I ) Mục tiêu:
- Hs hiểu biết hơn về cách sử dụng màu.
- Vẽ được hình vào màu có sẵn theo cảm nhận riêng.
II ) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- Tranh vẽ về đề tài lễ hội.
- Một số bài hs vẽ năm trước.
- Một vài bài vẽ của Hs năm trước.
*) Học sinh:
- Vở tập vẽ và giấy A4.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
2) Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ Thuật 3 Tuần 9 Trường Tiểu học số 2 Duy Ngiã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2011
Tiết 9: Bài 9: Vẽ trang trí:
VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
I ) Mục tiêu:
- Hs hiểu biết hơn về cách sử dụng màu.
- Vẽ được hình vào màu có sẵn theo cảm nhận riêng.
II ) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- Tranh vẽ về đề tài lễ hội.
- Một số bài hs vẽ năm trước.
- Một vài bài vẽ của Hs năm trước.
*) Học sinh:
- Vở tập vẽ và giấy A4.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
2) Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
III ) Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát một bài hát.
Kiểm tra bài củ: (2’) Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
3) Giới thiệu bài mới: (1’) Trong những dịp lễ, Tết, nhân dân ta thường tổ chức các hình thức vui chơi như: múa, hát, múa lân, đấu vật…Múa rồng là một hoạt động trong những ngày vui đó. Hôm nay chúng ta cùng xem bạn Quang Trung đã vẽ cảnh múa rồng như thế nào?
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
(4’)
Hoạt động 1
Hướng dẫn Hs quan sát nhận xét:
- Gv treo tranh 1:
+ Tranh vẽ gì?
+ Cảnh này diễn ra ban ngày hoặc ban đêm?
+ Hình ảnh chính là gì? Hình ảnh phụ là gì ?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
- Màu sắc cảnh vật ban đêm, ban ngày khác nhau như thế nào?
- Gv treo tranh trong vở tập vẽ bài 9 trang 14.
+ Tranh vẽ gì?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
+ Em thấy bức tranh này đã đẹp chưa? Vì sao?
- Để vẽ màu như thế nào cho bức tranh thêm đẹp, sinh động và thể hiện được không khí của ngày lễ hội chúng ta đi qua phần 2 cách vẽ.
Hoạt động 1
Quan sát nhận xét:
- Tranh vẽ các bạn đang múa sư tử
- Cảnh này diễn ra ban ngày.
- Hình ành chính là hình ảnh con sư tử và các bạn đang múa, người đánh trống…Hình ảnh phụ là cây, người xem…
- Màu tươi vui, rực rỡ, làm nổi bật hình ảnh chính, màu có đậm, có nhạt...
- Cảnh vật ban ngày rõ ràng, tươi sáng, ban đêm thì màu sắc huyền ảo, lung linh.
- Tranh vẽ cảnh các bạn đang múa rồng.
- Hình ảnh con rồng, những người múa, người đi xem…
- Chưa đẹp. Vì chưa vẽ màu.
(4’)
Hoạt động 2
Hướng dẫn Hs cách vẽ:
- Chọn màu theo ý thích.
- Tìm màu để vẽ các hình ảnh khác nhau như: con rồng, người, cây…
- Tìm màu nền.
- Các màu đặt cạnh nhau cần được lựa chọn hài hoà, sao cho phù hợp với nội dung và thể hiện được không khí ngày hội.
- Vẽ màu cần có đậm, có nhạt.
+ Gv giới thiệu tranh tham khảo của Hs khóa trước.
Hoạt động 2.
Cách vẽ:
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs chú ý quan sát.
(20’)
Hoạt động 3
Hướng dẫn Hs thực hành.
- Gv nêu yêu cầu bài vẽ.
Lưu ý:
+ Chọn màu tươi sáng thể hiện được không khí tươi vui của ngày lễ hội.
+ Tô màu không tràn ra ngoài hình vẽ.
- Gv bao quát lớp và kịp thời hướng dẫn cho các em còn yếu, hướng dẫn nâng cao cho các em khá giỏi.
Hoạt động 3
Thực hành.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs tiến hành vẽ bài.
(2’)
Hoạt động 4
Nhận xét đánh giá
- Gv chọn một số bài cho Hs cùng xem:
+ Em có nhận xét gì về các bài vẽ?
+ Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương những Hs vẽ bài nhanh và đẹp, nhắc nhở động viên những Hs chưa tích cực trong giờ học.
Hoạt động 4
- Hs nhận xét về:
+ Màu sắc (đã thể hiện được không khí lễ hội).
+ Độ đậm nhạt.
- Chọn bài mình thích.
- Hs chú ý lắng nghe.
4) Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài sau: Bài 10: Xem tranh tĩnh vật
+ Sưu tầm tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ hoặc tranh của thiếu nhi (nếu có).
- Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ.
File đính kèm:
- MT3BAI 9 VOTHMYQUYEN.doc