Giáo án Mĩ thuật lớp 1 tuần 31 và 32

MĨ THUẬT

TIẾT 31: VẼ TRANH

VẼ CẢNH THIÊN NHIÊN ĐƠN GIẢN

I. Mục tiêu:

- Giúp HS tập quan sát thiên nhiên.

- Vẽ được cảnh thiên nhiên

- HS cảm nhận và vẽ được cảnh thiên nhiên, thêm yêu mến quê hương, đất nước.

- Hs khỏ, giỏi biết sắp xếp hỡnh ảnh, tụ màu đẹp.

II. Đồ dùng dạy - học:

 GV:

 - Một số tranh ảnh phong cảnh, nông thông, miền núi, phát triển phường, sông biển.

 - Một số tranh phong cảnh của HS năm trước.

 HS:

 - Vở tập vẽ 1.

 - Màu vẽ, bút chì, tẩy,.

 

doc19 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 1 tuần 31 và 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
soạn: 24 – 04 – 2011 Ngày giảng: Thứ ba, 26 – 04 – 2011 Lớp: 1C1, 1C2 Ngày giảng: Thứ năm, 28 – 04 – 2011 Lớp: 1B MĨ THUẬT TiẾt 32: VẼ trang trÍ Vẽ đường diềm trên áo, váy I. Mục tiêu: - Nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm ( Đặc biệt là trang phục của dân tộc miền núi ). - Nắm được cách vẽ đường diềm trên váy, áo. - Biết vẽ đường diềm trên áo, váy và vẽ màu theo ý thích. - Hs khỏ, giỏi vẽ được đường diềm họa tiết và màu sắc hấp dẫn, biết chõn trọng giỏ trị dõn tộc. II. Đồ dùng dạy - học: 1. Giáo viên: - Một số đồ vật có trang trí đường diềm - 1 số hình minh hoạ và các bước vẽ đường diềm. 2. Học sinh: - Vở tập vẽ 1 - Màu vẽ III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs. 3. Dạy bài mới Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng * Hoạt động 1: Giới thiệu đường diềm - Cho HS xem một số đồ vật có trang trí đường diềm (áo, váy, túi) ? Đường diềm được trang trí ở đâu ? ? Trang trí đường diềm có làm cho váy áo đẹp hơn không ? ? Lớp ta có bạn nào mặc váy áo được trang trí đường diềm ? - GV nói: đường diềm được sử dụng trong nhiều việc trang trí quần, áo, váy và trang phục của dân tộc miền núi. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ đường diềm. - GV hướng dẫn và vẽ mẫu: - Vẽ mầu: + Vẽ mầu vào đường diềm theo ý thích + Vẽ mầu vào hình + Vẽ mầu nền - Vẽ mầu vào váy áo theo ý thích + Vẽ mầu thuỳ ý. + Có thể nói không vẽ mầu, để trắng Chú ý: Màu váy, áo khác với màu đường diềm. - Chọn màu cho phù hợp, hài hoà, vẽ màu đều không ra ngoài hình vẽ. * Hoạt động 3: Thực hành ? Nêu yêu cầu của bài ? - Gv tổ chức cho Hs thực hành. - GV theo dõi và uốn nắn thêm cho HS. 4. Nhận xét - đánh giá: - HD HS nhận xét một số bài vẽ về: + Hình vẽ:( Các hình giống nhau, không đều nhau ). + Vẽ màu ( không ra ngoài hình vẽ ). + Màu nổi, rõ và tươi sáng. Dặn Hs quan sát các loại hoa ( về hình dáng và màu sắc ). - Hát - Làm theo yêu cầu của Gv. - HS quan sát - . Cổ áo, gấu áo - HS trả lời - HS nêu - HS theo dõi. - HS theo dõi. - Vẽ đường diềm trên áo, váy theo ý thích. - HS thực hành theo yêu cầu của bài. - HS quan sát và nhận xét - HS nghe và ghi nhớ. Ngày soạn: 24 – 04 – 2011 Ngày giảng: Thứ ba, 26 – 04 – 2011 Lớp: 2C1, 2C2 Ngày giảng: Thứ năm, 28 – 04 – 2011 Lớp: 2B MĨ THUẬT TiẾt 32: ThƯỜng thỨc mĨ thuẬt Tìm hiểu về tượng I. Mục tiêu: - HS bước đầu nhận biết được cỏc thể loại tượng. - Cú ‏‎ thức trõn trọng, giữ gỡn những tỏc phẩm điờu khắc. II. Chuẩn bị: - Sưu tầm một số tượng đài, tượng cổ, tượng chân dung - Bộ ĐDDH III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức 2. Bài mới Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng - Hát *Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng - HS quan sát 3 pho tượng - Tượng Quang Trung ? Hình dáng tượng Quang Trung như thế nào ? - Tư thế hướng về phía trước, dáng hiên ngang mặt ngẩng, mắt nhìn thẳng tay trái cầm đốc kiếm + Tượng phật " tôn giáo " + Đứng ung dung, thư thái, nét mặt đăm chiêu, suy nghĩ 2 tay đặt lên nhau. + Tượng Võ Thị Sáu + Chị đứng trong tư thế hiên ngang, mắt nhìn thẳng. + Tay nắm chặt biểu hiện sự hiên ngang. * Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá - Nhận xét giờ học và khen những HS tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. 