Ngày dạy : Tiết : MĨ THUẬT – Tiết 1.
THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT- XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI .
I . Mục tiêu :
Học sinh tiếp xúc làm quen với tranh vẽ thiếu nhi.
Học sinh quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc tren tranh.
II . Chuẩn bị :
Giáo viên : Sách giáo khoa, sách giáo viên .
Chuẩn bị một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi ( ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại, .)
Tranh của hoạ sỉ vẽ cùng đề tài ( nếu có ) .
Học sinh : Sách giáo khoa, tập vẽ học sinh .
Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi.
III . Các hoạt động dạy- Học chủ yếu :
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật cả bộ lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông vẽ màu ra ngoài hình vẽ.
Giáo viên có thể phóng to hình vẽ Lợn ăn cây ráy ( A3 vàA4 ) rồi cho các nhóm vẽ màu. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận để chọn màu và phân công nhau vẽ sao cho nhanh đẹp.
Hoạt động 4: 5 phút . Giáo viên nhận xét- đánh giá.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét bài vẽ của cá nhân hoặc của nhóm :
+Màu sắc : có đậm nhạt, phong phú, ít ra ngoài hình vẽ.
+Học sinh tự tìm bài mình thích.
Dặn dò : Tìm thêm và xem tranh dân gian.
Học sinh quan sát .
Học sinh quan sát.
Học sinh thực hành.
Học sinh nhận xét – đánh giá.
Học sinh chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy : Tiết : MĨ THUẬT – Tiết 26.
Bài Daỵ : 26.
VẼ CHIM VÀ HOA.
I . Mục tiêu :
Học sinh hiểu được nội dung bài vẽ chim và hoa.
Vẽ được bức tranh có chim và hoa.
II . Chuẩn bị :
Giáo viên : Sách giáo khoa, sách giáo viên .
Sưu tầm tranh, ảnh về một số loại chim và hoa.
Hình minh hoạ về cách vẽ chim và hoa.
Một vài tranh của học sinh về đề tài này.
Học sinh : Sách giáo khoa, tập vẽ học sinh .
Bút chì, thước, gom,…bút chì màu, bút dạ.
III . Các hoạt động dạy- Học chủ yếu :
Hoạt động dạy .
Hoạt động học .
Hoạt động 1: 2 phút. Giới thiệu bài học .
Giáo viên giới thiệu một số loài chim và hoa bằng tranh, ảnh và gợi ý để học sinh nhận ra.
+Tên của hoa ( hoa hồng, hoa sen, hoa cúc, hoa đồng tiền …. ) .
+Màu sắc của các loại hoa .
+Các bộ phận của hoa ( đài , cánh, nhị hoa… ).
+Tên các loài chim ( sáo, bồ câu, yến…. ).
+Các bộ phận của chim ( đầu, cánh, đuôi, chân).
à Giáo viên tóm tắt:Có nhiều loài chim và hoa, mỗi loài có hình dáng, màu sắc riêng và đẹp.
Hoạt động 2: 8phút. Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh.
Giáo viên gợi ý cho học sinh cách vẽ tranh:
+Vẽ hình.
+Vẽ màu ( theo ý thích ) .
Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ chim và hoa SGK.
Hoạt động 3: 20 phút. Học sinh thực hành.
Giáo viên theo dõi học sinh làm bài :
+Hướng dẫn học sinh vẽ hình chim và hoa vừa với giấy.
+Gợi ý học sinh tìm thêm hình ảnh cho bài vẽ thêm sinh động.
+Hướng dẫn học sinh vẽ có đậm, có nhạt.
Hoạt động 4: 5 phút . Giáo viên nhận xét- đánh giá.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài đã hoàn thành về :
+Cách thể hiện đề tài ( rõ nội dung ) .
+Cách vẽ hình ( sinh động, có chính, có phụ ).
+Màu sắc tươi vui, trong sáng.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm bài vẽ đẹp theo ý mình.
Dặn dò : Quan sát vườn hoa công viên.
Học sinh quan sát .
Học sinh quan sát.
Học sinh thực hành.
Học sinh nhận xét – đánh giá.
Học sinh chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy : Tiết : MĨ THUẬT – Tiết 27.
Bài Daỵ : 27.
VẼ Ô TÔ.
I . Mục tiêu :
Giúp học sinh vẽ được một chiếc ô tô theo ý thích.
Giáo viên : Sách giáo khoa, sách giáo viên .
Sưu tầm, Tranh, ảnh một số kiểu dáng ô tô hoặc ô tô đồ chơi.
Bài vẽ của học sinh năm trước.
Học sinh : Sách giáo khoa, tập vẽ học sinh .
Bút chì, thước, gom,…bút chì màu, bút dạ.
