Giáo án Mĩ thuật 7 học kỳ 1
Tuần 1 – Tiết 1. Thường thức mỹ thuật
SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT THỜI TRẦN
(1226-1400)
I) Mục tiêu bài học
- Học sinh hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mỹ thuật thời Trần.
- Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc.
Học sinh thêm yêu quý, trân trọng vốn cổ của cha ông để lại.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật 7 học kỳ 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ cuối thế kỉ xix đến năm 1954
I) Mục tiêu bài học
Học sinh được củng cố thêm về kiến thức lịch sử, thấy được những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hoá dân tộc
Nhận thúc đúng đắn và càng thêm yêu quý các tác phẩm hội họa phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng..
1: Đồ dùng dạy học
a: Giáo viên
Sưu tầm một số tác phẩm của các họa sĩ trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.
Bộ đồ dùng dạy học mĩ thuật 7
Tranh ảnh, bài viết sưu tầm
b: Học sinh
Sưu tầm tranh ảnh của các họa sĩ trong giai đoạn
Đọc SGk
2: Phương pháp dạy học
Phương pháp trực quan
Phương pháp vấn đáp
III) Tiến trình dạy học
1: ổn định tổ chức
2: Kiểm tra
3: Bài mới
tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hệ thống câu hỏi
Nội dung chính
Giới thiệu bài
Mĩ thuật Việt Nam đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn có những tác giả tác phẩm nổi bật. Bài học nbgày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
Hoạt động 1
Tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
Giáo viên đặt câu hỏi kiểm tra lại kiến thức đã học ở môn lịch sử:
- Thời kì này chúng ta đã bị đô hộ bởi những tầng áp bức nào?
- Những yếu tố nào đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền mĩ thuật phát triển?
- Mĩ thuật trong giai đoạn này phát triển như thế nào?
- Mĩ thuật giai đoạn này có đặc điểm gì nổi bật?
Hoạt động 2:
Tìm hiểu một số hoạt động mĩ thuật
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi:
- Người họa sĩ đầu tiên của Việt Nam là ai? Hãy kể tên một số tác phẩm của họa sĩ này?
- Có những chất liệu nào được sử dụng trong hội họa?
- Hãy kể tên một số họa sĩ tiêu biểu của giai đoạn này mà em biết?
Giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh về một số họa sĩ:
+ Họa sĩ Tô Ngọc Vân
+ Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
- Tác phẩm tiêu biểu:
Hoạt động 3
Đánh giá kết quả học tập
Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm để củng cố lại kiến thức bài học
- Nêu tóm tắt bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954?
- Hãy kể tên một số họa sĩ tiêu biểu trong giai đoạn này và những tác phẩm nổi bật của họ?
- Nền hội họa trong giai đoạn này thể hiện những nội dung gì?
Dặn dò- Xem lại bài học
- Chuẩn bị cho bài học sau
I: Vài nét về bối cảnh xã hội
- Nhân dân sống dưới hai tầng áp bức: Thực dân và phong kến
- Thực dân Pháp khai thác triệt để truyền thống mĩ nghệ của dân tộc nhằm phục vụ cho chính quốc
- Năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công.
- Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Các họa sĩ lên đường chiến đấu
- Năm 1954 chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
II: Một số hoạt động mĩ thuật
- Năm 1925 trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương ra đời tạo điều kiện
cho các họa sĩ tiếp thu kiến thức hội họa phương tây.
- Người họa sĩ đầu tiên của Việt Nam là Lê Văn Miến (1873 – 1943) với những tác phẩm Bình Văn và chân dung cụ Tú Mền.
- Các họa sĩ Việt Nam vừa tiếp thu khoa học cơ bản phương tây vừa am hiểu về nghệ thuật dân tộc. Những chất liệu như sơn dầu, sơn mài dược vẽ theo lối mới.
- Một số họa sĩ tiêu biểu là: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung…
- Những nội dung chủ yếu trong giai đoạn này là: Chân dung lãnh tụ: cuộc kháng chiến…Tiêu biểu:
+ Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ
+ Bát nước – Sĩ Ngọc
+ Trận Tầm Vu – Nguyễn Hiêm
+ Giặc đốt làng tôi – Nguyễn Sáng
III: Đánh giá kết quả học tập
- Thực dân Pháp và phong kiến
- Pháp tăng cường áp bức bóc lột truyền thống mĩ nghệ của dân tộc, mở các trường lớp dạy học..
