Giáo án Mĩ Thuật Khối 9 - Tiết 10 đến 12 - Bùi Văn Tùng

I- Mục tiêu:

- Học sinh hiểu ý nghĩa nội dung của một số lễ hội nước ta

- Học sinh vẽ được tranh về đề tài lễ hội

- Yêu quê hương và những lễ hội dân tộc.

 

II - Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

Giáo viên:

- SGK, một số tranh cùng đề tài của hs khoá trước

- Tranh, ảnh chụp một số lễ hội

Học sinh:

- SGK, vở vẽ, màu, chì, tẩy,.

2 . Phương pháp dạy học:

 - Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan, vấn đáp, thực hành,.

III - Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức.

- Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài.

b. Hoạt động 1: I. Tìm và chọn nội dung đề tài

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ Thuật Khối 9 - Tiết 10 đến 12 - Bùi Văn Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu biểu thể hiện đúng nội dung. - Vẽ màu, màu tươi sáng thể hiện không khí vui tươi của ngày hội. d. Hoạt động 3. III. Thực hành - Yêu cầu hs thực hành trên khổ giấy A4 - Xuống lớp động viên khuyến khích hs làm bài. - Thực hành e. Hoạt động 4. IV. Đánh giá kết quả học tập - Dựa vào những tiêu trí sau giáo viên đánh giá- Bài vẽ tranh đẹp thể hiện ở: + Nội dung tư tưởng chủ đề. + Bố cục hình mảng, hình ảnh. + Màu sắc. + Phong cách diễn tả. Nội dung kiến thức (mục tiêu) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ở mức độ thấp Vận dụng ở mức độ cao Tổng cộng Nội dung tư tưởng chủ đề Xác định được nội dung phù hợp với đề tài (0,5 điểm) Vẽ đúng nội dung đề tài, mang tính giáo dục, phản ánh thực tế cuộc sống (0,5 điểm) Nội dung tư tưởng mang tính giáo dục cao, phản ánh thực tế sinh động, có chọn lọc (1 điểm) 2 điểm = 20% Hình ảnh Hình ảnh thể hiện nội dung (0,5 điểm) Hình ảnh sinh động, phù hợp với nội dung (0,5 điểm) Hình ảnh chọn lọc, đẹp, phong phú, phù hợp với nội dung, gần gũi với cuộc sống (1 điểm) 2 điểm = 20% Bố cục Sắp xếp được bố cục đơn giản (0,5 điểm) Sắp xếp bố cục có hình ảnh nhóm chính, nhóm phụ (0,5 điểm) Bố cục sắp xếp đẹp, sáng tạo, hấp dẫn (01 điểm) 2 điểm = 20% Màu sắc Lựa chọn gam màu theo ý thích (0,5 điểm) Màu vẽ có trọng tâm, có đậm nhạt (0,5 điểm) Màu sắc tình cảm, đậm nhạt phong phú, nổi bật trọng tâm bức tranh (1 điểm) 2 điểm = 20% Đường nét Nét vẽ thể hiện nội dung tranh (0,5 điểm) Nét vẽ tự nhiên, đúng hình (0,5 điểm) Nét vẽ tự nhiên có cảm xúc. Hình đẹp, tạo được phong cách riêng (1 điểm) 2 điểm = 20% Tổng 1 điểm 1,5 điểm 2,5 điểm 5,0 điểm 10điểm = 100% 25% 75% 3. Dặn dò - Sưu tầm hình ảnh về hội trường - Chuẩn bị đồ dùng bài 11. Phó hiệu trưởng Tổ trưởng Tuần 11 Tiết 11 Ngày dạy: Lớp 9A, 9B ngày:4/11/2008 Bài 11: Vẽ trang trí trang trí hội trường I- Mục tiêu: - Học sinh hiểu một số nét, kiến thức sơ lược về trang trí hội trường - Học sinh vẽ được phác thảo trang trí hội trường II - Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: - SGK, một số bài trang trí hội trường của hs khoá trước - Hình gợi ý cách trang trí hội trường Học sinh: - SGK, vở vẽ, màu, chì, tẩy,.. 2 . Phương pháp dạy học: - Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan, gợi mỏ, thực hành,.. III - Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức. - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Hoạt động 1: I. Quan sát, nhận xét - Yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh SGK trang 89, 90. ? Hội trường dùng vào việc gì? ? Xã em có hội trường không? ? Trang trí hội trường có ý nghĩa nào? ? Trang trí hội trường thường được trang trí ở khu vực nào? ? Trang trí hội trường thường có những gì? ? Hình mảng nào là chính? ? Trang trí cảnh, sân khấu có những gì? ? Sử dụng nguyên tắc nào trong trang trí hội trường? - Quan sát, nhận xét - Thường