BÀI 1: XEM TRANH THIIẾU NHI VUI CHƠI
I- MỤC TIÊU:
- Cho học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
- Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.
II- CHUẨN BỊ:
1- Giáo viên:
Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại .)
2- Học sinh:
Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
A- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 1 - Trường tiểu học Thạch Cẩm 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh.
- Giáo viên tiếp tục gợi ý để học sinh tìm hiểu kỹ hơn về bức tranh:
+ Hình dáng động tác của các hình vẽ
+ Hình ảnh chính (thể hiện rõ nội dung của bức tranh) và các hình ảnh phụ (hỗ trợ làm rõ nội dung tranh).
+ Em có thể cho biết hoạt động trên tranh đang diễn ra ở đâu? (địa điểm).
+ Những màu chính được vẻ trong tranh?
+ Em thích nhất mày nào trên bức tranh của bạn?
- Học sinh trả lời câu hỏi
- Giáo viên bổ sung.
Hoạt động 3: Tóm tắt và kết luận:
Giáo viên hệ thống lại nội dung các câu trả lời và nhấn mạnh: Những bức tranh các em cừa xem là tranh đẹo. Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình về bức tranh đó.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Nhận xét chung tiết học
- Động viên, khuyến khích những học sinh có ý kiến nhận xét tranh.
* Dặn dò:
- Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh
- Chuẩn bị cho bài học sau.
Tuần 31 Ngày tháng năm 2010
Bài 31: vẽ cảnh thiên nhiên
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Tập quan sát thiên nhiên
- Vẽ được cảnh thiên nhuên theo ý thích
- Thêm yêu mến quê hương, đất nước mình.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Một số tranh, ảnh phong cảnh: Nông thôn, miền núi, phố phường, sông, biển ...
- Một số tranh phong cảnh của học sinh năm trước.
2- Học sinh:
- Vở tập vẽ 1
- Màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu cảnh thiên nhiên:
Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh để học sinh biết được sự phong phú của cảnh thiên nhiên.
+ Cảnh sông biển
+ Cảnh đồi núi
+ Cảnh đồng ruộng
+ Cảnh phố phường
+ Cảnh hàng cây ven đường
+ Cảnh vườn cây ăn quả, công viên, vườn hoa.
+ Cảnh góc sân nhà em
+ Cảnh trường học ...
- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm thấy những hình ảnh có trong các cảnh trên:
+ Biển, thuyền, mây, trời ... (ở cảnh sông biển)
+ Núi đồi, cây, suối, nhà ... (ở cảnh đồi núi)
+ Cánh đồng, con đường, hàng cây, con trâu (ở cảnh nông thôn)
+ Nhà, đường phố, rặng cây, xe cộ ... (ở cảnh phố phường)
+ Vườn cây, căn nhà, con đường ... (ở cảnh công viên).
+ Căn nhà, cây, giếng nước, đàn gà ... (ở cảnh nhà em).
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ:
- Giáo viên gợi ý để học sinh vẽ tranh . Ví dụ: Vẽ tranh về phố phường:
+ Các hình ảnh chính (nhà, cây, đường...)
+ Vẽ hình chính trước (vẽ to vừa phải)
+ Vẽ thêm những hình ảnh cho tranh sinh động hơn (vườn hoa, hồ nước, ô tô ...).
- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm màu vẽ theo ý thích:
+ Tìm màu thích hợp vẽ vào các hình.
+ Vẽ màu để làm rõ phần chính của tranh
+ Vẽ màu thay đổi: Có đậm, có nhạt.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành::
Bài tập: Vẽ cảnh thiên nhiên.
- Giáo viên gợi ý để học sinh làm bài:
+ Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ thể hiện được đặc điểm của thiên nhiên (miền núi, đồng bằng ...).
+ Sắp xếp vị trí các hình trong tranh.
+ Vẽ mạnh dạn, thoải mái.
