I . Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận biết hình dáng chung, các bộ phận và vẻ đẹp của một số loại cá.
- Biết cách vẽ cá.
- Vẽ được con cá và vẽ màu theo ý thích
- Vẽ được một vài con cá và vẽ màu theo ý thích ( học sinh khá giỏi)
- GDMT: Ý thức bảo vệ mội trường nước.
II . Chuẩn bị :
Giáo viên :
- Tranh về các loại cá .
Học sinh : Tập vẽ học sinh .
- Bút chì, thước.
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật các khối Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àu.
-Vẽ một màu ở con cá.
-Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Học sinh thực hành.
Giáo viên giải thích yêu cầu của bài tập cho học sinh rõ:
Vẽ một con cá to vừa phải so với phần giấy.
Vẽ một đàn cá với nhiều loại con to, con nhỏ và bơi theo các tư thế khác nhau( con ngược chiều, con chúi xuống, con ngược lên).
Vẽ màu theo ý thích.
Giáo viên theo dõi học sinh làm bài:
Vẽ hình con cá và các chi tiết của cá.
Vẽ màu tuỳ ý.
Chú ý :
Đối với cácbài vẽ hình cá nhỏ, động viên để các em vẽ thêm cá cho bố cục đẹp hơn .
Hoạt động 4: Giáo viên nhận xét- đánh giá.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ về :
+ Sắp xếp bố cục bài vẽ.
+Hình dáng con cá( đàn cá)
+ Màu sắc.
+ Cảnh vật phụ: rong, đá…
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra bài vẽ nào mình thích nhất và đặt câu hỏi tại sao để học sinh suy nghĩ, trả lời theo cách cảm nhận riêng.
Dặn dò: Quan sát các cảnh vật xung quanh mình.
Nhận xét:……………………………………………………………………………………………………
MĨ THUẬT 2-Tiết 13.
Vẽ tranh
Đề tài Vườn hoa hoặc cơng viên
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu đề tài vườn hoa và cơng viên.
- Biết cách vẽ tranh đề tài vườn hoa hay cơng viên.
- Vẽ được tranh đề tài vườn hoa hay cơng viên theo ý thích.
- GDMT: Cĩ ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ mơi trường xung quanh.
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Sưu tầm tranh, ảnh vườn hoa cĩ trong báo, lịch…. Tranh vẽ vườn hoa - Bài vẽ của học sinh các lớp trước về đề tài này.
* Học sinh:
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, màu, tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài
* Hoạt động 1 :Tìm, chọn nội dung đề tài
Giáo viên giới thiệu tranh ảnh và gợi ý để học sinh nhận biết:
+ Vẽ đề tài trên là vẽ phong cảnh với nhiều cây hoa, ( màu sắc , hình dáng phong phú, đa dạng)
+ Vườn hoa, cơng viên thường thấy ở cơ quan , xí nghiệp, cơng viên..
+ Các em kể thêm một số vườn hoa cơng viên mà em biết.
+ Kể các hình ảnh thấy ở vườn hoa, cơng viên: chuồng chim, thú, non bộ, giếng phun, người ...
- GV bổ sung: Hoa cĩ rất nhiều loại, mỗi loại đều cĩ vẻ đẹp riêng. Mảng chính trong tranh này chính là vườn hoa, nhà và cây cối, người là mảng phụ.
* Hoạt động 2: Cách vẽ
+ Vẽ mảng chính, mảng phụ.
+ Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ.
+ Sửa hình và vẽ màu theo ý thích, gợi ý để học sinh chọn màu cho đẹp. Màu phải rõ đậm, nhạt bài mới đẹp.
- Cĩ thể vẽ thêm người và cây cối để cho tranh đẹp và sinh động hơn.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Trước khi học sinh thực hành, cho các em xem một số bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước để các em rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình.
- Trong khi học sinh làm bài, giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em cịn lúng túng, uốn nắn những sai sĩt kịp thời.