được sử dụng vào họp, tổ chức ngày lễ, ngày hội của mỗi đơn vị, thôn xã,... - Trả lời theo hiểu biết - Luôn có vai trò quan trọng, góp phần thành công của buổi lễ, hội, làm tăng phần trang trọng, ý nghĩa, quyết tâm... - Thường là sân khấu, được thiết kế cao hơn nền, có lối lên xuống, treo phông màu. - Tuỳ thuộc vào nội dung của buổi lễ, thường có quốc kì, ảnh hoặc chân dung lãnh tụ,... - Chữ, hình minh hoạ nêu nội dung của buổi lễ, hội,.. - Bục nói chuyện, cây cối, hoa,.... - Có thể trang trí đối xứng hoặc không đối xứng nhưng cần đảm bảo tính cân đối, thuận mắt. c. Hoạt động 2. II. Cách vẽ - Cho hs nghiên cứu các bước trang trí hội trường ? Làm thế nào để vẽ trang trí cho đẹp sáng tạo ? - vẽ minh hoạ lên bảng Lễ khai giảng Năm học 2006 - 2007 - Thực hiện - Tìm tiêu đề: ngắn gọn,.. - Tìm hình ảnh phù hợp với nội dung - Phác thảo mảng, chữ cờ,.. - Tìm hình ảnh cụ thể các chi tiết trang trí,... - Chỉnh sửa và vẽ màu d. Hoạt động 3. III, Thực hành - Cho hs quan sát bài của học sinh khoá trước. - Yêu cầu học sinh thực hành trên khổ A4. - Động viên học sinh làm bài, gợi ý các bước làm cụ thể,.... - Nhận xét, rút kinh nghiệm về bố cục, hình mảng,.... - Thực hành e, Hoạt động 4. IV. Đánh giá kết quả học tập - Lựa chọn một số bài đẹp, chưa đẹp hướng dẫn học sinh nhận xét rút kinh nghiệm để về nhà làm bài tốt hơn. - Nhận xét ý thức học tập của lớp. 3. Dặn dò - Hoàn thành bài vẽ trang trí hội trường - nếu chưa xong. - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết trên sách, báo,... liên quan tới bài 12. - Đọc trước bài 12 - SGK. Phó hiệu trưởng Tổ trưởng Tuần 12 Tiết 12 Ngày dạy: Lớp 9A, 9B ngày:11/11/2008 Bài 12: Thường thức mĩ thuật sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người I- Mục tiêu: - Học sinh hiểu sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam - Học sinh thấy được sự phong phú, đa dạng của nền nghệ thuật dân tộc Việt Nam - Học sinh có thái độ trân trọng, yêu quý và có ý thức bảo vệ các di sản nghệ thuật dân tộc. II - Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: - SGK, một số tranh ảnh mẫu thêu, thổ cẩm của các dân tộc ít người. Học sinh: - SGK, sưu tầm tư liệu liên quan tới bài học 2 . Phương pháp dạy học: - Chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, gợi mở, vấn đáp,..... III - Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức. - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập 2. Kiểm tra bìa cũ - Kiểm tra chấm điểm bài 11 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Hoạt động 1: I. Vài nét khái quát về các dân tộc ít người ở Việt Nam - Yêu cầu hs tham khảo SGK tr. 92 ? Đất nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em? ? Lịch sử đã cho thấy điều gì về mối quan hệ giữa các dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước? ? Hãy kể tên một số dân tộc mà em biết? - Thực hiện - Có 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước Việt Nam. - Các dân tộc trên đất nước luôn kề vai sát cánh trong quá trình đấu tranh với giặc ngoại sâm, với thiên nhiên khắc nghiệt để bảo vệ xây dựng đất nước. - Dân tộc: Thái, Mường, Dao, Ba na, ... Giáo viên nhấn mạnh: Ngoài những đặc điểm chung ở sự phát triển kinh tế xã hội và văn hoá, mỗi cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam lại có những nét đặc sắc riêng, tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc phong phú về hình thức và sinh động về nội dung của văn hoá dân tộc Việt Nam. 1. Tranh thờ và thổ cẩm a. Tranh thờ ? Tranh thờ có ở vùng nào của nước ta? ? Tranh thờ phản ánh điều gì? ? Nội dung tranh phản ánh điều gì? - Tranh thờ cổ của đồng bào Dao, Cao Lan ở phía Bắc nước ta đặc biệt là vùng Việt Bắc và Tây Bắc. - Là tranh phản ánh