1. Kiến thức:
- Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu thông qua các bài tập thực hành
- Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập (BT 1,2) viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh (BT3)
2. Kỹ năng:
- Hình thành cho học sinh kỹ năng sử dụng từ và tập đặt câu.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
35 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Tuần 1-17 Trường Tiểu học Phú Túc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…
* Hình dáng của người, vật: cao, thấp, dài, béo, gầy, vuông, tròn, méo, …
v Hoạt động 2: Hướng dẫn đặt câu theo mẫu.
Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Phiếu học tập.
Bài 3: Phát phiếu cho mỗi HS.
Gọi 1 HS đọc câu mẫu.
Mái tóc ông em thế nào?
Cái gì bạc trắng?
- GV cho hs làm bài vào vở bài tập , 1 hs làm bài trên bảng phụ đính kết quả cho lớp và gv nhận xét ghi điểm .
- Gọi vài HS đem tập chấm điểm .
-Cho 2 hs ngồi cạnh nhau đổi vở nhau để kiểm tra .
-Chỉnh sửa cho HS khi HS không nói đúng mẫu Ai thế nào?
-Nhắc hs viết hoa chữ đầu câu , kết thúc câu đặt dấu chấm .
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
-Hôm nay lớp mình học mẫu câu gì?
GV cho hs thi đua đặt câu kiểu Ai thế nào ? (nhận xét tuyên dương ) .
Dặn hs về nhà xem lại bài .
Chuẩn bị: Từ chỉ tính chất – Câu kiểu Ai thế nào ? – Từ ngữ về vật nuôi .
Nhận xét tiết học :
- Hát
- Mỗi HS đặt 1 câu theo mẫu Ai làm gì?
- HS dưới lớp nói miệng câu của mình.
- Dựa vào tranh, chọn 1 từ trong ngoặc đơn để trả lời câu hỏi.
- Chọn 1 từ trong ngoặc để trả lời câu hỏi.
- Em bé rất xinh./ Em bé rất đẹp./ Em bé rất dễ thương./
- Con voi rất khoẻ./ Con voi rất to./ Con voi chăm chỉ làm việc./
- Những quyển vở này rất đẹp ../ Những quyển vở này rất xinh xắn ../ Những quyển vở này có rất nhiều màu./
- Những cây cau này rất cao./ Những cây cau này rất thẳng./ Những cây cau thật xanh tốt./
- HS đọc bài.
- HS hoạt động theo nhóm. Sau 5 phút 3 nhóm trình bày kết quả .
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung .
- Mái tóc ông em bạc trắng.
- Bạc trắng.
- Mái tóc ông em.
- HS tự làm bài vào VBT .
- Đọc bài làm. HS nhận xét bài bạn.
Ai (cái gì, con gì)?
thế nào?
- Mái tóc của em
- Mái tóc của ông em
- Mẹ em rất
- Tính tình của bố em
- Nụ cười của anh em
- Bàn tay của em
đen nhánh .
bạc trắng .
nhân hậu .
rất vui vẻ .
rạng rỡ .
trắng hồng .
- Ai (cái gì, con gì) thế nào?
v Rút kinh nghiệm: ………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………….
Ngày dạy : /12/ 2010
Tuần 16
Tiết:TỪ CHỈ TÍNH CHẤT. CÂU KIỂU: AI THẾ NÀO?
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Bước đầu tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước (BT1 ) .
2Kỹ năng: Biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu: Ai thế nào ? ( BT2 ) .
- Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh ( BT3 ) .
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ. Tranh minh họa bài tập 3.
HS: SGK. Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu: Ai thế nào?
Gọi 2 HS lên bảng đặt câu kiểu Ai thế nào ?
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Phương pháp: Trực quan, thảo luận, giảng giải.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
+ Bài 1 : Gọi hs đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu bài, đọc cả mẫu.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh thảo luận và làm bài theo cặp. Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bài bạn trên bảng.
- Kết luận về đáp án sau đó yêu cầu HS làm vào Vở bài tập.
+ Bài 2 : Gọi hs đọc yêu cầu .
-Gọi 1 HS xác định yêu cầu và làm bài mẫu.
- Trái nghĩa với ngoan là gì?
- Hãy đặt câu với từ hư.
- Yêu cầu đọc cả 2 câu có tốt – xấu.
- GV chia lớp làm 7 nhóm mỗi nhóm đại diện lên chọn 1 cặp từ trái nghĩa ở BT 1 đặt câu với mỗi từ trái nghĩa đó .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả cho lớp và gv nhận xét , chốt lại .
- Tuyên dương nhóm đọc đúng và hay .
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Phương pháp: Trực quan, thực hành.
- Treo tranh minh họa và hỏi: Những con vật này được nuôi ở đâu?
- Bài tập này kiểm tra hiểu biết của các em về vật nuôi trong nhà. Hãy chú ý để đánh dấu cho đúng.
- Yêu cầu HS tự làm bài.vào VBT , 1 hs làm bài trên bảng phụ đính kết quả cho lớp và gv nhận xét , ghi điểm .
- Thu kết quả làm bài của HS chấm điểm .
- Cho 2 hs ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra .
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV cho hs thi đua đặt câu theo kiểu Ai thế nào ?( nhận xét tuyên dương ) .
Dặn HS về nhà xem lại bài .
Chuẩn bị: Từ ngữ về vật nuôi. Câu kiểu: Ai thế nào?