- Mĩ thuật phát triển mạnh và có những bước chuyển mới…
- Mĩ thuật tiếp thu khoa học phương tây thể hiện theo lối vẽ truyền thống của dân tộc với những chất liệu như sơn dầu, sơn mài.
- Là họa sĩ Lê Văn Miến
Tác phẩm Bình văn và chân dung cụ Tú Mền.
- Chất liệu sơn dầu, sơn mài là nổi bật hơn cả
- Hoạ sĩ:
+ Tô NGọc Vân
+ Nguyễn Phan Chánh
+ Trần Văn Cẩn
- Quan sát và lắng nghe
- Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi
- Lắng nghe.
Soạn: 10/ 11/ 2011
Giảng: ………..
Tiết 15- 16
Vẽ tranh
Đề tài tự chọn ( Kiểm tra học kỳ i)
I: Mục tiêu bài học
- Hs vẽ được một bức tranh theo ý thích.
-Thể hiện đúng chủ đề, hoàn thành bài trong 2tiết.
- Học sinh thêm yêu thích môn học.
II: Chuẩn bị
1: Đồ dùng dạy học
a: Giáo viên
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
b; Học sinh
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
2: Phương pháp dạy học
- Phương pháp kiểm tra.
III: Tiến trình tiết dạy
1: ổn định tổ chức
2: Kiểm tra: đồ dùng học tập…
3: Bài mới:
- Giáo viên cho hs quan sát một số bài vẽ của hs năm trước sau đó hướng dẫn cách vẽ trang đè tài tự do.
Giáo viên quản lý lớp, giúp đỡ những em còn lúng túng.
Cuối giờ giáo viên thu bài.
Nhận xét giờ học.
Soạn: 24/ 11/ 2011
Giảng: …………..
Tiết 18:
Vẽ trang trí
Trang trí bìa lịch treo tường
I: Mục tiêu bài học
Học sinh biết cách trang trí bìa lịch treo tường.
Trang trí được bìa lịch treo tường theo ý thích để sử dụng trong dịp tết Nguyên đán.
Học sinh hiểu hơn về việc trang trí ứng dụng mĩ thuật trong cuộc sống hàng ngày
II: Chuẩn bị
1: Đồ dùng dạy học
a: Giáo viên
Một số bìa lịch treo tường
Một số ảnh mẫu bìa lịch
Hình minh họa cách phác thảo tìm bố cục trang trí bìa lịch
Một số bài vẽ của học sinh
b; Học sinh
Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ
2: Phương pháp dạy học
Phương pháp vấn đáp
Phương pháp trực quan
Phương pháp luyện tập
3: Tiến trình tiết dạy.
1: ổn định tổ chức
2: Kiểm tra
3: Bài mới
tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hệ thống câu hỏi
Nội dung chính
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
- Trong gia đình các em lịch treo tường có mục đích ý nghĩa như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số bìa lịch treo tường
- Hình dáng của lịch như thế nào?
- Chủ đề trang trí trên bìa lịch là gì? Các hình ảnh trang trí trên bìa lịch gồm những gì?
- Cách sắp xếp hình ảnh và chữ trên bài lịch ?
- Giáo viên nhận xét, kết luận
* Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách trang trí
- Giáo viên treo tranh minh họa hướng dẫn cách vẽ.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu lại tiến trình bài vẽ.
- Màu sắc trong trang trí bìa lịch như thế nào?
* Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh vẽ bài
- Giáo viên quan sát và hướng dẫn, gợi ý cho học sinh cách sắp xếp các mảng hình, vẽ màu hài hoà, hợp lí.
* Dặn dò
- Hoàn thiện bài vẽ
- Chuẩn bị cho bài học sau
I; Quan sát, nhận xét
- Treo lịch trong nhà là một nhu cầu,nếp sống văn hoá và còn mang mục đích trang trí.
- Lịch có nhiều kiểu dáng khác nhau: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật…
- Hình ảnh trang trí trên lịch: hoa lá, phong cảnh, ảnh chụp, nhân vật hoạt hình…
II: Cách vẽ
- Chọn nội dung trang trí
- Tìm hình dáng, kích thước bìa lịch.
- Vẽ hình ảnh, chữ.
- Vẽ màu: Hài hoà, có đậm nhạt
III: Thực hành
- Lịch dùng để xem ngày, xem thứ, trang trí trong gia đình.
- Quan sát.
- Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật…
- Chủ đề phong cảnh, mùa xuân, ….
- Có nhiều cách sắp xếp hình ảnh: Chữ ở trên, hình ở dưới hoặc chữ ở dưới hình ở trên, hình ở giữa chữ ở hai bên…
- Quan sát tranh
- Nêu các bước vẽ
- Màu sắc cần hài hoà, có đậm nhạt, đẹp mắt.
- Vẽ bài
Soạn: 28/ 11/ 2011
Giảng:…………
Tiết 19
Vẽ theo mẫu
Kí họa
I: Mục tiêu bài học
Học sinh biết thế nào là kí họa và cách kí họa
Kí họa được một số đồ vật, cây hoa, các con vật quen thuộc (đơn giản về hình và cấu trúc)
Học sinh thêm yêu quý cuộc sống xung quanh.
II: Chuẩn bị
1: Đồ dùng dạy học
a: Giáo viên
Một số kí họa về cây cối, con người, gia súc
Hình minh họa hướng dẫn cách kí họa.
b; Học sinh
Sưu tầm một số ký họa của các họa sĩ.
Mang theo một số lá, cành lá, hoa, lọ
Giấy vẽ, bút chì, tẩy
2: Phương pháp dạy học
Phương pháp vấn đáp
Phương pháp trực quan
Phương pháp luyện tập
III: Tiến trình tiết dạy.
1: ổn định tổ chức
2: Kiểm tra
3: Bài mới
tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hệ thống câu hỏi
Nội dung chính
* Giới thiệu bài
Kí họa là một phần của môn mĩ thuật nhằm nghiên cứu đặc điểm hình dáng, cấu tạo, tỉ lệ và ghi lại những hình ảnh chính của hoạt động, sự vật, …
Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học bài vẽ kí họa
* Hoạt động 1:
Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của kí họa
- Giáo viên treo tranh
- Hình ảnh ở trong tranh kí họa khác hình ảnh ở trong ảnh như thế nào?
- Em thấy các họa sĩ, nhà điêu khắc kí họa nhằm mục đích gì?
- Hình ảnh kí họa ở các tranh có khác nhau không?
- Có thể dùng những chất liệu nào để kí họa?
* Hoạt động 2
Huớng dẫn học sinh cách kí họa
- Giáo viên treo tranh minh họa.
- Hãy nêu các bước vẽ?
- Giáo viên nhận xét, minh họa lên bảng bằng hình cụ thể.
* Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh vẽ bài
- Giáo viên nêu yêu cầu bài : Kí họa một số đồ vật đơn giản: cành lá, hoa, lọ,…
- Giáo viên quan sát học sinh vẽ bài, gợi ý cho học sinh cách ước lượng tỉ lệ, vẽ phác hình ảnh , vẽ hình chi tiết.
* Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập
Giáo viên chọn một số bài vẽ của học sinh dán lên bảng và yêu cầu học sinh nhận xét
+ Hình ảnh
+ Đặc điểm hình dáng
+ Nét vẽ
* Dặn dò
- Hoàn thiện bài vẽ
- Kí họa thêm một số cành lá, hoa ở nhà.
- Chuẩn bị cho bài học sau
I; Kí họa
- Là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất, đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ trước thiên nhiên, cảnh vật, con người…
- Kí họa nhằm lấy dáng, hình, lấy thế động, tĩnh
- Có thể kí họa bắng nhiều chất liệu: chì, than, mực nho, màu nước,…
II: Cách kí họa
- Chọn hình ảnh đẹp, tiêu biểu
- So sánh tỉ lệ các bộ phận
- Vẽ nét bao quát, nét chính
- Vẽ nét diễn tả
III: Thực hành
- Quan sát tranh
- Hình ảnh trong tranh kí họa chỉ ghi lại những nét chính, nét tiêu biểu của cảnh vật, hình dáng …
- Các nhà điêu khắc, họa sĩ kí họa nhằm tìm hình ảnh, tìm tài liệu nghiên cứu cho sáng tác.
- Kí họa ở các tranh có khác nhau, tuỳ từng mục đích: lấy dáng hình, lấy thế động tĩnh…
- Có thể dùng màu nước, chì, mực nho, than vẽ…
- Quan sát tranh minh họa
- Nêu các bước vẽ
- Quan sát
- Vẽ bài
- Nhận xét bài vẽ của bạn
File đính kèm:
- giao an mi thuat 7.doc