Giáo án Mĩ thuật 6 - Bản đẹp 3 cột

I. Mục đích yêu cầu :

- HS hiểu sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và tác dụng của màu sắc đối với cuộc sống con người.

- HS biết được một số màu thường dùng và cách pha màu để áp dụng trong bài trang trí và vẽ tranh.

II. Chuẩn bị phương tiện dạy học :

1/ Tài liệu tham khảo : Mĩ thuật và phương pháp dạy học – Trịnh Thiệu – Ung Thị Châu.

Trang trí – Nguyễn Thế Hùng – Nguyễn Thị Nhung – Phạm Ngọc Tới.

2/ Giáo viên : - Ảnh màu, cỏ cây hoa lá, phong cảnh

 - Bảng màu cơ bản, màu bổ túc, màu tương phản, màu nóng, màu lạnh.

3/ Học sinh : - Sưu tầm tranh, ảnh, màu vẽ.

· Trọng tâm : Phần II.

· Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập.

III. Tiến trình giảng bài :

1/ Ổn định tổ chức : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số và đồ dùng.

2/ Kiểm tra bài cũ : Thu và nhận xét bài 9

3/ Bài mới : Màu sắc

a- Giới thiệu bài :

b- Bài giảng :

 

doc21 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật 6 - Bản đẹp 3 cột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này có đường nằm ngang không ? Vị trí của đường nằm ngang như thế nào? - GV minh họa cho HS hiểu vì sao đường chân trời lại gọi là đường tầm mắt. Vậy đường tầm mắt của mọi người có giống nhau không? 2. Điểm tụ : - GV giới thiệu hình minh họa trong SGK. - Vẽ hình minh họa đường tàu lên bảng cho HS hiểu. Điểm tụ là gì? - GV cho HS ra ngoài quan sát luật xa gần ở những dãy núi và hành lang trường học. Chứng minh cho HS hiểu. Quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV. - Khi đứng trước cảnh rộng như biển, cánh đồng ta thấy đường nằm ngang ngăn cách giữa đất và trời, nước và trời, đường nằm ngang đó là đường chân trời, nó ngang với tầm mắt người nhìn nên gọi là đường tầm mắt. - Đường tầm mắt của mọi người không giống nhau vì có người cao, người thấp hay tùy thuộc vào vị trí người nhìn cảnh. Quan sát, trả lời. - Các đường song song với mặt đất hướng về chiều sâu, càng xa càng thấy nhỏ dần cuối cùng tụ lại một điểm tại đường tầm mắt gọi là điểm tụ. - Các đường song song ở dưới thì hướng lên đường tầm mắt, các đường song song ở trên thì hướng xuống đường tầm mắt. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. Luật xa gần giới thiệu với chúng ta điều gì? Lấy VD chứng minh. Đường tầm mắt là gì? Điểm tụ là gì? Trả lời câu hỏi. Bổ sung Học bài ở nhà. Chuẩn bị mẫu, nghiên cứu bài. Dặn dò : Học bài. Nghiên cứu cách vẽ theo mẫu. Chuẩn bị mẫu. Tuần : 2 Tiết : 2 Bài 2 : Thường Thức Mĩ Thuật Ngày soạn : GV: NGUYỄN THỊ TUYẾT SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI I. Mục đích yêu cầu : - Củng cố thêm cho HS vốn kiến thức về lịch sử Việt Nam thời kì cổ đại. - HS hiểu thêm giá trị thẩm mĩ của người Việt cổ thông qua các sản phẩm mĩ thuật. - HS trân trọng nghệ thuật đặc sắc của cha ông ta để lại. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học : 1/ Tài liệu tham khảo : Lê Thanh Đức – Đồ đồng văn hóa Đông Sơn – NXB Giáo dục tái bản 2000. Nguyễn Quân – Phan Cẩm Thượng : Mĩ thuật của người Việt 1989. 