Nhận xét tiết học .
Hát
- 2 HS thực hiện. Bạn nhận xét.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Làm bài: tốt > < yếu.
Nhận xét bài bạn làm đúng/ sai hoặc bổ sung thêm các từ trái nghĩa khác.
-Đọc bài.
Là hư (bướng bỉnh…)
Chú mèo rất hư.
- Cái bút này rất tốt .
- Chữ của em còn xấu .
- Em Nụ ngoan lắm .
- Con Cún rất hư .
- Con mèo chạy rất nhanh .
- Con rùa bò rất chậm .
-Chiếc áo này rất trắng .
- Tóc bạn Lan đen mượt .
- Cái ghế này cao quá .
- Cái bàn này thấp quá .
- Bàn tay bố em rất khoẻ .
- Ở nhà.
- Làm bài cá nhân.
1- Gà trống 6- Dê
2- Vịt 7- Cừu
3- Ngan ( vịt xiêm ) 8- Thỏ
4-Ngỗng 9- Bò (bê )
5- Bồ câu 10- Trâu
- HS thi đua đặt câu .
v Rút kinh nghiệm: ………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày dạy : /12/2010
Tuần 17
Tiết17:TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI. CÂU KIỂU : AI THẾ NÀO?
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật vẽ trong tranh ( BT1) .
2Kỹ năng: Biết dùng đúng từ chỉ đặc điểm của mỗi loài vật.
Bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có hình ảnh so sánh ( BT2 , BT3) .
3Thái độ:Biết nói câu có dùng ý so sánh.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Thẻ từ ở bài tập 1. Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 và 3.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ chỉ tính chất. Câu kiểu: Ai thế nào?
- GV gọi 2 hs lên đặt câu kiểu Ai thế nào ?
- Cho 2 hs đặt câu hỏi 2 câu bạn đặt .
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Tiết trước các em đã biết dùng từ trái nghĩa để đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) thế nào? Hôm nay các em sẽ được học tiếp các từ chỉ đặc điểm của loài vật. GV nêu tựa bài và ghi bảng .
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Phương pháp: Trực quan, thi đua.
ị ĐDDH: Tranh. Bảng phụ, thẻ từ.
Bài 1
- Treo các bức tranh lên bảng.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV cho hs làm bài vào VBT , sau đó cho hs lên đính kết quả .
- Gọi 2 nhóm HS lên bảng nhận thẻ từ.
- Lớp và gv nhận xét tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh nhất .
- Yêu cầu HS tìm câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về các loài vật.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Phương pháp: Trực quan, thi đua, giảng giải.
ị ĐDDH: Tranh. Bảng phụ.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS đọc câu mẫu.
- GV cho hs hoạt động nhóm đôi tìm các hình ảnh so sánh cho các từ chỉ đặc điểm ở bài tập .
- Sau đó cho hs nối tiếp nhau nêu các những hình ảnh so sánh thi đua theo dãy bàn , dãy nào nêu đúng nhiều nhất thì thắng cuộc .
- Các hình ảnh so sánh này có thể vận dụng để đặt câu viết giúp câu văn có nhiều hình ảnh hơn , chúng ta cùng nhau sang BT3 .
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc câu mẫu:
- GV cho hs làm bài vào VBT , 1 hs làm bài trên bảng phụ , đính kết quả cho lớp và gv nhận xét ghi điểm .
- Gọi vài HS đem tập chấm điểm (nhận xét ) .
- Cho 2 hs ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra
- Từng câu trong BT3 viết theo mẫu gì em đã học ?
- Cho hs đọc lại 3 câu đã làm .
- Cả 3 câu này tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con mèo có dùng hình ảnh so sánh , nếu không dùng hình ảnh so sánh thì câu văn không hay . Do đó khi viết văn phải sử dụng hình ảnh so sánh để câu văn , bài văn mới hay .
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Hôm nay các em học LTVC bài gì ?
- Có thể gọi 2 HS nói câu có từ so sánh nếu còn thời gian.
- Dặn HS về nhà xem lại bài .
- Chuẩn bị: Ôn tập cuối HK1.
- Nhận xét tiết học .
Hát
2HS đặt câu .
- Chọn mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đúng đặc điểm của nó.
4HS 1 nhóm làm 2 bức tranh. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập. Mỗi thẻ từ gắn dưới 1 bức tranh:
1. Trâu khỏe 2. Thỏ nhanh
2. Rùa chậm 4. Chó trung thành
- Khỏe như trâu.
Nhanh như thỏ.
Chậm như rùa…
Thêm hình ảnh so sánh vào sau các từ dưới đây.
Đẹp như tiên (đẹp như tranh).
HS nói liên tục.
Cao như con sếu (cái sào).
Khỏe như trâu (như hùm).
Nhanh như thỏ (gió, cắt).
Chậm như rùa (sên).
Hiền như Bụt (đất).
Trắng như tuyết (trứng gà bóc).
Xanh như tàu lá.
Đỏ như gấc (son).
- HS đọc.
- HS đọc câu mẫu.
- HS làm bài vào VBT .
a) Mắt con mèo nhà em tròn như hai hạt nhãn
b) Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro mượt như nhung .
c) Hai tai nó nhỏ xíu như hai búp lá non .
- Mẫu câu kiểu Ai thế nào ?
- HS đọc .
- HS nêu .
v Rút kinh nghiệm: ………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- luyen tu cau tuan 117 moi.doc