a.Hoạt động 1. Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi.
- GV giới thiệu tranh đề tài để HS quan sát và đặt câu hỏi.
H?: Bức tranh vẽ những gì?
H?: Các bạn trong tranh đang có những hoạt động gì?
GV giới thiệu với các em đây là tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường và các địa điểm khác . Chủ đề vui chơi rất rộng. Người vẽ có thể chọn 1 tranh rất nhiều hoạt động vui chơi mình thích để vẽ thành tranh VD:
Cảnh vui chơi ở sân trường với rất nhiều hoạt động khác nhau: như nhảy dây, múa hát, kéo co, chơi bi.
Cảnh vui chơi ngày hè cũng có nhiều hoạt động khac nhau: thả diều, tắm biển, tham quan du lịch.
GV nhấn mạnh: Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn say mê đề tài này và vẽ những bức tranh đẹp, chúng ta cùng xem tranh của các bạn
62 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ Thuật Khối 1 - Chương trình cả năm - Trương Văn Mạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :32
Ngày soạn:6/4/2012
Ngày giảng:thứ ba,năm ngày10, 12/4/2012
Bài 32 : VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN ÁO VÁY
I - MỤC TIÊU
Giúp HS : Nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm (đặc biệt là cá trang phục của dân tộc miền núi)
Biết cách vẽ đường diềm trên áo váy.
Vẽ được đường diềm trên áo váy và vẽ theo ý thích.
II - CHUẨN BỊ
GV chuẩn bị: SGK, SGV
Một số đồ vật, ảnh chụp hoặc sách in thổ cẩm, áo khăn túi có trang trí đường diềm.
Một số hình minh họa các bước vẽ đường diềm
HS chuẩn bị: SGK
vở tập vẽ 1, màu vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ (2’)
Kiểm ta đồ dùng học tập.
2.Giảng bài mới.
Giới thiệu bài (1’)
Chúng ta đã được học cách vẽ tiếp đường diềm, có nhiều cách tang trí đường diềm và có thể trang trí bởi các họa tiết như hoa, lá, con vật, các loại hinh như hình vuông, hình tròn, hình thoi, hình tam giác. Ở tiết này các em sẽ ứng dụng cách trang trí đường diềm để trang trí trên áo váy.
GV ghi bảng, HS đọc đầu bài
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
6’
18’
3’
1’
Hoạt đông1. giới thiệu đường diềm
GV cho HS quan sát một số ảnh chụp về áo váy, túi có trang trí đường diềm để hướng các em vào bài học bằng câu hỏi:
Hỏi: Đường diềm được trang trí ở đâu?
Hỏi: Trang trí đường điềm có làm cho áo váy đẹp hơn không?
Hỏi : Trong lớp ta có váy áo của bạn nào có trang trí đường diềm?
Hỏi : Có thể vẽ đường diềm bằng những hình gì?
Ta thấy đường diềm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống như : Dùng để trang trí áo váy, quần và đặc biệt là trang phục của các dân tộc miền núi. Trang trí nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp của đồ dùng. Các em có muốn trang trí áo váy sao cho đẹp, đúng cách không? thầy hướng dẫn các em cách trang trí nhé.
Hoạt động 2. Hướng dẫn cách vẽ
GV giới thiệu cách vẽ đường diềm đơn giản, HS tập trung quan sát vẽ hình chia làm 3 bước:
B1 : Chia các khoảng cần chia đều.
B2 : Vẽ hình trang trí vào các khoảng có nhiều cách trang trí khác nhau mỗi người tự tìm cho mình cách trang trí theo ý thích, vẽ màu.
B3 : Vẽ màu đường diềm theo ý thích.
Vẽ màu vào hình vẽ.
Vẽ màu vào vào nền của đường diềm (khác với màu của hình vẽ)
Vẽ màu tùy ý
Có thể không vẽ màu (để trắng).
Chú ý :
- Màu áo váy : tự chọn và khác với màu đường diềm.
- Chọn màu sao cho hài hòa và nổi bật, vẽ màu đều không ra ngoài hình vẽ.
Trước khi vẽ các em quan sát một số bài vẽ đường diềm trên áo váy để rõ hơn cách vẽ nhé.
Hoạt động 3. Thực hành
- GV nêu yêu cầu của bài : vẽ đường diềm trên áo váy theo ý thích.
- GV theo dõi giúp HS chia khoảng, vẽ hình và chon màu. Chú ý gợi ý để mỗi HS có cách vẽ hình, vẽ màu khác nhau.
Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
GV chọn 1 số bài đẹp, chưa đẹp để gợi ý HS nhận xét về:
Hỏi : Các hoạ tiết giống nhau có vẽ giống và đều không?
Hỏi : Màu có đậm nhạt chưa?
Hỏi : Màu vẽ gọn trong hình không?
Hỏi : Màu sắc của toàn bài ntn?