ý thức hệ lâu đời của đồng bào các dân tộc ít người nhằm hướng thiện răn đe cái ác và cầu may mắn phước lành cho mọi người. - Thể hiện quan niệm dân gian dung hoà giữa Phật giáo và Đạo giáo. Ngoài các tranh ông thiện, ông ác,... còn có tranh Thần Nông, Địa Trạch. Giáo viên nhấn mạnh: - Tranh thờ được vẽ độc bản do thầy mo hoặc người khéo tay vẽ hoặc là bản in nét rồi vẽ màu, màu là bột khoáng (lấy từ đá thiên nhiên) được pha với nhựa cây sung,... để vẽ. - Tranh thờ thường dùng màu nguyên chất với lối bố cục diễn tả thuận mắt, khéo léo. b. Thổ cẩm ? Thổ cẩm là gì? ? Cách trang trí trang phục có đặc điểm gì? ? Hoa văn trang trí thường là những hình ảnh gì? ? Màu sắc của thổ cẩm có gì đặc biệt? ? Bố cục của các hình trang trí? - Là nghệ thuật trang trí trên vải đặc sắc của phụ nữ dân tộc ít người. - Mỗi trang phục đều có sự khác nhau: người H . Mông, .... sử dụng rất nhiều màu sắc, hoa văn để trang trí y phục. - Là những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc như dãy núi, cây thông,... - Màu sắc luôn tươi sáng rực rỡ nhưng không loè loẹt, màu làm tôn thêm vẻ đẹp của trang phục. _ Bố cục của các hình trang trí thường cân xứng, các hoạ tiết được nhắc lại và nhiều loại hoạ tiết hình nét khác nhau. Giáo viên kết luận: - Tranh thờ và thổ cẩm của đồng bào dân tộc ít người thể hiện những bản sắc văn hoá riêng, cách tạo hình và thể hiện mang tính nghệ thuật độc đáo không thể trộn lẫn trong kho tàng mĩ thuật dân tộc. 2. Nhà Rông và tượng gỗ Tây Nguyên a. Nhà Rông. ? Nêu vài nét về nhà Rông? - Là ngôi nhà chung của buôn làng - Được làm bằng gỗ, mái lợp cỏ tranh, hoặc lá cây nhưng to lớn và có kiến trúc khác biệt. - Được chú trọng đặc biệt về kiến trúc và trang trí nên có vẻ đẹp vừa hoành tráng vừa giản dị, gần gũi. b. Tượng gỗ Tây Nguyên ? Tượng gỗ Tây Nguyên được sử dụng vào mục đích gì? ? Tượng gỗ Tây Nguyên được tạc theo chủ đề nào? Nghệ thuật tạc tượng có đặc điểm gì? - Một số dân tộc Tây Nguyên ngoài việc làm nhà để ở còn có phong tục làm nhà rất đẹp cho người chết gọi là nhà mồ. Nhà mồ có nhiều tượng ở xung quanh để là vui lòng người đã khuất. - Tượng được đục đẽo từ những khúc gỗ theo các đề tài về người, vật với các hoạt động trong sinh hoạt đời thường, do đó tượng nhà mồ giàu tính ngẫu hứng, tượng trưng mang vẻ đẹp hồn nhiên. Giáo viên nhấn mạnh: - Tượng nhà mồ Tây Nguyên như một bản hợp ca về cuộc sống của người và thiên nhiên, vừa hoang sơ vừa hiện đại, với ngôn ngữ tạo hình tạo khối đơn giản, giàu tính tượng trưng khái quát. 3. Tháp Chăm và điêu khắc Chăm. a. Tháp Chăm ? Tháp Chăm có ở vùng nào của Việt Nam? - Yêu cầu học sinh quan sát ảnh chụp Tháp Chăm. SGK trang 97. ? Nêu vài nét về Tháp Chăm? ? Cách trang trí và hoạ tiết trang trí có đặc điểm gì? - Nằm ở duyên hải miền Trung và Nam Trung Bộ, là nơi đồng bào chăm sinh sống. - Quan sát, nhận xét - Tháp có cầu trúc hình vuông, nhiều tầng. Kĩ thuật xây dựng tháp của người Chăm - Pa cổ rất cao và vẫn là bí ẩn đối với các nhà khoa học hiện nay. - Các tác phẩm chạm khắc trang trí được thực hiện ngay vào các khối tường đã xây, trang trí cho công trình này là những hình hoa lá xen kẽ với hình người hay thú,..... b. Điêu khắc Chăm. ? Có những thể loại điêu khắc nào gắn với kiến trúc Tháp Chăm? ? Đặc điểm của điêu khắc Chăm? - Tượng tròn và phù điêu trang trí gắn bó chặt chẽ với kiến trúc Chăm. - Giàu chất hiện thực mang đậm dấu ấn tôn giáo, vững vàng về tỷ lệ, cách tạo khối căng tròn. d. Hoạt động 3. III. Đánh giá kết quả học tập ? Nêu vài nét về nhà Rông? ? Thổ cẩm là gì? 4. Dặn dò. - Về nhà học bài trong SGK - Quan sát dáng người. Phó hiệu trưởng Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docGiao an khoi MT khoi 9 cuc hay.doc