Giáo án Mĩ Thuật Khối 2 - Chương trình cả năm - Trương Văn Mạnh

Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét

GV giới thiệu tranh ảnh và gợi ý HS nhận biết về các độ đậm nhạt bằng các câu hỏi kết hợp với tranh:

 Hình này có độ đậm như thế nào?

 Hình này có độ đậm như thế nào?

 Hình này có độ đậm như thế nào?

Vậy trong bức tranh này có các độ nào?

GV tóm tắt:

 Trong tranh ảnh có rất nhiều độ đậm, nhạt khác nhau, nhưng có 3 sắc độ chính: ĐẬM, ĐẬM VỪA, NHẠT. Những độ đậm nhạt này làm cho bài vẽ sinh động hơn. VD như bức tranh này ( GV cho học sinh xem hình minh họa) Với độ đậm nhạt này đã tạo cho bức tranh sự sinh động với hiệu quả làm được nổi bật được nội dung bức tranh. Ngoài 3 độ, nhạt chính còn có các độ đậm nhạt khác nhau.

 Để tạo được những sắc độ đậm, nhạt như các em vừa quan sát, tìm hiểu thầy sẽ hướng dẫn các em cách vẽ nhé.

Hoạt động 2. Cách vẽ

GV yêu cầu HS mở vở tập vẽ để xem hình 5 và gơi ý:

? Hình 5 có mấy bông hoa?

?Những bông hoa này gồm có những bộ phận nào?

Hình 5 gồm 3 bông hoa giống nhau về các bộ phận nhị, cánh, lá, thân, bài yêucầu các em dùng 3 màu tự chọn để vẽ nhị, hoa, lá. Mỗi bông hoa vẽ độ đậm nhạt khác nhau theo thứ tự đậm, đậm vừa, nhạt của 3 màu. Nếu không dùng màu có thể dùng bút chì để vẽ đậm nhạt như hình 2, 3, 4. Để các em hiểu rõ hơn thầy sẽ hướng dẫn các em cách vẽ:

GV vẽ lên bảng để học sinh biết cách vẽ các độ đậm nhạt. Độ đậm, độ vừa, độ nhạt như sau:

Cách vẽ đậm: Đưa nét mạnh, nét đan dày.

Cách vẽ nhạt: Đưa nét nhẹ tay hơn, nét đan thưa

Khi vẽ màu cần lưu ý:Vẽ màu gọn không chờm ra khỏi hình vẽ, màu sắc của nét phải đều. Ngoài cách vẽ bằng màu có thể vẽ bằng chì, đối với cách vẽ bằng chì ta cũng vẽ tương tự như vẽ màu.

Hỏi: Để tạo được độ đậm nhạt ta sẽ có cách vẽ như thế nào? ( HS nhắc lại)

Trước khi vẽ giáo viên treo một số bài vẽ để HS nhận xét, rút ra kinh nghiệm. Các em sẽ thực hành tô màu vào ba bông hoa với 3 độ đậm nhạt tự chọn, thao tác vẽ như thầy vừa hướng dẫn, có thể dùng màu hoặc chì để vẽ.

Hoạt động 3: Thực hành

HS tự chọn màu theo ý thích và vẽ theo cảm nhận riêng của mình. Trước khi HS làm bài giáo viên quan sát bao quát lớp và gợi ý thêm những em còn lúng túng, để các em hoàn thành bài vẽ.

Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá

Căn cứ vào mục tiêu bài học GV gợi ý HS nhận xét về mức độ đậm nhạt của bài vẽ bằng các câu hỏi:

Hỏi: Ba bông hoa trong bài của bạn đã có các độ: Đậm, đậm vừa, nhạt không? Em hãy kể tên những màu mà bạn đã sử dụng?

Sắc màu quanh ta phong phú và đa dạng, mỗi màu lại có các màu đậm, nhạt khác nhau. Qua bài học này chúng ta phần nào đã hiểu thêm về sắc màu, độ đậm, nhạt của chúng giúp các em vận dụng vào bài thực hành sau này.

Nhận xét chung tiết học

Dăn dò:

Về nhà các em sưu tầm tranh ảnh in, sách báo và tìm ra chỗ đậm, chỗ nhạt.

 Sưu tầm tranh thiếu nhi.

