Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 Tuần 20-34

I- Mục tiêu:

- Mở rộng vốn từ về Tổ quốc.

- Luyện tập về dấu phẩy.

II- Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: 3 tờ phiếu khổ A4 viết 3 câu in nghiêng trong đoạn văn ở BT3.

- Học sinh: sách giáo khoa, vở BT.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 Tuần 20-34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừa học - Về nhà tìm những từ chỉ Nghệ thuật - 1 HS trả lời: Nước suối và cọ được nhân hoá - Nhận xét. * Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Chữa bài a. Chỉ những người hoạt động nghệ thuật: diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà ảo thuật, đạo diễn, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà quay phim, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà tạo mốt (thiết kế thời trang),… b. Chỉ các hoạt động nghệ thuật: đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn, viết kịch, nặn tượng, quay phim, thiết kế công trình kiến trúc. c. Chỉ các môn nghệ thuật: điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, ca vọng cổ, hát, xiếc, ảo thuật, múa rối, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, múa, thơ, văn,... * Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,… đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Thứ…. ngày … tháng … năm 200… Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: lễ hội Dấu phẩy Tiết: Tuần 26 I- Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ về Lễ hội: hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội; biết tên một số lễ hội, hội; tên một số hoạt động trong lễ hội và hội.. - Luyện tập về dấu phẩy. II- Đồ dùng dạy học - Giáo viên: 3 tờ phiếu, 4 băng giấy. - Học sinh: sách giáo khoa, vở BT. III- Hoạt động dạy học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 28’ 2’ 1. Kiểm tra bài cũ: yêu cầu HS làm miệng BT1, 3 (tiết LTVC tuần 25) 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - Dán phiếu lên bảng, mời HS lên bảng làm bài. 3. Tổng kết dặn dò: - Nhận xét giờ học - Nhắc HS nhớ những từ vừa học - Về nhà tìm những từ chỉ Lễ hội. - 2 HS làm miệng - Nhận xét. * Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Chữa bài + Lễ: các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa. + Hội: cuội vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. + Lễ hội: hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội * Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài + Tên của một số lễ hội: lễ hội đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, Tháp Bà, núi Bà, chùa Keo, Phủ Giầy, Kiếp Bạc, Cổ Loa,.. + Tên một số hội: hội vật, bơi trải, đua thuyền, chọi trâu, lùng tùng (xuống đồng), đua voi, đua ngựa, chọi gà, thả diều, hội Lim, hội khoẻ Phù Đổng,... + Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội: cúng Phật, lễ Phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua ngựa, đua mô tô, đua xe đạp, kéo co, ném còn, cướp cờ, đánh đu, thả diều, chơi cờ tướng, chọi gà,... * Bài tập 3: a. Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dậy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. b. Vì nhớ lời mẹ dặn không đượclàm phiền người khác, chị em Xô - phi đã về ngay. c. Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua. d. Nhờ ham học, ham hiểubiết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. \ Thứ ..... ngày ... tháng ... năm 200... Luyện từ và câu Nhân hoá. ôn tập cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi để làm gì? Tiết: Tuần 28 I- Mục tiêu: - Tiếp tục học về nhân hoá, ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? - Luyện tập về dấu chấm, dấu hỏi chấm, dấu chấm than. II- Đồ dùng dạy học - Giáo viên: 3 tờ phiếu viết truyện vui ở BT3 - Học sinh: sách giáo khoa, vở BT. III- Hoạt động dạy học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 28’ 2’ 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - Dán phiếu lên bảng, mời HS lên bảng làm bài. 3. Tổng kết dặn dò: - Nhận xét giờ học - Nhắc HS chú ý các hiện tượng nhân hoá sự vật, con vật khi đọc thơ, văn - Tập kể lại truyện vui Nhìn bài của bạn. - 2 HS làm miệng - Nhận xét. * Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Chữa bài + Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng thân mật là tớ khi nói về mình. Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như những người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta. * Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài + Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng + Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. + Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất * Bài tập 3: Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi: - Hôm nay con được điểm tốt à? - Vâng! Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế. Mẹ nhạc nhiên: - Sao con nhìn bài của bạn? - Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà! Thứ ...ngày ... tháng ... năm 200... Luyện từ và câu đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi: Bằng gì? dấu hai chấm Tiết: Tuần 30 I- Mục tiêu: - Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? - Luyện tập về dấu hai chấm II- Đồ dùng dạy học - Giáo viên: 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung ở BT3 - Học sinh: sách giáo khoa, vở BT. III- Hoạt động dạy học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 28’ 2’ 1. Kiểm tra bài cũ: yêu cầu HS làm miệng BT1, 3 (tiết LTVC tuần 29) 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - Dán phiếu lên bảng, mời HS lên bảng làm bài. 3. Tổng kết dặn dò: - Nhận xét giờ học - Nhắc HS chú ý các hiện tượng nhân hoá sự vật, con vật khi đọc thơ, văn - Tập kể lại truyện vui Nhìn bài của bạn. - 2 HS làm miệng - Nhận xét. * Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Chữa bài a. Voi uống nước bằng vòi b. Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính c. Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình. * Bài tập 2: a. Hằng ngày, em viết bài bằng bút bi./ bằng bút máy./… b. Chiếc bàn em ngồi học được làm gỗ./ bằng nhựa./ bằng đá./… c. Cá thở bằng mang. * Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của trò chơi - HS trao đổi theo cặp: em hỏi – em trả lời - Từng cặp tiếp nối nhau thực hành hỏi - đáp trước lớp - Nhận xét * Bài tập 4: a. Một người keo lên: “Cá heo!” b. Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết: chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà,… c. Đông Nam á gồm mười một nước là: Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga. Thứ .... ngày … tháng … năm 200... Luyện từ và câu đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi: Bằng gì? Dấu chấm, dấu hai chấm Tiết: Tuần 32 I- Mục tiêu: - Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? - Luyện tập về dấu chấm, dấu hai chấm. II- Đồ dùng dạy học - Giáo viên: 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung ở BT2 - Học sinh: sách giáo khoa, vở BT. III- Hoạt động dạy học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 28’ 2’ 1. Kiểm tra bài cũ: yêu cầu HS làm miệng BT1, 3 (tiết LTVC tuần 31) 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - Dán phiếu lên bảng, mời HS lên bảng làm bài. 3. Tổng kết dặn dò: - Nhận xét giờ học - Nhắc HS nhớ tác dụng của dấu hai chấm để sử dụng đúng khi viết bài. - 2 HS làm miệng - Nhận xét. * Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Chữa bài + Dấu 2 chấm thứ nhất: được dùng để dẫn lời nói của nhân vật Bồ Chao. + Dấu 2 chấm thứ hai: dùng để dẫn lời nhân vật Tú Hú. * Bài tập 2: Khi đã trở thành một nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vấn không ngừng học. Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi: “Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?” Đác-uyn ôn tồn đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học.” * Bài tập 3: a. Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan. b. Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình. c. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình. Thứ ..... ngày ... tháng ... năm 200... Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: thiên nhiên Dấu chấm, dấu phẩy Tiết: Tuần 34 I- Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ về Thiên nhiên: thiên nhiên mang lại cho con người những gì; con người đã làm những gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm. - Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy. II- Đồ dùng dạy học - Giáo viên: một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung ở BT1, 2 - Học sinh: sách giáo khoa, vở BT. III- Hoạt động dạy học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 28’ 2’ 1. Kiểm tra bài cũ: yêu cầu HS làm miệng BT1, 3 (tiết LTVC tuần 31) 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - Dán phiếu lên bảng, mời HS lên bảng làm bài. 3. Tổng kết dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS nhớ những từ ngữ vừa học ở BT1, 2 - Kể lại truyện vui Trái đất và mặt trời. - 2 HS làm miệng - Nhận xét. * Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Chữa bài + Trên mặt đất: cây cối, hoa lá, rừng, núi, muông thú, sông ngòi, ao, hồ, biển cả, thực phẩm nuôi sống con người (gạo, lạc, đỗ, rau, quả, cá, tôm…)… + Trong lòng đất: mỏ than, mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ đồng, kim cương, đá quý,.. * Bài tập 2: + Xây dựng nhà cửa, đền thờ, lâu đài, cung điện, những công trình kiến trúc lộng lẫy, làm thơ, sáng tác âm nhạc,… + Xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường, sáng tạo ra máy bay, tàu thuỷ, tàu du hành vũ trụ,… + Xây dựng trường học để dậy dỗ con em thành người có ích. + Xây bệnh viện, trạm xá để chữa bệnh cho người ốm,… + Gieo trồng, gặt hái, nuôi gia cầm, gia súc,… + Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, bảo vệ động vật quý hiếm, giữ sạch bầu không khí. * Bài tập 3: Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố: - Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xunh quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố? - Đúng đấy, con ạ! – Bố Tuấn đáp. - Thế ban đêm không có mặt trời thì sao?

File đính kèm:

  • docLuyen tu va cau 3(1).doc
Giáo án liên quan