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số bài vẽ đẹp treo lên cho cả lớp cùng nhận xét:
- Về nội dung.
- Cách sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ.
- Màu sắc.
- Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao em thích?
* Dặn dị : - Em nào chưa xong về nhà vẽ tiếp.
- Bài sau: Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuơng và vẽ màu
Nhận xét:……………………………………………………………………………………………………
MĨ THUẬT 3 – Tiết 13
Vẽ trang trí
TRANG TRÍ CÁI BÁT
I. Mục tiêu:
_ HS biết cách trang trí cái bát
_ Trang trí được cái bát theo ý thích
_ Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phu hợp với hình cái bát, vẽ màu đều, rõ hình chính, phụ.( học sinh khá, giỏi)
II.Chuẩn bị:
Giáo viên :
_ Chuẩn bị một vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau
_ Một cái bát không trang trí để so sánh
_ Một số bài trang trí của HS các lớp trước
_ Hình gợi ý cách trang trí
Học sinh :
_ Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ
_ Bút chì , màu vẽ
III.Hoạt động dạy học chủ yếu
Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét
_ GV giới thiệu một số cái bát , gợi ý HS nhận xét
+ Hình dáng các loại bát ( miệng rộng, thân bầu dục, đế nhỏ)
+ Các bộ phận của bát ( miệng , thân và đáy bát )
+ Cách trang trí trên bát ( hoạ tiết , màu sắc , cách sắp xếp hoạ tiết )
_ HS tìm ra cái bát đẹp theo ý thích
Hoạt động 2 : Cách trang trí cái bát
_ GV giới thiệu hình gợi ý cách trang trí để HS nhận ra
+ Cách sắp xếp hoạ tiết : Sử dụng đường viền hay trang trí đối xứng , trang trí không đồng đều ,…( có thể vẽ đường viền ở miệng bát giữa thân bát hay dưới đáy bát ….)
+ Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích
_ Vẽ màu : Màu thân bát , màu hoạ tiết
Hoạt động 3 : Thực hành
_ HS làm bài như đã hướng dẫn
_ GV gợi ý HS
+ Chọn cách trang trí
+ Vẽ hoạ tiết
+ Vẽ màu ( có thể vẽ màu ở thân bát hoặc để trắng)
Hoạt động 4 : nhận xét, đánh giá
_ HS tự giới thiệu bài vẽ của mình
_ Gợi ý hs nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp (cách sắp xếp hoạ tiết , cách vẽ màu )
Nhận xét tiết học .
Dăn dò: Quan sát các con vật quen thuộc về hình dáng và màu sắc
Nhận xét:……………………………………………………………………………………………………
MĨ THUẬT 4– Tiết 13
Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh
- Hiểu vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm
-Biết cách vẽ trang trí đường diềm.
- Trang trí được đường diềm đơn giản.
- Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với đường diềm, vẽ màu đều, rõ hình chính phụ.( học sinh khá, giỏi)
- GDMT: Ý thức giữ gìn di sản văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị:
a.Giáo viên :
-SGV , SGK
-Một số đường diềm (cỡ to ) và đồ vật có trang trí đường diềm .
-Một số hoạ tiết để sắp xếp vào đường diềm
-Bài vẽ của HS các lớp trước .
b.Học sinh:
-SGK.
-Giấy vẽ hoặc vở thực hành .
-Hộp màu , bút vẽ hoặc sáp màu, bút chì màu , bút dạ.
III. Các hoạt động dạy –học chủ yếu
Giới thiệu bài :
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
-GV cho HS quan sát một số hình ảnh ở hình 1 trang 32 SGK và gợi ý bằng các câu hỏi :
+Em thấy đường diềm được trang trí ở những đồ vật nào ?
+Ngoài nhữngđồ vật ở hình 1 trang 32 SGK em còn biết những đồ vật nào được trang trí bằng đường diềm ?
+Những hoạ tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm ?
+Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm như thế nào ? nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, xoay chiều…)
+Em có nhận xét gì về màu sắc của đường diềm ở hình 1 trang 32 ?