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ Thuật Khối 2 - Chương trình cả năm - Trương Văn Mạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dáng ntn? Hỏi : Khuôn mặt của vua trong tư thế gì? Hỏi : Tay trái của vua cầm gì? Hỏi : Tượng vua được đặt trên cái gì? GV tóm tắt : Tượng vua Quang Trung tượng đài kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi_Đống Đa lịch sử. Vua quang Trung tượng chưng cho sức mạnh cảu dân tộc Việt Nam chống quân xâm lược nhà Thanh. Tượng phật “Hiệp Tôn Giả” Hỏi : Tư thế của pho tượng ntn? Hỏi : Nét mặt của tượng phật ntn? Hỏi : Hai tay của tượng phật được đặt ntn? GV tóm tắt : Tượng phật thường có ở chùa được tạo băng gỗ (gỗ Mít) và được sơn son thiếp vàng. Tượng “Hiệp Tôn Giả” là pho tượng cổ đẹp, biểu hiện lòng nhân từ khoan dung của nhà phật. Tượng Võ Thị Sáu. GV gợi ý HS : Hỏi : Tượng Võ Thị Sáu đang trong tư thế gì? Hỏi : Khuôn mặt hướng hình của chị ntn? Hỏi : Tay của chị trong tư thế gì? GV tóm tắt : Tượng mô tả chị Sáu trước kẻ thù với dáng bình tĩnh, hiên ngang, trong tư thế của người chiến thắng. Đây là những pho tượng ngoài giá trị nghệ thuật còn có giá trị lịch sử các em cần trân trọng và giữ gìn. Qua bài học này các em đã được tìm hiểu về một số loại tượng : Tượng đài Quang Trung, tượng “Hiệp Tôn Giả”, Tượng Võ Thị Sáu Hỏi : Vậy tượng đài so với tượng, thể loại tượng nào lớn hơn? Tượng đài thường có kích cỡ lớn kết hợp với bệ tượng được đặt ở một vị trí thích hợp ở ngoài trời. VD : Công viên, quảng trường.... còn tượng được trưng bày ở bảo tàng hoặc trong vườn cơ quan nào đó. Tượng nhỏ có thể để bày trong tủ kính. Hoạt động 2. Nhận xét đánh giá GV nhận xét giờ học và khen ngợi những học sinh hăng hái phát biểu ý kiến. GV nhận xét chung tiết học Dặn dò Xem tượng ở công viên, chùa. Sưu tầm ảnh các loại tượng trên báo chí. Quan sát các loại bình đựng nước. Vua Quang Trung trong tư thế hướng về phía trước, dáng hiên ngang. Mặt ngẩng, mắt nhìn thẳng Tay trái cầm đốc kiếm. Tượng đặt trên bệ cao, trông rất oai phong. Phật đứng ung dung, thư thái. Nét mặt đăm chiêu suy nghĩ. Hai tay được đặt lên nhau. Chị đứng trong tư thế hiên ngang. Mặt ngẩng mắt nhìn thẳng. Tay của chị nắm chặt biểu hiện sự cương quyết. Tượng đài lớn hơn Tuần : 33 Ngày soạn:15/4/2012 Ngày giảng:thứ năm, sáu ngày 19,20/4/2012 Bài 33: VẼ THEO MẪU Vẽ cái bình đựng nước (Vẽ hình) I - MỤC TIÊU HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của bình đựng nước. Tập quan sát, so sánh tỷ lệ của bình. Vẽ được cái bình đựng nước. II - CHUẨN BỊ GV chuẩn bị: SGK, SGV Cái bình dựng nước với kiểu dáng khác nhau. Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ. Một vài bài vẽ của HS. HS chuẩn bị: SGK Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ (2’) Kiểm ta đồ dùng học tập. 2.Giảng bài mới. Giới thiệu bài (1’) Trong cuộc sống có rất nhiều loại đồ dùng với vai trò tác dụng khác nhau. Qua bài học hôm nay các em sẽ được làm quen với bình đựng nước, là một vật dùng quen thuộc trong gia đình. Bài 33 . GV ghi bảng, HS đọc đầu bài Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 5’ 18’ 3’ 1’ Hoạt đông1. Quan sát nhận xét GV giới thiệu mẫu và gợi ý HS nhận biết : Hỏi : Qua quan sát em thấy những chiếc bình này có hình và màu sắc ntn? Hỏi : Bình đựng nước có những bộ phận nào? Hỏi : Em hãy tả hình dáng của bình nước đã bày sẵn? Hỏi : Màu sắc và cách trang trí trên các loại