III . Các hoạt động dạy- Học chủ yếu :
Hoạt động dạy .
Hoạt động học .
Hoạt động 1:2 phút. Quan sát nhận xét .
Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh về các loại ô tô để học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc, các bộ phận của chúng.
Buồng lái.
Thùng xe ( chở khách, chở hàng ) .
Bánh xe.
Màu sắc .
Hoạt động 2: 8phút. Hướng dẫn học sinh cách vẽ - nặn.
a.Cách vẽ ô tô:
Vẽ thùng xe.
Vẽ buồng lái.
Vẽ bánh xe, cửa lên xuống, cửa kính.
Vẽ màu theo ý thích.
b.Cách nặn ô tô:
Nặn thùng xe.
Nặn buồng lái.
Nặn bánh xe.
Gắn các bộ phận thành xe ô tô.
Hoạt động 3: 20 phút. Học sinh thực hành.
Giáo viên giúp học sinh :
Vẽ hình : Thùng xe, buồng lái, bánh xe.
Vẽ màu: Vẽ màu thùng xe, buồng lái, bánh xe theo ý thích, trang trí thêm cho ô tô đẹp hơn .
Nặn :
Giáo viên giúp học sinh tạo dáng ô tô bằng cách nặn đất hoặc lắp ghép các vỏ hộp, nắp chai.
Trang trí cho ô tô thêm đạp.
Hoạt động 4: 5 phút . Giáo viên nhận xét- đánh giá.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét một vài kiểu ô tô về:
Hình dáng.
Cách trang trí.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm những ô tô mình thích.
Dặn dò : Quan sát ô tô.
Học sinh quan sát .
Học sinh quan sát.
Học sinh thực hành.
Học sinh nhận xét – đánh giá.
Học sinh chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy : Tiết : MĨ THUẬT – Tiết 28.
Bài Daỵ : 28.
VẼ TRANG TRÍ.
I . Mục tiêu :
Học sinh thấy được vẻ đẹp của hình vuông và đường diềm có trang trí.
Học sinh biết cách vẽ hoạ tiết theo chỉ dẫn vào hình vuông và đường diềm.
Vẽ được hoạ tiết như chỉ dẫn và vẽ màu theo ý thích.
Giáo viên : Sách giáo khoa, sách giáo viên .
Một số bài trang trí hình vuông ( có mảng lớn ) .
Bài vẽ của học sinh năm trước về đường diềm và hình vuông đẹp .
Học sinh : Sách giáo khoa, tập vẽ học sinh .
Bút chì, thước, gom,…bút chì màu, bút dạ.
III . Các hoạt động dạy- Học chủ yếu :
Hoạt động dạy .
Hoạt động học .
Hoạt động 1: 2 phút. Giới thiệu cách trang trí hình vuông và đường diềm.
Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí hình vuông và đường diềm để học sinh nhận ra vẻ đẹp của chúng về hình và màu.
+Có thể trang trí hình vuông hay đường diềm bằng nhiều cách khác nhau.
+Có thể dùng cách trang trí hình vuông và đường diềm để trang trí nhiều đồ vật như : khăn quàng, diềm áo, váy.
Hoạt động 2: 8phút. Hướng dẫn học sinh cách làm.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn hình đã có để vẽ tiếp vào những chỗ cần thiết.
+Tìm màu và vẽ màu theo ý thích.
+Các hình giống nhau cần vẽ cùng một màu.
+Màu nền khác với màu của hình vẽ.
Hoạt động 3: 20 phút. Học sinh thực hành.
Học sinh vẽ tiếp hình vẽ màu theo ý thích vào hình.
Giáo viên theo dõi giúp học sinh hoàn thành bài như đã hướng dẫn. Chú ý để cách vẽ hình và độ đậm nhạt của các màu.
Hoạt động 4: 5 phút . Giáo viên nhận xét- đánh giá.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về cách vẽ màu ở một bài và tìm ra bài vẽ đẹp theo ý mình.
Dặn dò : Làm bài ở hình 3.
Học sinh quan sát .
Học sinh quan sát.
Học sinh thực hành.
Học sinh nhận xét – đánh giá.
Học sinh chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy : Tiết : MĨ THUẬT – Tiết 29.
Bài Daỵ : 29.
VẼ TRANH ĐÀN GÀ.
I . Mục tiêu :
Học sinh ghi nhớ hình ảnh về những con gà.
Học sinh biết cách chăm sóc vật nuôi trong nhà.
Học sinh vẽ được tranh về đàn gà theo ý thích.
Giáo viên : Sách giáo khoa, sách giáo viên .
Sưu tầm, tranh, ảnh học sinh vẽ về đề tài trên.
Tranh, ảnh về đàn gà.
Tranh gà.