- Giáo viên gợi ý để các em bổ sung hình ảnh và tìm màu vẽ cho hợp với đề tài và ý thích, khả năng của học sinh, không gò ép theo ý của mình.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét về:
+ Hình vẽ và cách sắp xếp
+ Màu sắc và cách vẽ màu
* Dặn dò:
- Làm tiếp bài ở nhà (nếu chưa xong)
- Quan sát quang cảnh nơi ở của mình.
Tuần 32 Ngày tháng năm 2010
Bài 32: vẽ đường diềm trên áo, váy
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm (đặc biệt là trang phục của các dân tộc miền núi).
- Biết cách vẽ đường diềm trên áo, váy
- Vẽ được đường diềm trên áo, váy và vẽ màu theo ý thích.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Một số đồ vật, ảnh chụp hoặc sách in: Thổ cẩm, áo, khăn, túi có trang trí đường diềm.
- Một số hình minh hoạ các bước vẽ đường diềm.
2- Học sinh:
- Vở tập vẽ 1
- Màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu đường diềm:
- Giáo viên cho học sinh xem một số đồ vật đã chuẩn bị (áo, váy, vải dệt hoa, túi có trang trí đường diềm) để hướng các em vào bài học.
- Đường diềm được trang trí ở đâu? (có cổ áo, gấu áo...)
- Trang trí đường diềm có làm cho áo, váy đẹp hơn không?
-Trong lớp ta áo, váy của bạn nào có trang trí đường diềm?
Giáo viên giúp học sinh nhận ra đường diềm được sử dụng nhiều trong công việc trang trí quần áo, váy và trang phục của các dân tộc miền núi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ đường diềm:
Giáo viên giới thiệu cách vẽ đường diềm:
- Vẽ hình
+ Chia khoảng (cố gắng chia đều):
+ Vẽ hình theo nhiều cách khác nhau:
- Vẽ màu
+Vẽ màu đường diềm theo ý thích.
* Vẽ màu vào hình vẽ
* Vẽ màu nền của đường diềm (khác với màu hình vẽ).
+ Vẽ màu vào áo, váy theo ý thích.
* Vẽ màu tùy ý.
* Có thể không vẽ màu (để trắng).
Chú ý:
- Màu áo, váy: Tự chọn và khác với màu đường diềm
- Chọn màu sao cho hài hoà và nổi bật. Vẽ màu đều, không ra ngoài hình vẽ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành::
Bài tập: Vẽ đường diềm trên áo váy.
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài: Vẽ đường diềm trên áo, váy theo ý thích.
- Giáo viên theo dõi giúp học sinh chia khoảng, vẽ hình và chọn màu.Chú ý gợi ý để mỗi học sinh có cách vẽ hình, vẽ màu khác nhau (dù là đường diềm đơn giản).
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ về:
+ Hình vẽ (các hình giống nhau có đều không)
+ Vẽ màu (không ra ngoài hình vẽ)
+ Màu nổi, rõ và tươi sáng.
- Giáo viên cho học sinh tự chọn những bài vẽ đẹp theo ý mình.
* Dặn dò: Quan sát các loại hoa (về hình dáng và màu sắc).
Tuần 33 Ngày tháng năm 2010
Bài 33: vẽ tranh bé và hoa
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết đề tài Bé và Hoa
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người, thiên nhiên.
- Vẽ được bức tranh về đề tài Bé và Hoa.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài Bé và Hoa
- Tranh minh hoạ trong vở tập vẽ 1
2- Học sinh:
- Vở tập vẽ 1
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu đề tài:
Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh để học sinh thấy:
- Bé và Hoa là bài vẽ mà các em sẽ rất hứng thú. Đề tài này gần gũi với sinh hoạt, vui chơi của các em. Tranh vẽ thể hiện được vẻ đẹp hồn nhiên, thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu sắc.
Trong tranh chỉ cần vẽ hình em bé với một bông hoa hoặc có thể vẽ nhiều em bé với nhiều hoa ở trong vườn, vườn hoa ở công viên hay ở cửa hàng bách hoá, chợ hoa ...