bình có giống nhau không? VD? ? chất liệu được làm bằng gì? GV yêu cầu HS nhìn bình từ nhiều hướng khác nhau và đặt câu hỏi: Hỏi : Sau khi quan sát bình ở các hướng khác nhau em có nhận xét gì? Vẽ theo mẫu có nghĩa các em quan sát mẫu thấy được ntn thì vẽ lại như mình thấy. Vậy vẽ sao cho đúng đẹp thầy sẽ hướng dẫn các em cách vẽ nhé. Hoạt động 2. Cách vẽ GV vẽ phác hình bình đựng nước lên bảng với kích thước khác nhau và đặt câu hỏi : Hỏi : Hình nào vẽ đúng so với mẫu cái bình đựng nước? (HS quan sát và trả lời câu hỏi) GV nhắc lại cách bố cục : Vẽ hình cái bình không to, không nhỏ hay lệch quá so với phần giấy đã chuẩn bị. Lưu ý HS xong, GV treo hình minh họa hướng dẫn cách vẽ kết hợp với mẫu để chỉ ra cách vẽ. B1 : Quan sát mẫu và ước lượng chiều ngang, chiều cao của bình để vẽ khung hình và vẽ trục. với cái bình mẫu này khung hình của nó là hình chữ nhật đứng. B2 : Tìm vị trí các bộ phận : Nắp, tây cầm, miệng, thân, đáy và đánh giấu vào khung hình. B3 :Vẽ hình toàn bộ bằng nét phác thẳng mờ. B4 : Nhìn mẫu vẽ cho đúng cái bình đựng nước. trong khi hướng dẫn HS tìm vị trí các bộ phận của cái bình đựng nước GV cố ý đưa ra những vị trí các bộ phận, khoảng cách ước lượng sai nhiều so với mẫu để HS phát hiện tự điều chỉnh. Như vậy để tạo điều kiện cho HS chú ý khi quan sát, so sánh Thầy vừa hướng dẫn các em cách vẽ cái bình đựng nước, các em cần nắm được và vẽ theo trình tự như thầy đã hướng dẫn. Trước khi vẽ hãy tham khảo một số bài của HS khóa trước để nắm rõ cách vẽ. Hoạt động 3. Thực hành GV nêu yêu cầu của bài tập : + Vẽ được cái bình đựng nước gần giống mẫu và vừa với phần giấy quy định. + Sau khi hoàn thành bài vẽ. HS tự trang trí cho cái bình đựng nước của mình thêm đẹp, bằng các họa tiết hay đường diềm nhẹ nhàng. GV gợi ý HS làm bài. + Vẽ hình vừa với phần giấy quy định. + Tìm tỉ lệ các bộ phận. HS làm bài. GV theo dõi, gợi ý thêm những em còn lúng túng. Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá GV cùng HS chọn và nhận xét bài vẽ về : Hỏi : Hình của bài vẽ so với mẫu ntn? (gần giống mẫu) Hỏi : Cách sắp xếp bố cục? (nằm giữa bức vẽ, hình cân đối hợp lý) Hỏi : Hình trang trí ntn? (độc đáo) GV đánh giá các bài vẽ, tuyên dương những em có bài vẽ đẹp. GV nhận xét chung tiết học Dặn dò Quan sát khung cảnh xung quanh nơi em ở: nhà, cây, đường xá ..... Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh. Làm tiếp bài ở nhà nếu chưa xong Chúng có màu sắc, hình dáng khác nhau. Gồm nắp, miêng, thân, đáy, tay cầm. Có loại cao, có loại miệng to hơn đáy, và có dạng tay cầm khác nhau. Không giống nhau. VD có bình được trang trí các hình màu khác nhau, có bình 1 màu hoặc trong suốt, hoặc được trang trí bằng các hình hoa lá, con vật ... - nhựa thủy tinh,sứ Hình dáng của bình sẽ có sự thay đổi, không giống nhau : có vị trí không quan sát thấy tay cầm hoặc chỉ thấy 1 phần.... Hs quan sát Hs thực hành Hs nhận xét đánh giá ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần : 34 Ngày soạn:22/4/2012 Ngày giảng:thứ năm, sáu ngày 26,27/4/2012 Bài 34 : VẼ TRANH, ĐỀ TÀI PHONG CẢNH I - MỤC TIÊU - HS nhận biết được tranh phong cảnh thiên nhiên. - Cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên. - Biết cách vẽ và vẽ được tranh phong cảnh theo ý muốn. II - CHUẨN BỊ GV chuẩn bị: Sưu tầm tranh phong cảnh và một số bức tranh về đề tài khác như : chân dung, sinh hoạt HS chuẩn bị: Giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ (2’) Kiểm ta đồ dùng học tập. 2.Giảng bài mới. Giới thiệu bài (1’) Trong giờ học này các em sẽ được tìm hiểu về đề tài tranh phong cảnh và một số bức tranh về đề tài này. Bài 34... GV ghi bảng, HS đọc đầu bài. Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 6’ 18’ 3’ Hoạt đông1. Tìm chọn nội dung đề tài GV giới thiệu một số tranh ảnh và gợi ý để HS nhận xét : Hỏi: Tranh phong cảnh thường vẽ những gì? Hỏi: Ngoài ra tranh phong cảnh còn vẽ những gì? Hỏi: Ảnh phong cảnh thường chụp những gì? Hỏi: Thế nào là tranh phong cảnh? Hỏi: Thế nào là ảnh phong cảnh? Hỏi: Tranh ảnh có điểm gì giống và khác nhau? - Đề tài phong cảnh chủ yếu là vẽ về thiên nhiên như cây cối, nhà cửa, con người ... các em đã được tìm hiểu ở trên vậy làm sao để vẽ được một bức tranh đẹp về đề tài này chúng ta cùng sang phần cách vẽ nhé. Hoạt động 2. Cách vẽ tranh phong cảnh Trước khi vẽ các em hãy nhớ lại những cảnh đẹp xung quanh nơi ở hoặc đã nhìn thấy. Hỏi: Em sẽ vẽ về tranh phong cảnh ntn? Trong tranh có những hình ảnh gì? - Mỗi em sẽ có ý tưởng riêng của mình. Ở đề tài này cô nêu VD để tham khảo như cảnh đường phố, công viên, trường học, hay cảnh làng quê, núi đồi .... Khi đã chọn được nội dung ta sẽ tiến hành vẽ theo trình tự sau: B1 : Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to, rõ vào khoảng phần giữa giấy. B2 : Vẽ hình ảnh phụ sau, sao cho nổi rõ hình ảnh chính. B3 : Vẽ màu theo ý thích. Chon màu tươi sáng có đậm có nhạt. Trước khi vẽ em hãy nêu lại cách vẽ? Trước khi thực hành các em hãy xem một số bài vẽ của các bạn HS lớp trước và tự rút kinh nghiệm để vẽ đẹp hơn. Hoạt động 3. Thực hành GV gợi ý để HS làm bài : Có thể vẽ cảnh biển có các hình ảnh: thuyền, nước, mây, ông mặt trời. Hoặc vẽ cảnh dồi núi có : cây, núi, suối .... Trong tranh cần vẽ mảng chính mảng phụ, mảng cao, mảng thấp, to, nhỏ khác nhau để bức tranh sinh động. Trong khi HS vẽ GV quan sát nhắc nhở và gợi ý các em cách vẽ tùy theo bức vẽ của các em. VD không nên vẽ hình cân đối quá như vẽ ngôi nhà ở giữa, hai bên là 2 cây giống nhau..... Với những HS chưa nắm được cách vẽ GV cần gợi mở cụ thể hơn và tham gia động viên để cá em hoàn thành bài vẽ. Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá GV chọn một số bài vẽ của HS và gợi ý các em nhận xét về : Hỏi: Bức tranh có vẽ đúng đề tài không? Hỏi: : Bố cục của bức tranh ntn? (hợp lý có hình chính hình phụ). Hỏi: Hình ảnh trong tranh được vẽ ntn? (phong phú, sinh động) Hỏi: Màu sắc của bức tranh ntn? Hỏi: Em thích nhất bài nào? Vì sao? GV bổ sung đánh giá bài vẽ, Khen ngợi những em có bài vẽ đẹp. GV nhận xét chung tiết học. Dặn dò Hoàn thành bài vẽ để chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập Nhà, cây, cổng làng, con đường, ao hồ. Vẽ người hoặc con vật. Ảnh về phong cảnh cũng giống như tranh về phong cảnh. Tranh phong cảnh là vẽ cảnh vật thiên nhiên, con người, con vật Ảnh phong cảnh là ảnh chụp về thiên nhiên, con người .. Tranh là vẽ lại những hình ảnh bằng màu, còn ảnh là chụp cảnh vật thật. tranh ảnh giống nhau ở chỗ đều là những hình ảnh trên giấy. (HS nêu ý nghĩ của mình về những bức tranh sẽ vẽ) Hs nhắc lại Hs quan sát bài hs năm trước Hs thực hành Hs nhận xét TuÇn 35: Tr­ng bµy kÕt qu¶ häc tËp ----------------------------FINISH-----------------------------

File đính kèm:

  • docgiao an mi thuat 2 manh.doc
Giáo án liên quan