3. Củng cố – Dặn dò: - Xem tượng công viên, ở chùa .. - Sưu tầm ảnh về các loại tượng trên báo, chí - Về nhà quan sát các loại bình đựng nước. Ngày soạn: 24 – 04 – 2011 Ngày giảng: Thứ ba, 26 – 04 – 2011 Lớp: 3C1, 3C2 Ngày giảng: Thứ năm, 28 – 04 – 2011 Lớp: 3B MĨ THUẬT TiẾt 32: TẬp nặn tạo dáng tự do Nặn hoặc vẽ, xé dán hình người I. Mục tiêu: - HS nhận biết hình dáng của người đang hoạt động . - Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán hình người. - Nặn hoặc vẽ, xé dán hình người đang hoạt động. - Nhận biết vẻ đẹp sinh động về hình dáng của con người khi hoạt động. II. Chuẩn bị: - Tranh, ảnh về các hình dáng khác nhau của con người. - Giấy để xé, dán ( vẽ ), hồ dán, màu vẽ, bút chì, tẩy. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Dạy bài mới GTB: Ghi đầu bài lên bảng. * Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV hướng dẫn Hs xem, tranh ảnh và gợi ý để Hs nhận xét: - HS quan sát + Các nhân vật đang làm gì ? - HS trả lời + Động tác của từng người như thế nào? - Đầu quay, chân đứng bước.. - HS làm mẫu 1 vài dáng đi, chạy, nhảy Hoạt động 2: Cách xé, dán hình người - HS tự chọn 2 dáng người đang hoạt động để xé, dán - GV hướng dẫn + Chọn giấy màu cho các bộ phận : đầu, mình, chân, tay + Xé hình các bộ phận. - HS nghe + Xé các hình ảnh khác. + Sắp xếp hình trên giấy nền, điều chỉnh cho phù hợp với các dáng hoạt động. + Dán hình, không để xê dịch hình như đã xếp. * Hoạt động 3: Thực hành - HS xé dán 2 hình người như đã hướng dẫn. - GV quan sát, hướng dẫn để các em hoàn thành bài tập. * Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá - GV thu 1 số bài và gọi 1 vài Hs nhận xét. - HS nhận xét -GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố - Dặn dò - Nhắc lại nội dung bài. - Dặn các em về chuẩn bị bài sau. - Hs nghe. Ngày soạn: 24 – 04 – 2011 Ngày giảng: Thứ ba, 26 – 04 – 2011 Lớp: 4C Ngày giảng: Thứ năm, 28 – 04 – 2011 Lớp: 4B MĨ THUẬT TiẾt 32: Vẽ trang trí Tạo dáng và trang trí chậu cảnh I. Mục tiêu: - Hs thấy được vẻ đẹp của chậu cảnh qua sự đa dạng của hình dáng và cách trang trí. - Hs biết cách tạo dáng và tạo dáng, trang trí được chậu cảnh theo ý thích. - Hs quý trọng, giữ gìn bảo vệ và chăm sóc cây cảnh. - Hs khỏ, giỏi trang trớ được một chậu cảnh kiểu dỏng, họa tiết và màu sắc đẹp. II. Chuẩn bị: - GV: ảnh một vài chậu cảnh và cây cảnh. - Hình gợi ý cách tạo dáng và cách tranh trí chậu hoa. - HS: ảnh 1 số chậu hoa, đồ dùng học mĩ thuật. III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs 3. Dạy bài mới. * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Tổ chức cho Hs quan sát các hình và ảnh, vật thật theo gợi ý sau: - Hỏt - Hs quan sát và trả lời: - Hình dáng của chậu hoa? - cao, thấp... - Các bộ phận cuả chậu hoa? - Miệng cổ, thân, đáy,... - Cách trang trí? - Có hình mảng màu, có các hoạ tiết: hoa, lá, chim, cá,...có thể trang trí đối xứng hoặc không đối xứng... - Màu sắc trang trí chậu hoa? - Màu sắc phong phú, đa dạng, - ích lợi của chậu hoa? - Dùng trang trí trong phòng, nhà ở, trường học, nơi công cộng. * Hoạt động 2: Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh - Gv treo hình gợi ý. - Hs quan sát. - Nêu cách vẽ: - Phác hình để vẽ đường diềm ở miệng chậu, thân hoặc chân chậu. - Vẽ trục đối xứng để vẽ hình cho cân đối. - Tìm hoạ tiết và vẽ vào các mảng hoa, lá, côn trùng, chim, phong cảnh,... - Vẽ màu theo ý thích... * Hoạt động 3: Thực hành. - Hs thực hành vẽ vào giấy. - Gv nhắc nhở Hs vẽ hình theo ý thích. - Vẽ hình cân đối, tạo dáng đẹp. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Hs trưng bày bài vẽ của mình. - Gv nêu tiêu chí nhận xét: + Hình dáng chậu (đẹp, mới lạ) + Trang trí (độc đáo về bố cục, hài hoà về màu sắc). - Gv cùng Hs nhận xét, đánh giá. 4. Dặn dò. Sưu tầm và quan sát hình tranh về đề tài vui chơi trong mùa hè. - Hs dựa vào tiêu chí nhận xét bài bạn: Hình dáng, cách trang trí, màu sắc. Ngày soạn: 24 – 04 – 2011 Ngày giảng: Thứ ba, 26 – 04 – 2011 Lớp: 5C Ngày giảng: Thứ năm, 28 – 04 – 2011 Lớp: 5B MĨ THUẬT TIẾT 32 : Vẽ theo mẫu Vẽ tĩnh vật I. Mục tiêu. - HS biết quan sát, so sánh và nhận sét đúng về tỉ lệ, độ đậm nhạt, đặc điểm của mẫu. - HS vẽ được hình gần đúng tỉ lệ và vẽ màu theo cảm nhận riêng. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của độ đậm nhạt ở mẫu vẽ và yêu quý mọi vật xung quanh. II. Chuẩn bị. - Mẫu vẽ có 2 hoặc 3 vật mẫu - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới Giới thiệu bài. - GV nêu nội dung yêu cầu của bài học. Bài dạy: * Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét. - Gv hướng dẫn Hs bày mẫu và gợi ý các em chọn hướng nhìn đẹp của mẫu để vẽ và nhận xét về mẫu: + Vị trí của các vật mẫu? + Hình dáng, màu sắc của ấm pha trà và các vật mẫu khác ? + Đặc điểm các bộ phận của mẫu (nắp, quai, thân, vòi). + So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu và giữa hai vật mẫu với nhau? + Nêu nhận xét về độ đậm nhạt của mẫu?(phần nào của vật mẫu được chiếu sáng nhất, phần nào đậm nhất, phần nào đậm vừa ?) - GV nhận xét, tóm tắt hệ thống ý chính. * Hoạt động 2: Cách vẽ. - GV cho HS xem hình gợi ý cách vẽ trên bảng, HS quan sát nhận ra cách vẽ: + Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu cho cân đối với khổ giấy . + Vẽ đường trục của ấm, lọ ... + So sánh tìm tỉ lệ từng bộ phận của vật mẫu và đánh dấu các vị trí ... - Cho HS quan sát mẫu và kiểm tra lại hình. - GV vẽ lên bảng cách vẽ hình một vài vật mẫu cho HS tham khảo . - Lưu ý HS cách tô mầu đậm nhạt sao cho phù hợp với góc độ ánh sáng của vật mẫu . * Hoạt động 3: Thực hành. - Gv cho Hs thực hành, Gv theo dõi và nhận xét góp ý bổ xung và đều chỉnh thiếu sót như: + Bố cục hình trong tờ giấy . + So sánh các tỉ lệ và vẽ hình . + Tìm các độ đậm nhạt và vẽ đậm nhạt. - GV nhắc HS khong nên vẽ mầu tối bằng độ đen đậm ngay, mà vẽ nhẹ nhàng rồi so sánh độ đậm nhạt giữa các mảng để nhấn đậm dần . * Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá. - GV cùng HS lựa chọn một số bài tốt và chưa tốt hướng dẫn Hs nhận xét, xếp loại: + Về bố cục. + Cách vẽ hình. + Vẽ đậm nhạt. - GV nhận xét chung tiết học, khen những Hs có bài vẽ tốt, nhắc nhở động viên các em có bài vẽ chưa tốt về nhà hoàn thiện. 4. Củng cố- Dặn dò Sưu tầm tranh, ảnh về trại hè trên sách báo, tạp chí,... để chuẩn bị cho bài tiếp theo. - Hát. - HS báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng dạy học. - HS nghe. - HS quan sát và nhận xét. - HS trả lời câu hỏi sáu khi quan sát . - HS nghe GV tóm tắt ý chính . - HS quan sát hình gợi ý tìm ra cách vẽ. - Hs thực hành vẽ. - HS lựa chọn một số bài tốt và chưa tốt để nhận xét, xếp loại. - Hs nghe. Chuyên môn nhận xét Ban giám hiệu nhận xét . . . . ..... . . . ..

File đính kèm:

  • docGA mt tuan 31 32.doc
Giáo án liên quan