2/ Giáo viên : - Tranh vẽ, hình ảnh có liên quan đến bài giảng, bộ ĐDDH 6 phóng to. - Hình ảnh trống đồng Đông Sơn. 3/ Học sinh : - Sưu tầm các bài viết, các hình ảnh về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại trên báo chí. Trọng tâm : Phần II. Phương pháp : Thuyết trình, minh họa, thảo luận nhóm. III. Tiến trình giảng bài : 1/ Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số và đồ dùng của HS. 2/ Kiểm tra bài cũ : Nhận xét bài chép họa tiết trang trí dân tộc. 3/ Bài mới : Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại. Giới thiệu bài : Bài giảng : Thiết bị ĐDDH Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu một vài nét về bối cảnh lịch sử. Ảnh chụp các di vật thời kì đồ đá, đồ đồng. - GV yêu cầu HS đọc bài. Em hãy nêu một cách sơ lược về thời kì đồ đá trong lịch sử nước ta? - GV phân tích : Thời kì đồ đá được chia làm 2 thời kì : thời kì đồ đá cũ và thời kì đồ đá mới. + Các hiện vật thuộc thời kì đồ đá cũ được các nhà khảo cổ học phát hiện ở di chỉ, núi Đọ – Thạnh Hóa. + Các hiện vật thuộc thời kì đồ đá mới được phát hiện với nền văn hóa Bắc Sơn và Quỳnh Văn (đồng bằng ven biển miền Trung) ở nước ta. Sau thời kì đồ đá là thời kì gì? Có vật gì tiêu biểu cho thời kì này? - GV chốt ý : Thời kì đồ đá chuyển sang thời kì đồ đồng là sự chuyển hóa từ xã hội nguyên thủy sang xã hội văn minh. Chú ý nghe đọc bài. Thảo luận – trả lời câu hỏi, - Thời kì đồ đá còn gọi là thời kì nguyên thủy cách ngày nay hàng vạn năm. Chú ý theo dõi. - Sau thời kì đồ đá là thời kì đồ đồng, cách ngày nay 4000-5000 năm, tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn đạt tới đỉnh cao về chế tác và nghệ thuật trang trí. - Các hiện vật các nhà khảo cổ học phát hiện cho thấy Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người. Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.. Hình vẽ mặt người trên vách hang Đồng Nội. Hình chụp các viên đá cuội có hình mặt người. Ảnh chụp trống đồng Đông Sơn. - GV hướng dẫn HS quan sát hình mặt người ở hang Đồng Nội. Hình vẽ này được vẽ vào thời kì nào? Được tìm thấy ở đâu? Ngoài những hình mặt người ở hang Đồng Nội, thời kì đồ đá còn tìm thấy những hiện vật gì? Ở đâu? * Thời kì đồ đồng : Sự xuất hiện kim loại thay thế cho đồ đá có sự thay đổi gì về xã hội Việt Nam? Thời kì đồ đồng có những công cụ sản xuất nào? Nó có đặc điểm gì? - GV giới thiệu cho HS sơ lược về trống đồng Đông Sơn. Đặt câu hỏi : Đặt điểm của trống đồng? Nghệ thuật trang trí mặt trống đồng như thế nào? Quan sát, suy nghĩ, trả lời. - Hình vẽ được tìm thấy cách ngày nay khoảng 1 vạn năm. Là dấu ấn đầu tiên của nghệ thuật đồ đá được tìm thấy ở hang Đồng Nội – Hòa Bình. - Ngoài ra còn có các viên đá cuội có hình mặt người được tìm thấy ở NaCa – Thái Nguyên. Các công cụ sản xuất được tìm thấy ở Phú Thọ – Hòa Bình như : Chày đá, rìu đá, bàn nghiền - Sự xuất hiện kim loại thay thế đồ đá đầu tiên là đồng, sau đó là sắt đã thay đổi cơ bản xã hội Việt Nam. Đó là sự chuyển dịch từ hình thái xã hội nguyên thủy sang xã hội văn minh. - Rìu, thạp, dao găm làm bằng đồng được trang trí đẹp, thường có hình sóng nước, hình thừng bện, hình chữ S. Chú ý theo dõi. Trả lời câu hỏi : - Đông Sơn – Thanh Hóa là nơi các nhà khảo cổ học tìm thấy một số trống đồng năm 1924. - Bố cục mặt trống là những đường tròn đồng tâm bao lấy ngôi sao 14 cánh ở giữa. - Nghệ thuật trang trí mặt trống là sự kết hợp giữa hoa văn hình học và hình chữ S với hoạt động của con người, chim, thú rất nhuần nhuyễn, hợp lý. Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập. Thời kì đồ đá được chia làm mấy giai đoạn? Nó đã để lại dấu ấn lịch sử nào? Hãy kể về thời kì đồ đồng? Trả lời câu hỏi. Bổ sung Học bài. Nghiên cứu bài 3. Dặn dò : Học bài. Nghiên cứu bài 3. Ngày soạn : GV: TRẦN THỊ TUYẾT Tuần : 1 Tiết : 1 Bài 1 : Vẽ Trang Trí CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC I. Mục đích yêu cầu : - HS nhận ra vẽ đẹp của các họa tiết dân tộc miền xuôi và dân tộc miền núi. - HS vẽ được một số họa tiết gần đúng mẫu và tô màu theo ý thích. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học : 1/ Tài liệu tham khảo : Cần Văn Cẩn – Trần Đình Thọ – Nguyễn Đỗ Cung : Về tính dân tộc của nghệ thuật tạo hình – NXB Văn hóa 1973. Một số ảnh chụp về đình, chùa, trang phục. 2/ Giáo viên : - Hình minh họa các bước tiến hành chép họa tiết. - Một số mẫu họa tiết. 3/ Học sinh : - Sách, vở ghi, giấy vẽ, chì, tẩy, compa, màu. Trọng tâm : Phần II. Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập. III. Tiến trình giảng bài : 1/ Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số và đồ dùng của HS. 2/ Kiểm tra bài cũ : 3/ Bài mới : Chép họa tiết trang trí dân tộc. Giới thiệu bài : Bài giảng: Thiết bị ĐDDH Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.. Ảnh các họa tiết ở các công trình kiến trúc, trang phục. Họa tiết trong SGK - GV giới thiệu một số họa tiết trang trí ở các công trình kiến trúc : đình, chùa, họa tiết ở các trang phục của các dân tộc để HS thấy được sự phong phú của nền văn hóa Việt Nam và tài hoa của các nghệ nhân. - GV cho HS xem họa tiết trong SGK. Tên họa tiết này là gì? Họa tiết trang trí dân tộc thường được trang trí ở đâu? - GV chứng minh cho HS thấy được họa tiết trang trí dân tộc được khắc trên đá, gỗ, thêu trên vải, vẽ trên gốm, sứ. Đặc điểm của họa tiết dân tộc? Hình dáng chung của họa tiết dân tộc? Bố cục? Hình vẽ ? Đường nét? Quan sát theo sự hướng dẫn của GV. Quan sát, suy nghĩ, trả lời. Hướng trả lời : - Họa tiết trang trí dân tộc : Khắc trên đá, gỗ, thêu dệt trên vải, đan bằng mây tre, vẽ trên gốm sứ Chú ý lắng nghe. - Đơn giản và cách điệu cao. - Hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác. - Sắp xếp chặt chẽ, thường đối xứng, xen kẽ, nhắc lại. - Hoa lá, chim thú, mây, sóng nước cách điệu. - Mềm mại, khỏe khoắn. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS cách chép họa tiết. Hình minh họa các bước tiến hành chép họa tiết. - GV cho HS quan sát hình minh họa các bước tiến hành. Nêu các bước tiến hành chép họa tiết thông qua hình vẽ? - GV minh họa lên bảng. Quan sát, suy nghĩ, trả lời. - Vẽ chu vi của họa tiết. - Kẽ trục. - Vẽ phác nét chính. - Nhìn mẫu chỉnh lại hình cho đúng. - Tô màu theo ý thích. Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập. - GV yêu cầu HS nêu lại các bước tiến hành. - Gọi HS lên bảng vẽ minh họa (2-3 HS) - GV làm việc với cá nhân HS. Nêu các bước tiến hành. Bổ sung. HS làm bài cá nhân. Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập. Chọn một số bài đạt và chưa đạt. Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. Gọi HS khác bổ sung. GV chốt ý, nhận xét giờ học. Quan sát. Nhận xét, phân tích bài của bạn. Hoàn thành bài vẽ. Nghiên cứu bài 2. Dặn dò : Hoàn thành bài ở lớp. Chuẩn bị bài 2. Nghiên cứu về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.

File đính kèm:

  • docGIAO AN MI THUAT 6.doc
Giáo án liên quan