Hỏi : Em thấy bài nào đẹp? vì sao?
GV bổ sung đánh giá các bài vẽ.
GV nhận xét chung tiết học.
Dặn dò
Quan sát các lọ hoa về hình dáng và màu sắc.
Ở cổ, váy, gấu áo.
Có, trang trí giúp cho váy áo đẹp hơn, phong phú hơn.
Vẽ bằng những hình hoa lá, con vật... được lặp đi lặp lại
Hs quan sát gv
Hs quán sát bài vẽ hs năm trước
Hs thực hành
Hs nhận xét
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần : 33
Ngày soạn:13/4/2012
Ngày giảng:thứ ba,năm ngày17, 19/4/2012
Bài 33 : VẼ TRANH BÉ VÀ HOA
I - MỤC TIÊU
Giúp HS :
Nhận biết đề tài bé và hoa.
Cảm nhận được vẻ đẹp con người và thiên nhiên.
Vẽ được bức tranh đề tài bé và hoa.
II - CHUẨN BỊ
GV chuẩn bị:
Sưu tầm một số tranh ảnh về đề tài bé và hoa.
Tranh minh họa vở tập vẽ 1.
HS chuẩn bị:
Vở tập vẽ 1.
Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ
Kiểm ta đồ dùng học tập.
2.Giảng bài mới.
Giới thiệu bài
GV giới thiệu tranh và gợi ý HS.
Hỏi : trong bức tranh vẽ những hình ảnh gì? (Bé và hoa, trời mây ... )
Bức tranh bé và hoa rất đẹp và sinh động qua bài học này các em sẽ được làm quen với nội dung mới đó là Bé và hoa.
GV ghi bảng, HS đọc đầu bài
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
5’
18’
3’
1’
Hoạt đông1. Giới thiệu đề tài
GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát và nêu câu hỏi :
Hỏi : Những bức tranh vẽ về bé và hoa có giống nhau không?
Hỏi : Nếu vẽ mỗi hoa hoặc bé thì đã đúng nội dung chưa?
Hỏi : Hoa đối với đời sống con người ntn?
Thiên nhiên quanh ta rất tươi đẹp hoa là một phần của khung cảnh thiên nhiên, là một món quà mà thiên nhiên ban tặng. Vẽ về đề tài này các em chỉ cần vẽ hình em bé với 1 bông hoa hoặc có thể vẽ nhiều em bé với nhiều bông hoa ở trong vườn....
Vậy để vẽ tranh về em bé và hoa ntn cho đẹp thầy sẽ hướng dẫn các em cách vẽ nhé.
Hoạt động 2. Hướng dẫn cách vẽ
GV gợi ý cho HS nhớ lại hình dáng trang phục của các em bé và đặc điểm màu sắc, các bộ phận của một số loại hoa mà HS chọn để vẽ vào tranh của mình, bằng cách gợi ý HS :
Hỏi : Em bé mặc kiểu áo, kiểu quần và màu sắc ntn?
Hỏi : Em bé đang làm gì? ở đâu?
Hỏi : Hình dáng của các loại hoa có giống nhau ko?
Hỏi: Màu sắc của hoa có những màu gì?
Hỏi: Em thích loại hoa nào?
Có nhiều loại hoa với hình dáng màu sắc khác nhau. Quần áo cũng rất đa dạng phong phú. Để vẽ đúng đề tài này các em phải vẽ được 2 hình ảnh chính đó là bé và hoa. Có nhiều cách vẽ nội dung này. Các em tiến hành cách vẽ như sau :
GV hướng dẫn HS cách vẽ tranh.
+ Em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cách cảnh vật như cây cối, lối đi, chim .... làm cho bức tranh sinh động hơn.
+ Vẽ bé trai hoặc bé gái ở trong vườn hoa và cũng thêm các cảnh vật cho tranh sinh động hơn.
+ Vẽ màu theo ý thích : Màu sắc của tranh nên tươi sáng có đậm có nhạt.
Đề tài này rất gần gũi,quen thuộc. Các em hãy suy nghĩ và thể hiện 1 bức tranh thật đẹp về đề tài này vào vở hoặc giấy đã chuẩn bị.
- Trước khi vẽ các em quan sát 1 số bài vẽ của các bạn khóa trước.
Hoạt động 3. Thực hành
GV theo dõi gợi ý HS vẽ hình và màu như đã hướng dẫn. Chú ý giúp HS vẽ hình vừa với khổ giấy ở vở tập vẽ 1. Màu sắc tươi sáng.
Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài vẽ của HS và gợi ý các em nhận xét về :
Hỏi: Bài vẽ thể hiện đúng đề tài không? (Đúng đề tài)
Hỏi: Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh có hợp lý không? (hợp lý)
Hỏi: Hình dáng của những người trong tranh ntn? (ngộ nghĩnh, vui....)
Hỏi: Màu sắc của bức tranh ntn?
