung bức tranh các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi đồng thời nêu lên nhận xét của mình. Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá. Nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu ý kiến. __________________________________________________ Thứ 3 ngày 9 tháng 1 năm 2007 Mĩ Thuật Bài 18 : vẽ trang trí Vẽ màu vào hình có sẵn (Hình vẽ nét gà mái - phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ). I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu biết thêm tranh dân gian. - Biết vẽ màu vào hình có sẵn. - Nhận biết vẽ đẹp và yêu thích tranh dân gian. II. Chuẩn bị: - Tập tranh dân gian . - Phóng to hình vẽ nét tranh gà mái chưa tô màu. III. Các hoạt động dạy học Giới thiệu bài . Chúng ta đã xem tranh gà mái , nay chúng ta sẽ tự tay mình làm đẹp bức tranh đó bằng cách vẽ màu vào hình vẽ nét gà mái. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét Cho học sinh xem hình vẽ gà mái chưa tô màu và đặt câu hỏi: - Trong tranh vẽ những gì ? gà mẹ và nhiều gà con. - Hình hì vẽ lớn nhất? gà mẹ - Hình vẽ các con gà con giống nhau hay khác nhau. - Em có dự định vẽ màu như thế nào ? gà mẹ màu gì? mấy màu; gà con màu gì, mấy màu? Hoạt động 2: Cách vẽ màu Em nhớ lại gà có những màu sắc nào? (màu nâu, vàng, trắng...) - Em tự chọn màu tô vào tranh . - Nên vẽ màu vào hình gà mẹ trước, gà con sau. - Có thể vẽ màu vào nền hoặc không tuỳ ý. - Cố gắng tô gọn không chờm ra ngoài hình vẽ. - Có thể dùng các chất liệu kết hợp với nhau. Hoạt động 3: Thực hành Cho HS xem bài vẽ của anh chị khoá trước. - Em tìm các màu khác nhau vẽ vào bức tranh. - Vẽ màu thoải mái theo trí tưởng tượng của mình. Hoạt động 4: Nhận xét đáng giá. Chọn một số bài hoàn thành sớm cho cả lớp quan sát nhận xét - bình chọn bài mình thích nhất. ___________________________________________ Thứ 3 ngày 16 tháng 1 năm 2007 Mĩ Thuật Bài 19 : vẽ tranh Đề tài sân trường em giờ ra chơi I. Mục tiêu: - HS biết quan sát các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường. - Biết cách vẽ tranh đề tài sân trường trong giờ ra chơi. - Vẽ được tranh theo cảm nhận riêng. II. Chuẩn bị: - Một số tranh, ảnh về cảnh sân trường giờ ra chơi. - Hai hình vẽ chưa tô màu. - Ba bài vẽ của học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Đến trường không những được học tập, gặp bạn bè, thầy cô giáo mà các em còn được nô đùa, vui chơi thoải mái. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các hoạt động đó qua bài vẽ tranh sân trường trong giờ ra chơi. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài - Giới thiệu các tranh ảnh đã chuẩn bị và đặt câu hỏi: - Sân trường giờ ra chơi có nhộn nhịp không ? - Hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi như thế nào ? (học sinh trả lời theo cẩm nhận riêng). + Có rất nhiều hoạt động trong giờ ra chơi như: nhảy dây, múa hát, đá cầu, cầu lông, chơi bi... - Quang cảnh trường có những gì ? ( nhà, bồn hoa, cây, cột cờ...) Hoạt động 2: Cách vẽ tranh - Em dự định vẽ tranh về hoạt động nào ? - Hình dáng các hoạt động trong tranh ra sao ? - Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. - Vẽ màu tươi sáng, vẽ kín màu hình ảnh và màu nền. Hoạt động 3: Thực hành - Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước. - Giáo viên bao quát lớp hướng dẫn học sinh làm bài Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - Giáo viên chọn một số bài hoàn thành cho học sinh nhận xét. - Chọn bài em thích nhất. ___________________________________________ Thứ 3 ngày 23 tháng 1 năm 2007 Mĩ Thuật Bài 20 : vẽ theo mẫu Vẽ cái túi xách (giỏ xách) I. Mục tiêu: - HS nhận biết được đặc điểm của một vài loại túi xách - Biết cách vẽ cái túi xách. - Vẽ được cái túi xách theo mẫu bày. II. Chuẩn bị: - Hai túi xách có hình dáng khác nhau - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ - Ba bài vẽ của học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài: Cho HS quan sát các túi xách để các em nhận biết có rát nhiều loại túi xách có hình dáng và trang trí khác nhau. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. Yêu càu HS quan sát các túi và tìm ra đặc điểm như: - Túi xách có hình dáng khác nhau - Có trang trí và màu sắc phong phú. - Các bộ phận của túi xách. Hoạt động 2: Cách vẽ túi xách Treo cái túi xách lên bảng ở vị trí thuận lợi dễ quan sát đối với HS - Yêu cầu HS vẽ cái túi vừa với tờ giấy. - Vẽ bao quát cái túi (kể cả quai xách) - Phác các bộ phận của cái túi. - Sửa nét và vẽ chi tiết Vẽ xong hình trang trí và chọn màu vào phù hợp Hoạt động 3: Thực hành - Cho HS xem bài vẽ của các anh chị năm trước. - Yêu cầu HS vẽ cái túi xách như đã nhìn thấy trên bảng Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - Giáo viên chọn một số bài hoàn thành cho học sinh nhận xét. - Chọn bài em thích nhất. + Các bộ phận của cặp sách có: thân, nắp, quai dây đeo,... + Trang trí khác nhau về hoạ tiết, màu sắc. Hoạ tiết có thể là hoa lá, con vật.... _______________________________________

File đính kèm:

  • docGiao an 2.doc
Giáo án liên quan