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ:
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nhớ lại hình dáng, trang phục của các em bé và đặc điểm màu sắc, các bộ phận của một số loại hoa mà học sinh sẽ chọn để vẽ vào tranh của mình. Ví dụ:
+ Màu sắc và kiểu quần áo của em bé
+ Em bé đang làm gì?
+ Hình dáng các loại hoa
+ Màu sắc của hoa
+ Tự chọn loại hoa mà em thích
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh.Bài này có thể vẽ:
+ Em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác.
+ Bé trai bà bé gái mặc quần áo đẹp pử trong vườn hoa
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác như cây, lối đi, chim, bướm...
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành::
Bài tập: Vẽ tranh bé và hoa.
- Giáo viên gợi ý học sinh vẽ hình và vẽ màu.
- Giáo viên giúp học sinh vẽ hình vừa với khổ giấy ở vở tập vẽ 1, màu sắc tươi sáng.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ của học sinh và hướng dẫn các em nhận xét về:
+ Cách thể hiện đề tài (đúng hay chưa rõ đề tài)
+Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh (bố cục hợp lý hay rời rạc).
+ Hình dáng (ngộ nghĩnh, vui ...)
+ Màu sắc của tranh (rực rỡ, tươi sáng ...)
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các bài vẽ mình thích.
* Dặn dò:
Chuẩn bị cho bài sai (xem các bài vẽ ở vở tập vẽ 1).
Tuần 34 Ngày tháng năm 2010
Bài 34: vẽ tự do
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Tự chọn được đề tài để vẽ tranh
- Vẽ được tranh theo ý thích.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
Một số tranh của hoạ sĩ, của học sinh về phong cảnh, chân dung, tĩnh vậtm sinh hoạt ... với các chất liệu như chì sau, sáp màu, bút dạ, màu bột, màu nước.
2- Học sinh:
- Vở tập vẽ 1
- Bút chì, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát (chọn nội dung đề tài)::
- Giới thiệu một số tranh cho học sinh xem để các em biết các loại tranh: Phong cảnh, tĩnh vật, sinh hoạt, chân dung.
- Nêu lên yêu cầu của bài vẽ để học sinh chọn đề tài theo ý thích của mình
- Gợi ý một số đề tài. Ví dụ:
+ Gia đình:
* Chân dung: Ông, bà, cha mự, anh chị em hay chân dung mình
* Cảnh sinh hoạt gia đình: Bữa cơm gia đình; đi chơi ở công viên, cho gà ăn ...
+ Trường học:
* Cảnh đến trường: Học bài; lao động trồng cây; nhảy dây...
* Mừng ngày 20/10; ngày khai trường ...
+ Phong cảnh:
Phong cảnh biển, nông thôn, miền núi...
+ Các con vật:
Con gà, con chó,con trâu...
- Giúp đỡ, động viên học sinh làm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ:
- Học sinh lựa chọn đề tài và vẽ theo ý thích.
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ:
+ Chọn nội dung đề tài
+ Vẽ hình ảnh chính trước
+ Vẽ thêm các hình ảnh phụ cho bức tranh sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích (có đậm, có nhạt).
Chú ý:
Khi vẽ màu các em nên dùng màu tươi sáng để làm nổi bật chủ đề của bức tranh.
Hoạt động 3: Bài tập thực hành:
Bài tập: Vẽ tranh đề tài tự do
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập
+ Chọn đề tài mà mình thích.
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4 Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên thu một số bài vẽ đã hoàn thành.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ:
+Cách chọn đề tài
+ Cách sắp xếp hình ảnh
+ Cách vẽ màu
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự chọn những bài vẽ đẹp theo ý mình.
* Dặn dò:
Chọn một số bài vẽ đẹp trong năm học để chuẩn bị trưng bày kết quả học tập cuối năm.
File đính kèm:
- GIAO AN MY THUAT 1 THEO CKTKN.doc