Hỏi: Em thích nhất bài nào? Vì sao?
GV bổ sung đánh giá bài vẽ, Khen ngợi những em có bài vẽ đẹp.
GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò
Làm tiếp bài ở nhà nếu chưa xong
Chuẩn bị cho bài sau, xem trước các bài vẽ ở vở tập 1.
Không giống nhau vì : có bức vẽ chỉ bé và hoa có bức vẽ cả mây trời...
Chưa vì nội dung yêu cầu cần có bé và hoa.
Rất quen thuộc, làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.
Mặc kiểu áo cộc tay, quần dài, màu áo hồng, quần đen.
Đang cầm hoa, ở trong vườn hoa.
Khác nhau : có bông nở to, nhỏ có loại nhiều cánh và ít cánh.
Hoa hồng màu đỏ. Trắng, vàng , hoa đồng tiền màu đỏ ...
Hồng, lan, nhài...
Hs quan sát
Hs quán sát bài hs năm trước
Hs thực hành
Hs nhận xét đánh giá
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :34
Ngày soạn:20/4/2012
Ngày giảng:thứ ba,năm ngày24, 26/4/2012
Bài 34 : VẼ TỰ DO
Bµi kiÓm tra cuèi n¨m
I - MỤC TIÊU
Giúp HS:
Tự chọn được đề tài vẽ tranh.
Vẽ được tanh theo ý thích.
II - CHUẨN BỊ
GV chuẩn bị:
- Một số tranh của HS và của họa sỹ vê phong cảnh, chân dung, tĩnh vật ......
HS chuẩn bị:
Vở tập vẽ 1
Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ (2’)
Kiểm ta đồ dùng học tập.
2.Giảng bài mới.
Giới thiệu bài (1’)
Trong quá trình học các em đã được tìm hiểu và vẽ về các nội dung khác nhau. Ở tiết học này các em sẽ tự tìm nội dung để vẽ theo ý thích. Bài 34...
GV ghi bảng HS đọc đầu bài.
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
4’
18’
3’
1’
Hoạt đông1. Giới thiệu đề tài
GV giới thiệu một số tranh và gợi ý để các em nhận biết các loại tranh.
Hỏi: Quan sát bức tranh em hãy cho biết các bức tranh thuộc đề tài nào?
Hỏi: Tai sao em biết đây là bức tranh thuộc đề tài phong cảnh(hoặc tĩnh vật. ..)?
Ở bài này các em tự chọn cho mình đề tài theo ý thích, phù hợp với khả năng.
VD : Đề tài gia đình có thể vẽ những nội dung sau:
Chân dung : ông bà, cha mẹ, anh, chị, em ...
Cảnh sinh hoạt gia đình : Bữa cơm gia đình, đi chơi công viên....
Đề tài trường học : Học bài, lao động, trồng cây, nhảy dây,....
Vậy các em sẽ chọn đề tài nào để vẽ? (hỏi ý kiến cụ thể của vài em)
Bức tranh sẽ có những hình ảnh gì?
Bây giờ sau khi đã chọn nội dung chúng ta sẽ cùng sang phần cách vẽ nhé.
Hoạt động 2. Hướng dẫn cách vẽ
Từng nội dung có những hình chính hình phụ khác nhau nhưng có thể tiến hành theo trình tự sau :
B1 : Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to, rõ vào khoảng phần giữa giấy.
B2 : Vẽ hình ảnh phụ sau, sao cho nổi rõ hình ảnh chính.
B3 : Vẽ màu theo ý thích. Chon màu tươi sáng có đậm có nhạt.
Hoạt động 3. Thực hành
GV yêu cầu HS chọn nội dung và tiến hành vẽ như đã hướng dẫn.
Trong khi HS làm bài, GV quan sát lớp để góp ý, gợi mở cho những học sinh chưa chọn được đề tài.
GV nhắc nhở HS nên vẽ to, rõ ràng.
Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài vẽ của HS và gợi ý các em nhận xét về :
Hỏi: Bức tranh vẽ về đề tài gì?
Hỏi: Bố cục của bức tranh ntn? (hợp lý có hình chính hình phụ).
Hỏi: Hình ảnh trong tranh được vẽ ntn? (phong phú, sinh động)
Hỏi: Màu sắc của bức tranh ntn?
GV bổ sung đánh giá bài vẽ, Khen ngợi những em có bài vẽ đẹp.
GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò
Về nhà làm tiếp bài nếu chưa xong.
Vẽ 1 bài tự chọn để giờ sau trưng bày.
Phong cảnh, tĩnh vật, chân dung, sinh hoạt.
Vì tranh có cây, nhà, núi....
Hs lắng nghe
Hs quán sát lắng nghe
Hs thực hành
Hs nhận xét đánh giá
Bµi 35: trng bµy kÕt qu¶ häc tËp
-------------------- FINISH---------------------
File đính kèm:
- giao an mi thuat 1 manh.doc