Học sinh : Sách giáo khoa, tập vẽ học sinh .
Bút chì, thước, gom,…bút chì màu, bút dạ.
III . Các hoạt động dạy- Học chủ yếu :
Hoạt động dạy .
Hoạt động học .
Hoạt động 1: 2 phút. Giới thiệu tranh .
Giáo viên giới thiệu tranh,ảnh con gà để học sinh nhận thấy.
Con gà là vật nuôi rất gần gũi với con người.
Có gà trống, gà mái và gà con.
Những con gà đẹp đã được thể hiện nhiều trong tranh ( tranh dân gian, tranh thiếu nhi, tranh các hoạ sĩ ).
Hoạt động 2: 8phút. Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh.
Giáo viên cho học sinh xem tranh SGK để học sinh nhận xét về:
Đề tài của tranh .
Những con gà trong tranh.
Xung quanh con gà còn có những hình ảnh gì?
Màu sắc, hình dáng và cách vẽ các con gà trong tranh như thế nào?
Giáo viên gợi ý cho học sinh về đặc điểm của con gà và gợi ý học sinh cách vẽ.
+Vẽ một con gà hay đàn gà.
Nhớ lại cách vẽ con gà và phác chì.
+Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: 20 phút. Học sinh thực hành.
Giáo viên theo dõi để giúp học sinh vẽ hình, màu.
+Vẽ nhiều hình dáng gà khác nhau để bức tranh thêm sinh động.
+Trong đàn gà có thể vẽ cả gà trống, gà mái, gà con.
+Chọn các hình ảnh phù hợp vẽ thêm vào tranh: cây, ngôi nhà, đống rơm….
Chọn màu và vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: 5 phút . Giáo viên nhận xét- đánh giá.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài đã hoàn thành qua cách thể hiện:
+Hình dáng ngộ nghĩnh, thay đổi, mô tả được đặc điểm của gà trống, gà mái.
+Có thêm hình ảnh phụ.
+Màu tươi sáng.
+Yêu cầu học sinh tìm ra tranh mà học sinh thích.
Dặn dò : Sưu tầm tranh ảnh thiếu nhi.
Học sinh quan sát .
Học sinh quan sát.
Học sinh thực hành.
Học sinh nhận xét – đánh giá.
Học sinh chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy : Tiết : MĨ THUẬT – Tiết 30.
Bài Daỵ : 30.
XEM TRANH THIẾUNHI VỀ ĐỀ TÀI SINH HOẠT.
I . Mục tiêu :
Học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
Học sinh tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh.
Học sinh nhận ra vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.
Giáo viên : Sách giáo khoa, sách giáo viên .
Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh sinh hoạt với nội dung chủ đề khác nhau : Sinh hoạt gia đình, các hoạt động bảo vệ mội trường, hoạt động trong các ngày lễ hội.
Học sinh : Sách giáo khoa, tập vẽ học sinh .
Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi về đề tài sinh hoạt.
III . Các hoạt động dạy- Học chủ yếu :
Hoạt động dạy .
Hoạt động học .
Hoạt động 1: 5 phút. Giới thiệu tranh.
Giáo viên giới thiệu một số tranh để học sinh nhận ra :
+ Cảnh sinh hoạt trong gia đình ( bữa cơm, học bài, xem ti vi ) .
+ Cảnh sinh hoạt phố phường ( dọn vệ sinh, làm đường ) .
+ Cảnh sinh hoạt ở sân trường giở ra chơi.
Hoạt động 2: 20phút. Hướng dẫn học sinh xem tranh
Giáo viên giới thiệu và gợi ý để học sinh nhận ra.
+ Đề tài của tranh .
+ Các hình ảnh trong tranh.
+ Sắp xếp các hình vẽ.
+ Màu sắc trong tranh.
Giáo viên gợi ý để học sinh tìm hiểu kỹ hơn về bức tranh.
+ Hình dáng động tác của các hình vẽ.
+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ.
+ Học sinh cho biết hoạt động trên tranh đang diễn ra ở đâu?
+ Những màu chính nào trên bức tranh của bạn?
Hoạt động 3: 5phút. Giáo viên tóm tắt và kết luận.
Giáo viên hệ thống lại nội dung các câu hỏi và nhấn mạnh:
+Những bức tranh các em vừa xem là tranh đẹp. Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình về bức tranh đó.
Hoạt động 4: 5 phút . Giáo viên nhận xét- đánh giá.
Giáo viên nhận xét chung tiết học. Động viên, khuyến khích những học sinh có ý kiến nhận xét tranh.
Dặn dò : Quan sát và nhận xét tranh.
Học sinh quan sát .
Học sinh quan sát.
Học sinh quan sát.
Học sinh nhận xét – đánh giá.
Học sinh chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- giao an.doc