-GV tóm tắt và bổ sung
*Hoạt động 2: Cách vẽ trang trí
-GV giới thiệu gợi ý cho HS biết cách vẽ hoặc yêu cầu HS quan sát hình 2 trang 33 SGK để nhận ra cách làm bài
+Tìm chiều dài , chiều rộng của đường diềm cho vừa tờ giấy và kẻ 2 đường thẳng cách đều , sau đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục ( H.2 a )
+Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối , hài hoà ( H.2b)
+Tìm và vẽ hoạ tiết ( H,2c ) có thể vẽ 1 hoạ tiết theo cách : nhắc lại hoặc 2 hoạ tiết xen kẽ nhau
+Vẽ màu theo ý thích , có đậm , có nhạt ( H.2d) . Nên sử dụng từ 3 – 5 màu .
*Hoạt động 3: Thực hành
-HS làm bài theo cá nhân và có thể cho 1 số HS làm bài tập thể theo nhóm trên giấy khổ to hoặc trên bảng
-GV cắt sẵn các hoạ tiết để các nhóm HS lựa chọn và dán thành đường
diềm theo khung sẵn hoặc GV cắt hình túi xách , chiếc khăn hoặc cái bát , phát cho từng nhóm để HS tự cắt hoạ tiết
-Trong khi HS vẽ , GV đến từng bàn để quan sát hướng dẫn bổ sung .
*Hoạt động 4 : Nhận xét – đánh giá .
-GV cùng HS chọn một số bài có ưu điểm , nhược điểm rõ nét để nhận xét
-Động viên khích lệ những HS hoàn thành bài vẽ ; khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp
-Dặn: Quan sát đồ vật xung quanh em.
Nhận xét:……………………………………………………………………………………………………
MĨ THUẬT 5-Tiết 13
Tập nặn tạo dáng
NẶN DÁNG NGƯỜI
I.Mục tiêu
- HS hiểu đặc điểm hình dáng của một số dáng người đang hoạt động
- HS biết cách nặn một, hai dáng người đơn giản
- Hình nặn cân đối giống hình dáng người đang hoạt động.( học sinh khá giỏi)
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Sưu tầm tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động..
- Một số bức tượng về dáng người (nếu cĩ).
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh theo nội dung của bài.
- Bài nặn của các bạn lớp trước (nếu cĩ).
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn hoặc đồ dùng để vẽ hay xé dán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh các bức tượng về dáng người đồng thời đặt câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ trả lời:
- Nêu các bộ phận của cơ thể con người.
- Mỗi bộ phận cơ thể cĩ hình dạng gì.
- Nêu một số dáng hoạt động của con người
- Nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở một số dáng hoạt động.
Hoạt động 2: Cách nặn
GV nêu các bước nặn và nặn mẫu cho HS quan sát:
+ Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau, rồi ghép, dính và chỉnh sửa lại cho cân đối
+ Cĩ thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết như tĩc, mắt, áo…rồi tạo dáng theo ý thích.
- GV gợi ý HS sắp xếp các hình nặn theo đề tài. Ví dụ :
+ Kéo co
+ Bơi thuyền
+ Đấu vật….
Hoạt động 3: Thực hành
GV cho HS nặn theo nhĩm
GV gĩp ý, hướng dẫn thêm, khuyến khích các em tìm các dáng người phong phú, sinh động hơn.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS chọn và nhận xét, xếp loại một số bài nặn
+ Tỉ lệ hình nặn ( hài hồ, đẹp mắt)
+ Dáng hoạt động( sinh động , ngộ nghĩnh)
GV khen ngợi các bài nặn đẹp
GV nhận xét chung tiết học
GV chọn một số bài nặn đẹp làm ĐDDH
Dặn dị: Sưu tầm tranh ảnh trên sách báo về trang trí đường diềm ở đồ vật.
Nhận xét:……………………………………………………………………………………………………
Duyệt của TTCM
File đính kèm:
- T13.doc